Chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là do đâu? 8 cách đơn giản giúp ngủ ngon hơn

Nguyễn Phương Thảo

08-04-2025

goole news
16

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Giấc ngủ không sâu, thức giấc nhiều lần trong đêm hay khó ngủ lại có thể dẫn đến mệt mỏi, suy giảm trí nhớ và tăng nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Vậy làm thế nào để cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên mà không cần phụ thuộc vào thuốc? Dưới đây là 8 giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn mỗi đêm.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là như thế nào? 

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi là tình trạng phổ biến, biểu hiện qua sự thay đổi bất thường về chất lượng và thời lượng giấc ngủ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. 

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường biểu hiện qua việc khó duy trì giấc ngủ sâu đi kèm các vấn đề mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủRối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường biểu hiện qua việc khó duy trì giấc ngủ sâu đi kèm các vấn đề mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ

Khi tuổi tác tăng, nhịp sinh học và các chức năng sinh lý trong cơ thể thay đổi, dẫn đến giấc ngủ trở nên dễ bị rối loạn hơn. Những thay đổi này có thể gây ra các vấn đề như khó đi vào giấc ngủ, thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc thức dậy quá sớm mà không thể ngủ lại, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi đáng kể. 

Mức độ nguy hiểm của chứng rối loạn giấc ngủ ở cao tuổi 

Rối loạn giấc ngủ có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. 

Đối với những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ kéo dài, quá trình hồi phục sức khoẻ có thể không được hiệu quả, khiến cho họ cảm thấy mệt nhọc, yếu đuối, dễ cáu gắt, chóng mặt, bần thần, bi quan, chán ăn, sa sút trí tuệ,...Ngoài ra còn dẫn đến suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Mất ngủ trầm trọng thường thêm các triệu chứng rối loạn tâm thần, lâu dài cần được xem như một yếu tố góp phần có ý nghĩ tự sát. 

Nhận biết triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi thường biểu hiện qua nhiều triệu chứng đa dạng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể. Những triệu chứng phổ biến bao gồm:

Người cao tuổi có thể trải qua giấc ngủ không sâu và dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn hoặc các yếu tố bên ngoàiNgười cao tuổi có thể trải qua giấc ngủ không sâu và dễ bị đánh thức bởi tiếng ồn hoặc các yếu tố bên ngoài

  • Khó khăn khi bắt đầu đi vào giấc ngủ, phải mất nhiều thời gian để chìm vào giấc ngủ.
  • Tình trạng tỉnh dậy nhiều lần trong đêm hoặc gần sáng, sau đó khó hoặc không thể ngủ lại, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn.
  • Ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, dễ bị đánh thức bởi những tác động nhỏ, không đạt được trạng thái ngủ sâu cần thiết.
  • Người cao tuổi có xu hướng thức dậy rất sớm và không thể ngủ lại, dẫn đến thiếu ngủ.
  • Người cao tuổi thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau đầu, đau mỏi vai gáy sau khi thức dậy vào buổi sáng do giấc ngủ ban đêm không chất lượng.
  • Cảm giác buồn ngủ vào ban ngày, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.
  • Đôi khi, một số người cao tuổi có thể gặp tình trạng ngáy to, nhịp thở không đều, thậm chí ngưng thở tạm thời trong khi ngủ.

Thông thường, tình trạng mất ngủ bao gồm mất ngủ thoáng qua (không xuất hiện thường xuyên) – mất ngủ cấp tính (kéo dài ít hơn 4 tuần) – mất ngủ mãn tính (kéo dài hơn 4 tuần). Trong đó, với tình trạng mất ngủ thoáng qua và cấp tính thường xảy ra ở những đối tượng không có tiền sử mắc bệnh mạn tính. Nếu không được cứu chữa kịp thời, bệnh có thể dẫn đến mất ngủ mãn tính, gây khó khăn cho quá trình điều trị.  

Căn nguyên khởi phát chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi  

Có 3 nguyên nhân chính được xác định là nguyên nhân gây rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Cụ thể: 

Rối loạn giấc ngủ nguyên phát 

Rối loạn giấc ngủ nguyên phát xuất phát từ sự suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể ở người cao tuổi. Tuổi càng cao tỷ lệ thuận với thể trạng người bệnh. Trong đó, sự suy giảm về chức năng hoạt động của hệ thần kinh là tình trạng phổ biến, dẫn đến khó ngủ, mất ngủ và các vấn đề rối loạn giấc ngủ khác. 

Ngoài ra, nguyên nhân nguyên phát còn đến từ sự rối loạn nhịp sinh học và hormone lão hoá. Cụ thể, quá trình lão hóa khiến các tế bào nhân siêu vi (SCN) suy giảm làm rối loạn nhịp sinh học. Việc thiếu hụt hormone melatonin (hormone điều hòa giấc ngủ) cũng có thể dẫn đến tình trạng khó ngủ và mất ngủ. 

Rối loạn giấc ngủ thứ phát (do bệnh lý nội khoa) 

Các bệnh về xương khớp có thể hình thành những cơn đau nhức mạn tính, thường xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh rơi vào tình trạng mất ngủ, ngủ nông, khó vào giấc,...

Bên cạnh đó, các bệnh về hệ hô hấp (như viêm phế quản, ho khan kéo dài, hen suyễn,...); bệnh về đường tiêu hóa (viêm đại tràng, đầy bụng, viêm dạ dày,...); bệnh về hệ thần kinh (Parkinson, Alzheimer, sa sút trí tuệ,...); bệnh nội tiết (suy tuyến giáp, tiểu đường,...); các bệnh tim mạch (rối loạn nhịp tim, hở van tim,...) là những bệnh lý có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe của người già. 

Rối loạn giấc ngủ do tác dụng phụ của thuốc 

  • Thuốc lợi tiểu thường dùng trong quá trình điều trị tăng nhãn áp, tăng huyết áp; 
  • Thuốc kháng Cholinergic dùng trong phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; 
  • Thuốc chống trầm cảm; 
  • Thuốc trị viêm khớp dạng thấp corticosteroid; 
  • Thuốc ức chế histamin để điều trị bệnh dạ dày;
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson là levodopa; 
  • Thuốc được dùng trong trường hợp khẩn cấp như ngừng tim, hen suyễn là Adrenergic. 

Các nguyên nhân khác

  • Ô nhiễm môi trường/ánh sáng/tiếng ồn; 
  • Không gian phòng ngủ bí bách, chật hẹp, ẩm thấp, thiếu không khí; 
  • Chế độ dinh dưỡng không đủ dưỡng chất cần thiết. Ăn uống không đúng giờ; 
  • Hút thuốc lá và tiêu thụ các chất kích thích gây hại như bia, rượu, cà phê, trà đậm. 

Xem thêm:

Chẩn đoán rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi 

Để chẩn đoán tình trạng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi chính xác, bước đầu bệnh nhân cần được thăm khám lâm sàng. Thông qua quá trình trao đổi, bác sĩ có thể nắm được những thông tin cơ bản về triệu chứng, tiền sử mắc bệnh, chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày, các loại thuốc đã và đang sử dụng,...

Nếu kết quả thăm khám chưa đủ cơ sở chẩn đưa ra kết quả chính xác về rối loạn giấc ngủ, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần thực hiện bổ sung các xét nghiệm y khoa. Cụ thể: 

  • Đo đa ký giấc ngủ (Polysomnography): Đánh giá những thay đổi của cơ thể trong lúc ngủ, chẳng hạn như nồng độ oxy, nhịp thở, điện não, chỉ số ngưng thở, huyết áp, nhịp thở, vận động cơ,...

