Phiếu tóm tắt thông tin Điều trị áp xe vú

18-01-2025

Tác giả: Bích Ngọc

Tóm tắt thông tin điều trị Áp xe vú tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Tham khảo ngay!

Mã QR Phiếu tóm tắt Thông tin Điều trị áp xe vú:

Quét mã QR tại đây để nhận tài liệu miễn phí

Điều trị, theo dõi, chăm sóc

Ngày điều trị

Ngày 1 - 3

Ngày 4 - 7

Ngày 8 - 10

Khám

Theo dõi: Toàn trạng, tri giác, dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ)

Khám:

Khối áp xe vú: vị trí, đặc điểm sưng nóng đỏ đau, có dấu hiệu phập phồng, chọc ra mủ hoặc có chảy mủ qua núm vú, tình trạng khu trú của ổ áp xe.

Theo dõi: Toàn trạng, tri giác, dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ)

Khám:

Khối áp xe vú: vị trí, đặc điểm sưng nóng đỏ đau, có dấu hiệu phập phồng, chọc ra mủ hoặc có chảy mủ qua núm vú, tình trạng khu trú của ổ áp xe.

Theo dõi: Toàn trạng, tri giác, dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp, nhiệt độ)

Khám:

-  Đánh giá vết chích, rạch, tình trạng viêm của ổ áp xe.

-  Theo dõi các tai biến sau chích rạch áp xe như chảy máu, không thoát mủ, …

Cận lâm sàng

-   Tổng phân tích tế bào máu

-   CRP (C-reactive protein)

-   Siêu âm vú

-   Cấy mủ làm kháng sinh đồ

-   Tổng phân tích tế bào máu

-   CRP (C-reactive protein)

-   Siêu âm vú

 

-   Tổng phân tích tế bào máu

-   CRP (C-reactive protein)

-   Siêu âm vú

 

Nguyên tắc

điều trị

-   Truyền dịch (nếu có sốt)

-   Kháng sinh: điều trị ngay khi có chẩn đoán xác định, điều chỉnh khi có kết quả kháng sinh đồ, điều trị kháng sinh trước và duy trì 10 - 14 ngày sau dẫn lưu ổ mủ.

-   Chống viêm

-   Giảm đau

-   Nâng cao thể trạng

- Chích rạch, tháo mủ

- Kháng sinh

- Chống viêm

- Giảm đau

 

- Kháng sinh

- Chống viêm

- Giảm đau

 

Thuốc

-   Glucose 5% 500 ml, Ringer lactat 500ml (Truyền TM) 60 giọt /phút

-   Cephalosporine (Biofazolin) 1g x 2 lọ/ ngày kết hợp Metronidazole truyền tĩnh mạch

-   Nếu nghi ngờ kỵ khí phối hợp thêm Clindamycin 300 mg x 04 viên/ ngày, duy trì 10 - 14 ngày

-   Nếu nhiễm trùng nặng kết hợp thêm Vancomycin (15mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 12 giờ)

-   Alphachymotrypsin 4.2 mg x 6 viên/ ngày

-   Paracetamol uống hoặc truyền (1g/lần, không quá 4g/ ngày, cách nhau tối thiểu 6 giờ)

-    Cephalosporine (Biofazolin) 1g x 2 lọ/ngày kết hợp Metronidazole truyền tĩnh mạch

-    Nếu nghi ngờ kỵ khí phối hợp thêm Clindamycin 300 mg x 04 viên/ngày, duy trì 10 - 14 ngày

-    Nếu nhiễm trùng nặng kết hợp thêm Vancomycin (15mg/kg truyền tĩnh mạch mỗi 12 giờ)

-    Alphachymotrypsin 4.2 mg x 6 viên/ ngày

-    Paracetamol uống hoặc truyền (1g/ lần, không quá 4g/ ngày, cách nhau tối thiểu 6 giờ)

- Tiếp tục dùng thuôc theo phác đồ

Ngoại khoa

-  Đánh giá tình trạng khu trú của ổ áp xe

-    Chích rạch, dẫn lưu áp xe:

§  Đường kính ổ áp xe < 3cm, chọc hút bằng kim 18 - 19G + bơm rửa bằng NaCl 0.9% dưới hướng dẫn của siêu âm, chọc hút tối đa 3 lần. Nếu không đáp ứng rạch dẫn lưu

§  Đường kính ổ áp xe từ 3 - 5cm: chọc hút + dẫn lưu bằng catheter dưới hướng dẫn của siêu âm

§  Đường kính ổ áp xe > 5cm: rạch dẫn lưu

Vệ sinh vết thương hằng ngày: Bơm rửa ổ áp xe, dẫn lưu bằng meche.

Các bước tiến hành chích rạch áp xe

-   Sát khuẩn rộng vùng áp xe từ trong ra ngoài, dùng khăn vô trùng để bao bọc xung quanh vùng thủ thuật

-   Xác định khối áp xe, tìm chỗ da mềm nhất

-   Rạch da ngay trên khối áp xe đường rạch theo đường chéo nan hoa với tâm và núm vú

-   Sau khi rạch da và tổ chức dưới da, đi thẳng vào khối áp xe tránh làm nát tổ chức xung quanh gây chảy máu.

-   Dùng kẹp nhỏ phá các vách của khối áp xe thông nhau để mủ chảy ra.

-   Để hở da, để một gạc con trong ổ áp xe để dẫn lưu mủ ra ngoài, rút sau 12 giờ

-   Theo dõi các tai biến sau chích rạch áp xe như: chảy máu tại vùng rạch da hoặc trong ổ áp xe:  Khâu chỗ chảy máu, dùng kháng sinh; không thoát mủ: mở thông lại, dùng kháng sinh.

Chăm sóc

-  Chườm lạnh

-   Tiếp tục nặn hút sữa, cắt sữa trong trường hợp nhiễm trùng nặng áp xe tái phát nhiều lần hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ

-  Vệ sinh, bơm rửa ổ áp xe hằng ngày

-  Tiếp tục nặn hút sữa, cắt sữa trong trường hợp nhiễm trùng nặng áp xe tái phát nhiều lần hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ

-  Vệ sinh, bơm rửa ổ áp xe hằng ngày

-  Tiếp tục nặn hút sữa, cắt sữa trong trường hợp nhiễm trùng nặng áp xe tái phát nhiều lần hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ

Sinh hoạt

- Vệ sinh vết chích rạch: bơm rửa vết thương hằng ngày, ngày 2 lần, dẫn lưu bằng meche.

- Chế độ ăn uống và sinh hoạt: ăn đủ lượng, đủ chất. Ngủ 8 giờ/ngày, tôn trọng giấc ngủ trưa. Mặc đồ sạch sẽ, rộng rãi.

- Tiếp tục nặn hút sữa, cắt sữa trong trường hợp nhiễm trùng nặng áp xe tái phát nhiều lần hoặc không nuôi con bằng sữa mẹ

- Chế độ vận động: vận động nhẹ nhàng

Kế hoạch ra viện

- Hẹn người bệnh nhân khám lại sau 2 tuần.

  

 

Họ và tên

Chức vụ

Ký tên

Soạn thảo

Nguyễn Thị Ngọc Hà

Bác sĩ Khoa Phụ Sản

 

Thẩm định

Nguyễn Tuấn Anh

Trưởng Khoa Phụ Sản

 

Phê duyệt

Nguyễn Trung Chính

Giám đốc bệnh viện

 

 

19001806 Đặt lịch khám