Phôi ngày 5 loại 1 có tốt không? Tỷ lệ thành công ra sao?

Ngọc Anh

09-11-2024

goole news
16

Phôi ngày 5 loại 1 sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại phôi khác. Với cấu trúc hoàn thiện và khả năng làm tổ cao, phôi này giúp tăng tỷ lệ thành công của quá trình thụ tinh trong ống nghiệm. Đồng thời, nó cũng giảm thiểu nguy cơ sảy thai và sinh đôi.

Phôi ngày 5 loại 1 là gì? Phôi loại 1 có tốt không?

Phôi ngày 5 loại 1 là sự kết hợp của từ trứng và tinh trùng, được các chuyên viên nuôi phôi trong phòng thí nghiệm đánh giá đạt chất lượng tốt nhất, có tỷ lệ đậu thai cao khi chuyển phôi trong chu trình IVF. Về đặc điểm, chúng được ghi nhận là là những phôi:

  • Có sự phân chia đồng đều về kích thước
  • Không có sự phân mảnh trong phôi
  • Tốc độ phân chia tế bào nhanh
  • Khoang phôi nở rộng
  • Các tế bào liên kết chặt chẽ

=> Không phát hiện bất thường trong quá trình phân chia, đủ điều kiện để chuyển phôi

Trên thực tế, trung bình mỗi cặp vợ chồng thực hiện thụ tinh ống nghiệm sẽ thu được 12 - 15 phôi. Tuy nhiên, không phải phôi nào cũng đủ điều kiện để thực hiện bước tiếp theo trong công đoạn thụ tinh ống nghiệm IVF. Các bác sĩ, chuyên gia phôi học sẽ đánh giá chất lượng phôi theo 4 cấp bậc. Trong đó, phôi loại 1 được cho là phôi có chất lượng tốt nhất, phôi loại 2 là phôi khá, phôi 3 được xếp vào mức trung bình và phôi loại 4 thuộc nhóm kém nhất. 

Do đó, nếu kết thúc quá trình nuôi phôi, bạn thu được nhiều phôi ngày 3 loại 1, phôi ngày 5 loại 1 thì đây là tín hiệu đáng mừng. 

Xem thêm: Phôi loại 1,2,3 là gì? Những yếu tố nguy cơ làm giảm chất lượng phôi IVF

Phôi loại 1 (Hình A) ít phân mảnh hơn so với các phôi còn lại (hình B,C,D)

Phôi loại 1 (Hình A) ít phân mảnh hơn so với các phôi còn lại (hình B,C,D)

Quá trình nuôi phôi từ ngày 1 lên ngày 5 

Theo các chuyên gia Hỗ trợ sinh sản, để có được phôi ngày 5 loại 1, phôi ngày 3 loại 1 hay phôi đủ điều kiện để chuyển phôi phải trải qua quá trình hết sức khó khăn. Sau khi kết thúc quá trình chọc trứng, chuyên viên phôi sẽ thụ tinh cho trứng và tinh trùng trong môi trường ống nghiệm. 

Hiện nay, đa số các Trung tâm Hỗ trợ sinh sản sẽ nuôi cấy phôi trong tủ Timelapse - tủ nuôi cấy nhiều ngăn có tích hợp kính hiển vi và camera tự động giúp kỹ thuật viên phát hiện những bất thường trong quá trình phân chia của hợp tử. Quá trình nuôi phôi được diễn ra như sau:

Thời điểm

Diễn biến

Ngày 0 - 1 - Giai đoạn tiền nhân

Chuyên viên sẽ quan sát sau 16 - 18 xem tinh trùng đã “phá vỏ” để kết hợp với noãn hay chưa.