Đo đa ký giấc ngủ giúp phân tích các giai đoạn của giấc ngủ để hiểu rõ hơn về chất lượng và cấu trúc giấc ngủ của bệnh nhânĐo đa ký giấc ngủ giúp phân tích các giai đoạn của giấc ngủ để hiểu rõ hơn về chất lượng và cấu trúc giấc ngủ của bệnh nhân

  • Điện não đồ (EEG): Xác định được những bất thường hay nguy cơ tiềm ẩn gây rối loạn giấc ngủ thông qua các mẫu sóng não. 
  • Đo điện trễ của giấc ngủ (MSLT): Từ kết quả đo điện trễ, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác về chứng rối loạn giấc ngủ, xác định được bệnh nhân có ngủ đủ giấc hay không. 
  • Xét nghiệm cận lâm sàng khác: Bao gồm siêu âm, xét nghiệm, chụp MRI, chụp CT,....để chẩn đoán các bệnh lý gây ra triệu chứng rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. 

Điều trị rối loạn mất ngủ ở người cao tuổi bằng thuốc 

Trong trường hợp người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ xảy ra do bệnh lý, bệnh nhân cần được điều trị hoặc kiểm soát tốt những bệnh lý đó để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Một số loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định như: 

  • Thuốc bình thần: Dùng cho trường hợp mất ngủ ngắn, không quá nghiêm trọng. Bao gồm Bromazepam, Clonazepam, Rotunda,...
  • Nhóm thuốc ngủ: Công dụng chữa mất ngủ, khó ngủ. Thuốc không nên dùng liên tục trên 3 ngày. Bao gồm Phenobarbital/Zolpidem. 
  • Thuốc kháng histamin: Công dụng chữa mất ngủ do hắc lào, viêm da cơ địa, eczema,...gây ngứa da mất ngủ. Bao gồm Clorpheniramin, Promethazine, Dimedrol,...
  • Thuốc an thần kinh mới: Được dùng để điều trị trường hợp bệnh nhân bị mất ngủ kéo dài, hoặc do trầm cảm/vấn đề tâm lý. Bao gồm Amisulpride, Olanzapine, Quetiapine,...
  • Thuốc chống trầm cảm đa vòng: Như Mirtazapine, Clomipramine. Thời gian để thuốc phát huy hết công dụng thường từ 3 – 4 tuần hoặc lâu hơn. 
  • Các loại thuốc điều trị các bệnh lý cũng được sử dụng khi người cao tuổi bị mất ngủ do bệnh lý, chẳng hạn như đau dạ dày, dị ứng, đau đầu, tim mạch,...

Việc sử dụng thuốc cần phải được bác sĩ chỉ định do nguy cơ tác dụng phụ và tương tác thuốcViệc sử dụng thuốc cần phải được bác sĩ chỉ định do nguy cơ tác dụng phụ và tương tác thuốc

Lưu ý: Bất kỳ loại thuốc điều trị nào cũng có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân cần phải trao đổi trước với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.  

Liệu pháp giúp người cao tuổi ngủ ngon mà không cần dùng thuốc 

​Để cải thiện giấc ngủ cho người cao tuổi mà không cần sử dụng thuốc, có thể áp dụng các liệu pháp tự nhiên sau:

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ của người cao tuổi. Việc duy trì tinh thần thoải mái, suy nghĩ lạc quan và tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bên cạnh đó, khi tham gia các hoạt động xã hội như câu lạc bộ hoặc các khóa học không chỉ giúp người cao tuổi cảm thấy gắn kết hơn mà còn giảm cảm giác cô đơn, cải thiện sức khỏe tinh thần đáng kể.

Thư giãn trước khi ngủ

Các phương pháp như hít thở sâu, thiền định hoặc yoga nhẹ nhàng giúp người bệnh giảm căng thẳng, ổn định nhịp tim và tạo cảm giác thư thái trước khi ngủ. Ngoài ra, thực hiện một số bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng có thể giảm tình trạng căng cứng cơ bắp, đặc biệt là vùng lưng và cổ, từ đó hạn chế cảm giác khó chịu khi nằm ngủ. Bên cạnh đó, việc duy trì thói quen thư giãn như nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc tắm nước ấm cũng giúp não bộ phát tín hiệu chuẩn bị cho giấc ngủ giúp những người cao tuổi có thể ngủ ngon hơn.

Massage và bấm huyệt

Massage là một liệu pháp được áp dụng rộng rãi để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người giàMassage là một liệu pháp được áp dụng rộng rãi để cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người già

Massage liên quan đến việc xoa bóp các cơ và mô mềm, giúp giảm đau nhức xương khớp, cải thiện tuần hoàn máu và giảm thiểu mệt mỏi. Đặc biệt, ở người cao tuổi, massage giúp giảm đau mỏi cơ bắp và cải thiện chức năng phổi. 

Tương tự như châm cứu, bấm huyệt là một phương pháp đông y được thực hiện bởi các chuyên gia để cân bằng năng lượng và cải thiện sức khỏe. Thay vì sử dụng kim, bấm huyệt tạo áp lực vào các điểm chính trên cơ thể. Bấm vào một số điểm huyệt có thể giúp giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ.

Ngâm chân bằng nước ấm

Đây là một cách làm đơn giản tại nhà nhưng mang lại hiệu quả cao. Ngâm chân bằng nước ấm giúp cơ thể thư giãn, giảm căng thẳng và cải thiện giấc ngủ. Người già có thể thêm một ít muối Epsom hoặc tinh dầu thiên nhiên vào nước ngâm để tăng cường hiệu quả thư giãn. 

Thay đổi chế độ dinh dưỡng 

Chế độ dinh dưỡng có tác động lớn đến chất lượng giấc ngủ. Người cao tuổi nên hạn chế tiêu thụ rượu bia, caffeine cũng như tránh ăn quá nhiều trước khi đi ngủ. Những thực phẩm giàu tryptophan như sữa, chuối, hạt tiêu đen giúp cơ thể sản sinh serotonin - hợp chất quan trọng giúp điều chỉnh giấc ngủ. Ngoài ra, bổ sung các hoạt chất từ thiên nhiên như Blueberry (việt quất) và Ginkgo biloba (bạch quả) giúp tăng cường tuần hoàn máu não hiệu quả. 

Tạo môi trường ngủ thoải mái

Không gian ngủ quyết định tới việc nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chấtKhông gian ngủ quyết định tới việc nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất

Môi trường ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ. Phòng ngủ nên yên tĩnh, mát mẻ, thoáng đãng, được sắp xếp gọn gàng. Người già nên tránh sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, tivi, máy tính bảng trước khi ngủ. Không nên ngủ trong không gian bí bách, ẩm thấp, thiếu ánh sáng và không khí. 

Thay đổi thói quen trước khi ngủ

Một số thói quen như ăn khuya, tập thể dục gần giờ đi ngủ, xem phim hoặc các chương trình gây kích động cảm xúc, dùng thiết bị điện tử,...có thể gây khó ngủ, mất ngủ. Thay đổi những thói quen này giúp người cao tuổi dễ vào giấc hơn. Hãy tạo ra một lịch trình ngủ đều đặn và tuân thủ đều đặn. 

Sử dụng tinh dầu và trà thảo mộc

Sử dụng các loại tinh dầu khuếch tán hương thơm giúp người cao tuổi được thư giãn đáng kể và dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với trà thảo mộc trước khi đi ngủ giúp giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên, không cần dùng thuốc.

Kết luận

Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi không chỉ làm suy giảm chất lượng sống mà còn tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp, suy giảm trí nhớ hay trầm cảm. Thay vì phụ thuộc vào thuốc ngủ, việc điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tạo môi trường ngủ lý tưởng và duy trì tinh thần thoải mái có thể giúp cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên. Hãy áp dụng ngay những giải pháp đơn giản trên nhưng hiệu quả để giúp người thân yêu của bạn có giấc ngủ sâu và trọn vẹn hơn mỗi đêm!

Nếu quý khách hàng có các thắc mắc nào khác thì đừng ngần ngại để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám hoặc bấm máy gọi tới Hotline 1900 1806 của Phường Đông để được hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

56

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám