Bệnh viêm khớp gối là một bệnh lý phổ biến, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ dính khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
Bệnh viêm khớp gối là một bệnh lý phổ biến, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nguy cơ dính khớp, ảnh hưởng tới khả năng vận động, đi lại của người bệnh.
Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính, gồm: xương ống chân, xương bánh chè và xương đùi. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ. Sụn là một dạng mô trơn dễ trượt, có bề mặt mịn giữ vai trò như chất đệm ở khớp xương và giúp các khớp cử động trơn tru. Tại đây còn tồn tại dịch trải dài trên khớp hoặc mô sản sinh dung dịch bôi trơn khớp và cung cấp dưỡng chất cho sụn.
Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên thô ráp và xù xì. Khi đó, các khớp xương ma sát nhiều, cọ xát vào nhau chặt hơn, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, vận động khó khăn và gây đau.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm khớp gối, một số nguyên nhân có thể gây ra viêm khớp bao gồm:
Béo phì là căn bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Béo phì tạo áp lực lên khớp đầu gối, về lâu dài có thể dẫn đến viêm khớp gối. Ngoài ra, với những người đã bị sẵn các bệnh về khớp xương thì thừa cân càng làm cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ.
Béo phì là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm khớp gối
Tuổi càng lớn, xương khớp càng thoái hóa vì thế nguy cơ mắc các bệnh lý cơ xương khớp càng cao. Khi tuổi cao chức năng tạo chất nhờn và sụn ở khớp bị suy yếu dần.
Do rối loạn chuyển hóa purin trong thận dẫn đến bệnh gout khiến tăng axit uric trong máu. Theo thời gian, acid uric tích tụ lại, gây hình thành các tinh thể nhỏ tại các khớp xương gây nên chèn ép dây thần kinh cảm giác. Bệnh này không những biểu hiện ở ngón chân cái mà còn có thể ảnh hưởng đến khớp gối.
Các đột biến di truyền hay những bất thường di truyền trong hình dạng của xương bao quanh khớp gối có thể gây ra viêm xương khớp gối.
Phụ nữ độ tuổi từ 55 trở lên có nhiều khả năng mắc viêm khớp xương đầu gối hơn nam giới.
Những người có công việc liên quan đến hoạt động như nâng tạ nặng, quỳ, ngồi xổm có nhiều khả năng phát triển viêm khớp xương đầu gối do áp lực liên tục lên khớp
Các vận động viên tham gia vào tennis, chạy đường dài, bóng đá sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm xương khớp gối, vì vậy các vận động viên nên có biện pháp phòng ngừa để tránh chấn thương ở các khớp. Đặc biệt, bạn cần thường xuyên củng cố các khớp xương sẽ làm giảm nguy cơ viêm xương khớp và tập thể dục vừa phải.
Các vận động viên tham gia vào tennis, chạy đường dài, bóng đá sẽ có nguy cơ cao phát triển bệnh viêm xương khớp gối
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm khớp gối, bao gồm:
Viêm khớp gối phát triển qua 4 giai đoạn:
Viêm khớp gối chia làm 4 giai đoạn
Viêm khớp gối các bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua những phương pháp sau:
Xét nghiệm hữu ích nhất để xác định chẩn đoán viêm xương khớp là chụp X-quang. X-quang có thể cho thấy những thay đổi như thu hẹp không gian giữa xương. canxi, gai xương trong khớp. Tuy nhiên chụp X-quang không phải là phương pháp chẩn đoán tốt mức độ thương tật hoặc đau đớn. Một số người cảm thấy phần khớp ít đau hơn mặc dù có tổn thương nghiêm trọng hơn, có người lại cảm thấy có nhiều cơn đau dù chỉ là những tổn thương khớp nhỏ.
Xem thêm:
Bác sĩ có thể đề nghị bạn chụp MRI- cộng hưởng từ quét trên đầu gối, giúp hiển thị các mô mềm như: cơ bắp, gân, sụn và những thay đổi trong xương mà không thể nhìn thấy khi xét nghiệm X-quang. Ngoài ra chụp MRI có thể được sử dụng để loại trừ các điều kiện khác.
Nguyên tắc điều trị viêm khớp gối thường là phục hồi chức năng, giảm đau của khớp gối, giúp người bệnh có thể vận động dễ dàng, linh hoạt hơn. Có nhiều phương pháp điều trị như:
Giảm cân: giảm cân giúp hạn chế cơn đau đầu gối và giảm áp lực lên đầu gối
Tập thể dục: Vận động nhẹ nhàng, thường xuyên giúp khớp dẻo dai hơn
Dùng thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau là cách điều trị khá phổ biến để hạn chế với các cơn đau do viêm khớp gối. Một số loại thuốc giảm đau như Paracetamol (Acetaminophen) và steroid (NSAID). Lưu ý, việc sử dụng thuốc uống cần có sự chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện mua sử dụng, Ngoài ra thuốc này chỉ có tác dụng tạm thời, cơn đau có thể tái đi lại lại.
Phẫu thuật: Đây là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả giảm đau như mong muốn. Tuy nhiên, phẫu thuật thời gian lành vết thương lâu hơn và có nhiều rủi ro hơn.
Viêm khớp gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động, đi lại của người bệnh. Thời gian đầu bị bệnh nếu không được phát hiện sớm lâu dần bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 3 và 4, trở nên nguy hiểm hơn với các biến chứng như:
Viêm khớp gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động, đi lại của người bệnh
Xem thêm:
Viêm khớp gối là căn bệnh phổ biến, không chừa bất cứ ai. Vì vậy, mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, nằm ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây bệnh như:
Có thể thấy viêm khớp gối nếu không được khám và điều trị kịp thời, đúng cách có thể để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng sau này. Vì vậy, nếu xuất hiện những dấu hiệu viêm khớp gối bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt, đặc biệt lựa chọn bệnh viện uy tín, bắc sĩ giàu kinh nghiệm để tiếp cận đúng phương pháp điều trị giúp chữa dứt điểm bệnh, tiết kiệm thời gian, công sức và chi phi. Mọi thắc mắc cần giải đáp cũng như đăng ký khám và điều trị bệnh viêm khớp tại Bệnh viện Phương Đông vui lòng gọi 1900 1806.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.