Nếu đã thụ tinh, mã ADN của phôi đã được hình thành

Ngày 1 - 3 - Thời kỳ phân chia

Ngay vài giờ tiếp theo, tế bào đầu tiên của phôi nhân liên liên tục, từ 1 -2, 2 - 4, 4 - 8, 8 - 10 tế bào tế bào

Lúc này, các chuyên viên có thể đánh giá chất lượng phôi qua: Số lượng phôi, Độ đồng đều giữa các phôi và Mức độ phân mảnh tế bào

Ngày 3 - 5 - Giai đoạn phôi dâu

Khoảng 3 - 4 ngày sau đó, các phôi vào nhân lên nhanh chóng, liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành phôi dâu và hình thành các hốc dịch nhỏ tại phôi.

Ngày 5+

Phôi nang tiếp tục mở rộng, dịch nang lấp đầy thể tích của phôi. Khi đó, nụ phôi và tế bào lá nuôi xuất hiện, với nụ phôi sẽ phát triển thành thai nhi, còn lá nuôi sẽ hình thành nhau thai.

Đây là thời điểm vàng để thực hiện chuyển phôi, đặt hợp tử vào buồng tử cung của người mẹ

Đặc biệt, nếu hết ngày 5, các phôi ngày 5 loại 1 có hiện tượng hatching (thoát màng) thì chúng sẽ rất dễ dàng để làm tổ trong buồng tử cung. Bác sĩ sẽ ưu tiên chuyển các phôi này. Ngược lại, nếu phôi khó thoát màng hoặc rã đông phôi khiến lớp màng trong suốt dày và dai hơn thì có thể bác sĩ sẽ phải thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng. Bởi thoát màng là điều kiện cơ bản để đậu thai. Nếu phôi không thoát được màng thì việc làm tổ chắc chắn sẽ thất bại, phôi sẽ bị đào thải ra ngoài. 


Sự thay đổi của phôi từ ngày 1 - ngày 5, từ giai đoạn tiền nhân cho đến khi sẵn sàng chuyển vào buồng tử cung

Sự thay đổi của phôi từ ngày 1 - ngày 5, từ giai đoạn tiền nhân cho đến khi sẵn sàng chuyển vào buồng tử cung

Có nên chuyển phôi ngày 5 loại 1 không? Tỷ lệ thành công ra sao?

Có. Các bác sĩ Hỗ trợ Sinh sản của Trung Tâm Hiếm muộn và Nam học công nghệ cao Phương Đông (IVF Phương Đông) cho hay: Phôi ngày 5 loại 1 phải được ưu tiên chuyển phôi trước. Thật vậy, trong những lần chuyển phôi đầu, các bác sĩ sẽ ưu tiên chuyển phôi có tiềm năng làm tổ cao hơn trước và chuyển những phôi có chất lượng kém hơn sau. 

Theo các thống kê, tỷ lệ chuyển phôi ngày 5 thành công rơi vào khoảng 50%. Trong khi đó, một số nguồn tin đưa ra tỷ lệ chuyển phôi loại 1 thành công là 65%, ngày 2 là 50%  và phôi loại 3 là dưới 33%. 

Câu hỏi liên quan

Nên chuyển phôi ngày 3 hay chuyển phôi ngày 5?

Các chuyên gia Nam học và Điều trị Hiếm muộn đều đồng ý rằng, phôi ngày 5 có chất lượng tốt hơn ngày 3. Vì thời gian nuôi cấy dài hơn, chúng ta sẽ loại bỏ được nhưng phôi chậm, phát triển kém qua xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT)

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ giảm nguy cơ đa thai vì số phôi cần chuyển sẽ giảm xuống. Bác sĩ thường chỉ chuyển 1 - 2 phôi. Chính vì điều này, chuyển phôi ngày 5 luôn được các bác sĩ chọn lựa hơn chuyển phôi ngày 3.

Tỷ lệ thành công cao và biến chứng thấp hơn khiến chúng ta có xu hướng chọn chuyển phôi ngày 5 hơn ngày 3

Tỷ lệ thành công cao và biến chứng thấp hơn khiến chúng ta có xu hướng chọn chuyển phôi ngày 5 hơn ngày 3

Có nên nuôi phôi ngày 3 lên ngày 5 không?

Tuy nhiên nếu được hỏi “có nên nuôi phôi ngày 3 lên ngày 5” thì không phải lúc nào chúng ta cũng nên kéo dài thời gian nuôi cấy. Nguyên nhân là thời gian nuôi phôi càng dài, số lượng phôi thu được càng ít, trung bình chỉ có khoảng 50% phôi ngày 3 có thể phát triển lên ngày 5, tức ở khía cạnh nào đó, càng ít phôi cặp đôi càng có ít cơ hội đón con.

Ngoài ra, phụ thuộc vào tiền sử bệnh lý và phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, chỉ định dành cho mỗi gia đình sẽ khác nhau. Có thể kể đến, nếu chất lượng trứng của người mẹ chỉ ở mức trung bình thì các chuyên viên phôi sẽ chọn nuôi phôi ngắn ngày và phối hợp với bác sĩ chuyển phôi ngày 3 để tăng hy vọng đậu thai cho cha mẹ hiếm muộn.

Điều gì ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chuyển phôi ?

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của chu trình thụ tinh ống nghiệm. Trên lâm sàng, các nhân viên y tế chứng kiến không ít trường hợp, người mẹ đậu thai thành công như phép màu với phôi loại 2. Nhưng cũng có những ca mặc dù chuyển phôi ngày 3, phôi ngày 5 loại 1 nhưng vẫn thất bại.

Nhìn chung, các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả chuyển phôi bao gồm:

  • Độ tuổi của người mẹ: Điều này quyết định đến chất lượng trứng - 1 trong 2 nhân tố quyết định chất lượng phôi. Theo lý thuyết, tuổi người mẹ càng cao thì tỷ lệ phôi ngày 5 càng thấp.
  • Số lượng và chất lượng phôi ngày 3: Các con số này tỉ lệ thuận với số lượng và chất lượng phôi ngày 5. Các cặp vợ chồng thu được càng nhiều phôi ngày 3 loại 1 thì có thể tạo được càng nhiều phôi ngày 5 và ngược lại
  • Tiền sử chuyển phôi: Nếu bạn đã thất bại nhiều lần với phôi ngày 5 thì nên thử chuyển phôi ngày 3 và ngược lại
  • Kinh nghiệm của bác sĩ và điều kiện cơ sở vật chất

Người vợ còn trẻ sẽ có nhiều cơ hội có thai hơn bình thường

Người vợ còn trẻ sẽ có nhiều cơ hội có thai hơn bình thường

Nên chọn chuyển phôi ngày 5 loại 1 tươi hay chuyển phôi đông lạnh?

Có rất nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, phương pháp chuyển phôi không ảnh hưởng đến tỷ lệ mang thai và phải được thực hiện phù hợp với điều kiện sức khoẻ của người bệnh. 

Mặc dù chuyển phôi tươi tiết kiệm chi phí hơn nhưng nó không phù hợp trong trường hợp điều kiện tử cung của người mẹ chưa được chuẩn bị đủ tốt. Nếu chuyển phôi lúc này, tỷ lệ thành công sẽ rất thấp nên phương án chuyển phôi đông lạnh sẽ ưu việt hơn.

Với mục tiêu của dịch vụ IVF không còn chỉ giúp khách hàng mang thai mà còn hướng đến đón mẹ tròn con vuông, gia đình khỏe mạnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa lời khuyên cụ thể cho từng cặp vợ chồng cụ thể. 

Dấu hôi phôi làm tổ thành công

Chú ý, đây chỉ là thông tin tham khảo. Cách chính xác nhất là bạn nên đến các Trung tâm Sinh sản uy tín để được xét nghiệm đánh giá chỉ số Beta hCG để xem bản thân đã mang thai hay chưa.

Một số dấu hiệu chuyển phôi thành công mà bạn nên lưu ý, bao gồm:

  • Xuất hiện máu báo, máu chỉ ra một chút, màu nâu sẫm, không đông hay vón cục
  • Bị chuột rút ở đùi và hông
  • Ngục và đầu vú căng tức, nhảy cảm, đôi khi có thể cảm thấy hơi khó chịu
  • Đau bụng nhẹ, đau râm ran, vùng bụng nặng trĩu và khó chịu
  • Mệt mỏi và buồn nôn
  • Ngủ nhiều hơn. cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên ngáp và buồn ngủ mọi lúc, mọi nơi
  • Thân nhiệt tăng nhẹ so với trước

Đau ngực là một trong số dấu hiệu của chuyển phôi thành công

Đau ngực là một trong số dấu hiệu của chuyển phôi thành công

Đồng hành với hành trình tìm con của các cặp đôi kém may mắn, đội ngũ bác sĩ Trung tâm Hiếm muộn và Nam học công nghệ cao Phương Đông được trao niềm tin và thành công “trao duyên lành cho nhiều cặp đôi”. 

Đơn cử có thể kể đến câu chuyện của chị Nguyễn Thị Hương (1997, Bắc Giang) phải can thiệp ngoại khoa hỗ trợ sinh sản vì chỉ số BMI cao. Khó càng thêm khó khi trải qua quá trình chọc trứng, chị chỉ thu được 01 phôi ngày 5 loại 1 và 01 phôi ngày 3 loại 2. Với lần chuyển phôi đầu tiên, chị thất bại với phôi ngày 5 loại 1 vì thai bị sinh hoá. Nhưng đến lần chuyển phôi thứ hai, chị đã đậu thai trong sự bất ngờ của cả ekip với phôi ngày 3 loại 2, thành công hạ sinh quý tử Rồng Vàng vào năm nay.

Vợ chồng chị Hương chụp ảnh bên thiên thần nhỏ

Vợ chồng chị Hương chụp ảnh bên thiên thần nhỏ

Để hỗ trợ y tế thành công cho gia đình chị Hương, Ths. BS Lê Vũ Hải Duy - người trực tiếp điều trị cho vợ chồng chị và đội ngũ nhân viên y tế của Trung tâm IVF Phương Đông đã vô cùng sát sao trong quá trình nuôi phôi và phân loại phôi.

Phôi được nuôi cấy tại phòng Lab đạt chuẩn tiêu chuẩn ISO 6 với độ sạch ngang tàu hàng không vũ trụ. Đồng thời, Trung tâm cũng áp dụng các kỹ thuật hàng đầu như:

  • Công nghệ nuôi cấy phôi Blastocyst giúp kéo dài thời gian nuôi phôi, cho phép chọn lọc các phôi có chất lượng tốt nhất
  • Xét nghiệm di truyền tiền làm tổ (PGT) để chọn ra những phôi có sức sống tốt nhất, loại trừ dị tật phát sinh trên 23 NST 
  • Kỹ thuật chọc hút trứng ở giai đoạn noãn non (IVM) rất phù hợp cho bệnh nhân suy buồng trứng, quá kích buồng trứng,...
  • Hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser nâng tỷ lệ có thai đến 33,3% so với nhóm không hỗ trợ….

Ths. BS Lê Vũ Hải Duy thăm khám cho cặp đôi hiếm muộn tại IVF Phương Đông

Ths. BS Lê Vũ Hải Duy thăm khám cho cặp đôi hiếm muộn tại IVF Phương Đông

Có thể nói, phôi ngày 5 loại 1 là phôi chất lượng tốt, có khả năng phát triển thành thai cao nhất so với các loại phôi khác. Phôi này có cấu trúc hoàn thiện, các tế bào phân chia đồng đều, tăng khả năng làm tổ trong tử cung.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
334

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

LÊ VŨ HẢI DUY

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông

ThS. BS

LÊ VŨ HẢI DUY

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám