Phiếu tóm tắt thông tin điều trị bệnh tim mạch và thai nghén

18-01-2025

Tác giả: Bích Phượng

Tổng hợp chi tiết tóm tắt thông tin điều trị bệnh tim mạch và thai nghén tại Bệnh viện Đa Khoa Phương Đông. Tham khảo ngay tại đây!

QR tài liệu Phiếu tóm tắt thông tin điều trị bệnh tim mạch và thai nghén

Quét mã QR tại đây để nhận tài liệu miễn phí

 

PHIẾU TÓM TẮT THÔNG TIN ĐIỀU TRỊ

BỆNH TIM MẠCH VÀ THAI NGHÉN

Điều trị,

theo dõi, chăm sóc

Ngày nằm viện

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3 và

Khám bệnh,

chẩn đoán

- Toàn trạng

- Khó thở

- Hồi hộp, đánh trống ngực, đau thắt ngực, choáng ngất.

- Ho ra máu

- Đái ít, nước tiểu sẫm màu

- Phù

- Tím môi và đầu chi

- Gan to, tĩnh mạch cổ nổi (khó phát hiện)

- Nghe tim, phổi

- Khám thai đánh giá tình trạng thai

-  Trường hợp chỉ định mổ lấy thai: Tiếp tục như quy trình theo dõi sau mổ lấy thai.

-  Trường hợp có chỉ định tiếp tục theo dõi thai: Đánh gíá các triệu chứng ngày 1 có giảm đi không?

-    Trường hợp chỉ định mổ lấy thai: Tiếp tục như quy trình theo dõi sau mổ lấy thai.

-    Trường hợp có chỉ định tiếp tục theo dõi thai: Đánh giá các triệu chứng có giảm đi so với ngày trước không?

 Cận lâm sàng

- Xét nghiệm cơ bản:

Công thức máu, sinh hóa máu, điện giải đồ, đông máu cơ bản, điện tim, siêu âm tim

- Siêu âm thai, đo monitor sản khoa - Cardiotocography (CTG).

- Công thức máu, đông máu.

- Xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.

- Theo dõi CTG

- Xét nghiệm bổ sung nếu cần thiết.

- Theo dõi CTG

 

Điều trị

1. Điều trị nội khoa:

-   Trợ tim, lợi tiểu, chống huyết khối, dự phòng nhiễm khuẩn

-   Can thiệp tim mạch

2. Xử trí sản khoa:

- Trong khi có thai, chưa có suy tim

§  Mang thai lần đầu: theo dõi quản lý thai nghén chặt chẽ, nhập viện sớm trước đẻ 2 tuần.

§  Mang thai lần hai trở nên: nên đình chỉ thai nghén nếu thai nhỏ, < 3 tháng. Nếu thai đã lớn, theo dõi chặt chẽ tim mạch – sản khoa, giữ thai đến khi đủ tháng, chờ chuyển dạ đẻ hỗ trợ thủ thuật hoặc mổ lấy thai nếu có chỉ định.

-   Trong khi có thai đã có suy tim

§  Thai phụ lần đầu

* Suy tim độ 1-2: < 20w nên đình chỉ thai nghén

* Thai > 20 w: theo dõi, điều trị, dự phòng biến chứng. Nếu không đáp ứng điều trị cần đình chỉ thai nghén bất cứ tuổi thai nào.

* Suy tim độ 3-4: đình chỉ thai nghén bất kể tuổi thai nào, điều trị nội khoa trước, trong và sau đình chỉ

§  Thai phụ sinh lần 2 trở lên: nên đình chỉ thai nghén. Nếu thai gần đủ tháng nên điều trị tích cực đến đủ tháng rồi mổ chủ động.

3. Khi chuyển dạ:

-   Hỗ trợ đẻ đường dưới có can thiệp thủ thuật, phối hợp bác sĩ sản, tim mạch, sơ sinh, gây mê hồi sức.

-   Tiếp tục dùng thuốc trợ tim, chống đông, phát hiện sớm các biến chứng. Thở Oxy, an thần, hạn chế truyền dịch.

-   Thời kì sổ rau: hạ thấp chân, chèn tĩnh mạch chủ dưới tránh máu về tim đột ngột gây suy tim cấp.

-   Mổ lấy thai nếu có chỉ định. Dùng thuốc chống đông 1 tuần trước phẫu thuật.

4. Thời kì hậu sản:

-   Điều trị kháng sinh chống nhiễm khuẩn, ít nhất 1 tuần. Nên sử dụng kháng sinh phối hợp chống vi khuẩn Gr (-) và kị khí.

-   Dự phòng huyết khối: vận động sớm, thuốc chống đông.

-   Có thể cho con bú nếu chưa có suy tim hoặc suy tim độ I. Nếu không cho con bú nên cắt sữa bằng Bromocriptine, không sử dụng thuốc có Estrogene.

Đánh giá kết quả điều trị, dùng thuốc theo ngày thứ nhất đã lựa chọn.

Đánh giá kết quả điều trị, tiếp theo thuốc ngày trước hoặc thay đổi thuốc khác nếu thuốc ngày trước không kết quả.

Sinh hoạt,

dinh dưỡng

 

-    Tránh hoạt động thể lực, nằm nghiêng trái, thay đổi tư thế thường xuyên

-    Hạn chế tăng cân, chế độ ăn tránh muối, đường, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chống thiếu máu

-      Tránh hoạt động thể lực, nằm nghiêng trái

-      Hạn chế tăng cân, chế độ ăn tránh muối, đường, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chống thiếu máu

-    Tránh hoạt động thể lực, nằm nghiêng trái

-    Hạn chế tăng cân, chế độ ăn tránh muối, đường, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chống thiếu máu

Truyền thông cho gia đình người bệnh

 

Giải thích tình trạng bệnh, tư vấn nguy cơ, hướng xử trí.

 

Giải thích tình trạng bệnh, tư vấn nguy cơ, hướng xử trí.

 

 

Kế hoạch ra viện

 

Ra viện khi các chỉ số thai phát triển bình thường, cải thiện các triệu trứng lâm sàng.

Giải thích, đánh giá tình hình bệnh lý của người bệnh, giải thích các triệu chứng tái khám. Hướng dẫn dùng thuốc theo đơn ngoại trú.

 

 

Họ và tên

Chức vụ

Ký tên

Soạn thảo

Nguyễn Thị Hoài Thu

Bác sĩ Khoa Phụ Sản

 

 

Thẩm định

Nguyễn Tuấn Anh

Trưởng khoa Phụ Sản

 

 

Phê duyệt

Nguyễn Trung Chính

Giám đốc bệnh viện

 

 

19001806 Đặt lịch khám