Răng bé bị vàng: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng tránh

Bích Ngọc

18-06-2024

goole news
16

Răng bé bị vàng là một vấn đề về răng miệng khiến khá nhiều cha mẹ thấy lo lắng bởi không chỉ vì tính thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác về răng miệng. Vậy nguyên nhân bé bị vàng răng từ đâu? Cách chữa trị tình trạng này này như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây. 

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bé bị vàng

Răng bé bị vàng, xỉn màu là một hiện tượng khá phổ biến với các mức độ ố vàng khác nhau. Phần lớn gây ra tình trạng vàng răng ở trẻ là do thói quen ăn uống, vệ sinh răng miệng và một phần do tác động di truyền gây ra. 

Theo các bác sĩ nha khoa, một số nguyên nhân gây ra tình trạng vàng răng ở trẻ bao gồm: 

Di truyền từ khi mẹ mang thai

Khi mang thai, nếu mẹ phải điều trị các bệnh lý liên quan tới nhiễm trùng đường tiết niệu và phải dùng thuốc có chứa Tetracycline thì có thể bé bị vàng răng. 

Trong Tetracycline có tác động xấu tới sức khỏe răng miệng như độ chắc khoẻ và màu trắng sáng của men răng. Tuỳ thuộc vào liều lượng thuốc mẹ sử dụng trong thai kỳ sẽ gây ảnh hưởng răng bé bị vàng ở mức độ nặng hay nhẹ. 

Răng bé bị vàng có thể do di truyền từ khi mẹ mang thaiRăng bé bị vàng có thể do di truyền từ khi mẹ mang thai

 

Sử dụng quá nhiều Fluor

Hầu hết các sản phẩm kem đánh răng đều chứa flour giúp răng chắc khỏe và giảm nguy cơ sâu răng. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng cần tìm hiểu và lựa chọn những loại sản phẩm phù hợp với răng sữa của bé. Nếu dư thừa quá nhiều flour và bị tác động nhiều bởi các yếu tố khác có thể khiến răng bị ố vàng. 

Dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến gan, thận

Theo một số nghiên cứu, một số ít trường hợp răng bé bị vàng thường là cảnh báo nguy cơ về bệnh lý như viêm gan, vàng da,... 

Chính vì vậy, nếu răng bé ố vàng kèm những triệu chứng khác của cơ thể như vàng da, lười ăn,.. thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám. 

Răng sữa bị chấn thương nặng

Răng được hình thành dựa trên cấu trúc và hệ thống mạch máu, tương tự như nhiều bộ phận khác. Do đó, nếu răng bị vỡ, gãy hoặc sứt mẻ do chấn thương sẽ làm ảnh hưởng đến răng, từ đó có thể khiến răng bị thay đổi màu sắc.

Vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng trẻ bị ố vàng, đặc biệt là trẻ đang mọc răng hoặc hoàn thiện hàm răng sữa. 

Ở giai đoạn này, trẻ còn quá nhỏ để ý thức được mức độ quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Đồng thời, cha mẹ chủ quan và không quan tâm tới việc chăm sóc răng của trẻ sẽ khiến men răng chuyển màu vàng, thậm chí màu nâu, đen do bám đọng thức ăn thừa. 

Vệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách là nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàngVệ sinh răng miệng cho bé không đúng cách là nguyên nhân khiến răng trẻ bị ố vàng

Bẩm sinh bị giảm sinh men răng

Trẻ có thể di truyền từ bố mẹ hoặc bị thiếu canxi và flour khi đang ở trong bụng mẹ cũng làm tăng nguy cơ khiến răng của bé bị vàng, sậm màu ngay khi vừa mọc răng sữa.

2. Răng bé bị vàng có ảnh hưởng gì không?

Răng bé bị vàng có thể làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ khiến cho nụ cười của bé có phần kém xinh xắn. Ở độ tuổi nhỏ, trẻ có thể chưa chú ý nhiều đến ngoại hình nhưng cha mẹ vẫn cần quan tâm đến trẻ. 

Hơn nữa, trẻ có thể gặp các vấn đề răng miệng khác do răng bị ố vàng. Phần lớn bé bị sâu răng, viêm lợi là do việc răng bị vàng, mảng bám tích tụ lâu ngày mà không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn tấn công và gây bệnh cho răng. 

Có nhiều bậc phụ huynh cho răng răng sữa sẽ được thay thế nên việc chăm sóc răng miệng lúc này là chưa cần thiết. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai bởi vì răng sữa có thể ảnh hưởng đến răng viễn do chân răng và cấu trúc hàm yếu khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh về răng miệng sau này. 

Răng trẻ gặp tình trạng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹRăng trẻ gặp tình trạng gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ

3. Cách chữa trị tình trạng vàng răng ở trẻ theo từng độ tuổi

Trong quá trình phát triển của bé, răng cũng sẽ được hình thành và dần phát triển. Để điều trị tình trạng răng bé bị vàng cần dựa vào đặc điểm, tính chất răng tương ứng với độ tuổi khác nhau của bé. 

Trẻ trong độ tuổi từ 0-1 tuổi

Khi bé dưới 1 tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng sữa đầu tiên nên không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi các tác động bên ngoài. Hơn nữa, ở độ tuổi này, bé chỉ thường uống sữa, ăn bột chứ chưa ăn nhiều những loại thực phẩm cần nhai và cắn nhiều. Mặc dù vậy, cha mẹ cũng cần vệ sinh răng sạch sẽ hàng ngày để tránh bị hiện tượng răng bé bị ố vàng. 

Với trẻ ở giai đoạn này, nha sĩ khuyến cáo cha mẹ không nên áp dụng mẹo hay phương pháp tẩy trắng răng nào khi chưa được bác sĩ chỉ định. Lúc này, cha mẹ chỉ nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày cho bé bằng nước muối sinh lý. Đồng thời, sử dụng rơ lưỡi giúp vệ sinh sạch sẽ khoang miệng. Bằng cách này, không chỉ giúp trẻ khắc phục tình trạng răng bị ố mà còn giúp răng trở nên chắc khỏe hơn. 

Cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày để cải thiện tình trạng răng bị ố vàngCha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho bé hàng ngày để cải thiện tình trạng răng bị ố vàng

Trẻ trong độ tuổi từ 1-3 tuổi

Ở giai đoạn này, răng sữa của bé đã mọc đầy đủ và cũng tiếp xúc với nhiều loại thức ăn hơn. Vậy nên, các vấn đề về sức khỏe răng miệng như vàng răng, sâu răng,... cũng dễ bị mắc phải hơn. Do đó, ở độ tuổi này, cha mẹ nên thực hiện chữa răng ố vàng cho bé bằng những phương pháp sau: 

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày: Cha mẹ nên hướng dẫn bé đánh răng đúng cách và thực hiện 2 lần/ngày để loại bỏ mảng bám trên răng. 
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm bám màu: Không cho bé thường xuyên sử dụng những loại thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, bánh kẹo chứa phẩm màu, đồ uống có ga,...
  • Không tự ý tẩy trắng răng tại nhà: Cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi áp dụng các biện pháp tẩy trắng răng. Không tự ý sử dụng các sản phẩm tẩy trắng răng vì có thể ảnh hưởng đến men răng của bé. 
  • Kiểm tra và thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ: Chủ động bảo vệ răng miệng cho bé từ sớm giúp hạn chế các vấn đề về răng khác. 

Trẻ thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn

Khi lên 5 tuổi, bé sẽ bắt đầu thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn. Vậy nên, phụ huynh nên chú ý chăm sóc để bé có hàm răng khỏe mạnh, trắng đẹp. Ở độ tuổi này, bé thường xuyên ăn đồ ăn vặt, bánh kẹo nên có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng, trong đó là tình trạng răng bị ố vàng, sâu răng khá thường gặp. 

Để chữa răng bé bị vàng hiệu quả nhất, cha mẹ cần đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra và xác định mức độ vàng răng. Từ đó, nha sĩ sẽ có phương án điều trị răng bị ố vàng phù hợp với độ tuổi của trẻ. 

Thông thường, việc lấy cao răng sẽ được chỉ định với trẻ bị ố vàng răng. Bằng cách này sẽ loại bỏ hoàn toàn mảng bám còn sót lại trên răng bé, giúp răng bé sạch sẽ và trắng sáng hơn. 

Bên cạnh đó, lấy cao răng cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo răng luôn sạch sẽ, khoẻ mạnh. Đồng thời, cha mẹ cần hướng dẫn và hình thành cho bé thói quen vệ sinh răng miệng để duy trì răng trắng sáng. 

Đưa bé đến nha sĩ để thực hiện lấy cao răng giúp răng trắng sángĐưa bé đến nha sĩ để thực hiện lấy cao răng giúp răng trắng sáng

4. Trẻ bị vàng răng có nên tẩy trắng hay không?

Tẩy trắng răng là phương pháp sử dụng các chất oxy hoá để tạo ra phản ứng làm đứt chuỗi phân tử màu, từ đó giúp răng trắng sáng hơn. Đối với trẻ dưới 16 tuổi không nên thực hiện tẩy trắng răng. 

Trong thời điểm này, men răng vẫn còn phát triển, chưa ổn định nên sử dụng các sản phẩm tẩy trắng có thể khiến răng trở nên nhạy cảm hơn, có cảm giác ê buốt, thậm chí là bị viêm tủy. 

Các mẹo tẩy trắng tại nhà như baking soda, giấm,... cũng không nên thực hiện vì có thể khiến răng tổn thương và khiến tình trạng răng bị vàng trở nên nghiêm trọng hơn. 

5. Cách phòng tránh tình trạng răng bé bị vàng

Để phòng tránh tình trạng răng bé bị vàng, cha mẹ cần chú ý một số điều như: 

Bổ sung canxi, fluor cần thiết trong quá trình mang thai

Sức khoẻ của mẹ trong giai đoạn mang thai có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, trong đó có sức khoẻ răng miệng. Chính vì thế, khi mang thai, mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ những vitamin, khoáng chất cần thiết như: canxi, flour, vitamin D,...

Khi bị mắc bệnh khi mang thai, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến thai nhi. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Khi trẻ càng lớn, nhu cầu dinh dưỡng của con sẽ gia tăng, do đó cha mẹ nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, giàu dưỡng chất cần thiết như canxi, các loại vitamin, chất xơ, sắt,... 

Hạn chế cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều đường và thức ăn nhanh như bánh kẹo, đồ ăn chiên rán, nước có ga,... Những loại thực phẩm này khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như vàng răng, sâu răng, viêm lợi,...

Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, thực phẩm chứa nhiều đườngHạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, thực phẩm chứa nhiều đường

Hướng dẫn vệ sinh răng miệng đúng cách

Các bậc phụ huynh nên hướng dẫn và tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần/ngày. Cha mẹ nên đồng hành cùng con để dễ dàng quan sát và gắn kết tình cảm. 

Cha mẹ nên lựa chọn bàn chải có lông mềm, sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ để không gây tổn thương cho răng và nướu của bé. Ngoài ra, hãy hướng dẫn cho con cách sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn đọng lại trong kẽ răng. Đồng thời, súc miệng bằng nước muối để giúp răng khỏe mạnh và tránh tình trạng hôi miệng.

Khám nha sĩ định kỳ

Cha mẹ nên đưa bé đến nha sĩ định kỳ 2 lần/năm để kiểm tra răng miệng và lấy cao răng giúp đảm bảo sức khỏe răng miệng. Hơn nữa, đi khám định kỳ sẽ phát hiện và can thiệp xử lý các bệnh lý về răng nếu có. 

Đưa trẻ đến khám nha sĩ định kỳ giúp răng luôn chắc khoẻĐưa trẻ đến khám nha sĩ định kỳ giúp răng luôn chắc khoẻ

Răng bé bị vàng là tình trạng khá dễ gặp phải. Mặc dù vàng răng không gây nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, thẩm mỹ và tâm lý của bé. Chính vì vậy, cha mẹ nên chú ý hơn đến tình trạng răng miệng của bé để có những biện pháp phòng ngừa, cùng như cách chữa trị kịp thời. 

Hy vọng qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cha mẹ đã có những thông tin hữu ích về tình trạng răng bé bị vàng và cách chữa phù hợp. Hãy chủ động đưa trẻ đến các phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến răng miệng ở trẻ. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
48

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám