Quét mã QR tại đây để nhận tài liệu miễn phí
PHIẾU TÓM TẮT THÔNG TIN ĐIỀU TRỊ
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VÀ THAI NGHÉN
Điều trị, theo dõi, chăm sóc |
Ngày nằm viện |
||
Ngày 1 - 2 |
Ngày 3 - 5 |
Ghi chú |
|
Khám bệnh, chẩn đoán |
Khám, chẩn đoán đái tháo đường và thai nghén trên lâm sàng và cận lâm sàng. |
Đánh giá cải thiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng. |
|
Xét nghiệm |
* Tầm soát đái tháo đường sớm khi mang thai - Đường huyết lúc đói - Đường huyết bất kỳ - HbA1c * Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ từ 24 – 28 tuần thai - Nghiệm pháp dung nạp glucose |
Đánh giá lại đường huyết lúc đói, sau ăn 2 giờ |
Xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau ăn 2 giờ lặp lại mỗi ngày khi được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ điều trị Insulin.
|
Điều trị |
- Hội chẩn chuyên khoa Nội tiết để đưa ra phác đồ và chỉnh liều phù hợp cho từng thai phụ. - Hướng dẫn thai phụ cách đếm và theo dõi cử động thai. - Non - stress test (NST) |
- Hội chẩn lại chuyên khoa Nội tiết khi cần thiết - Non - stress test (NST) - Tiếp tục đếm và theo dõi cử động thai |
* Đái tháo đương thai kỳ điều chỉnh chế độ ăn: chấm dứt thai kỳ (CDTK) ở 40 tuần hoặc do chỉ định sản khoa. * Đáo tháo đường thai kỳ điều chỉnh điều trị Insulin không biến chứng cấp: - Nếu đường huyết ổn định: chấm dứt thai kỳ ở 39 tuần hoặc khi có chỉ định sản khoa - Nếu đường huyết không ổn định: chấm dứt thai kỳ ở 38 tuần hoặc khi có chỉ định sản khoa * Đái tháo đường thai kỳ điều chỉnh điều trị Insulin có biến chứng cấp: chấm dứt thai kỳ ở 36 tuần hoặc khi có chỉ định sản khoa. * Sau liệu pháp Corticosteroids, lưu ý có thể làm tăng đường huyết và cần chỉnh liều Insulin phù hợp. |
Chăm sóc, dinh dưỡng |
Hội chẩn chuyên khoa Dinh dưỡng đưa ra chế độ ăn phù hợp cho từng thai phụ |
Mời hội chẩn lại chuyên khoa Dinh dưỡng khi cần thiết. |
|
Sinh hoạt |
- Tập thể dục 30 phút/ngày - Đi bộ nhẹ nhàng khoảng 15 – 20 phút sau ăn 1 giờ nếu không có chống chỉ định hoặc lựa chọn các bài tập nửa trên cơ thể tùy theo tình trạng của thai phụ. |
Chống chỉ định vận động: Dọa đẻ non, ối vỡ sớm, hở eo tử cung, xuất huyết âm đạo 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, rau tiền đạo, tiền sản giật. |
|
Truyền thông cho gia đình người bệnh |
Giải thích tình trạng bệnh, tư vấn nguy cơ, hướng xử trí. |
|
|
Kế hoạch ra viện |
- Ra viện khi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng ổn định. - Khám lại ngay khi có dấu hiện bất thường. - Tái khám theo hẹn. |
Tư vấn sau sinh 6 – 12 tuần nên làm lại nghiệm pháp dung nạp Glucose để tầm soát sớm đái tháo đường tuýp 2. |
|
Họ và tên |
Chức vụ |
Ký tên |
Soạn thảo |
Nguyễn Tiến Tới |
Bác sĩ Khoa Phụ Sản |
|
Thẩm định |
Nguyễn Tuấn Anh |
Trưởng khoa Phụ Sản |
|
Phê duyệt |
Nguyễn Trung Chính |
Giám đốc bệnh viện |
|