Rốn trẻ sơ sinh có thể gặp những bất thường gì, do đâu?

Hoàng Lan

23-10-2020

goole news
16

Nhiều vấn đề có thể gặp phải với vùng rốn trẻ sơ sinh. Thời gian đầu khi trẻ vừa chào đời, rốn gần như là vị trí cần chú ý nhất. Biết rõ các vấn đề này sẽ giúp cha mẹ, người thân chủ động hơn khi chăm sóc trẻ. Dưới đây là những tình trạng có thể gặp tại rốn trẻ sơ sinh cùng cách xử trí.

Tìm hiểu về rốn trẻ sơ sinh

Rốn trẻ sơ sinh là một vết sẹo lõm, được hình thành sau khi phần dây rốn của trẻ rụng. Khi trong giai đoạn trẻ còn trong bụng mẹ thì dây rốn giúp trung chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào nuôi bé, dây rốn sẽ được cắt khi bé sinh ra.

Thông thường trẻ sơ sinh rụng rốn sau khoảng 7- 10 ngày hoặc nếu chậm thì có bé rụng rốn sau 3 tuần. Vì vậy ba mẹ không nên quá lo lắng mà hãy chú ý vệ sinh, quan sát rốn trẻ xem có gì bất thường không để kịp thời xử lý.

Rốn trẻ sơ sinh có thể gặp những bất thường gì

Rốn rỉ máu

Tình trạng này thường xảy ra khi rốn đã khô, ở vị trí giữa cuống rốn và chân rốn. Sẽ có rỉ một vài giọt máu tại đó. Nguyên nhân thường do tã cọ xát vào cuống rốn. Tình trạng rỉ máu thường tự chấm dứt hoặc khi dùng gạc ấn và thấm nhẹ vùng rốn.

rốn trẻ sơ sinh bị rỉ máu

Rốn trẻ sơ sinh bị rỉ máu thì có thẻ dùng gạc thấm nhẹ

Nhưng cũng có trường hợp chảy máu tái phát và kéo dài hoặc chảy máu lượng nhiều. Thậm chí, đã ép gạc đến 10 phút mà vẫn rỉ máu hoặc chảy máu trở lại trên 3 lần). Đây có thể do bệnh lý gây chảy máu và cần đưa bé đi khám ngay.

Rụng rốn muộn

Rốn trẻ sơ sinh thường rụng sau khoảng 10-14 ngày sau sinh. Song một số bé có thể rụng sau hơn 3 tuần. Nếu rốn chưa rụng trọng vòng 3 tuần, cha mẹ cần cho trẻ khám chuyên khoa Nhi. 

Với các trường hợp rụng rốn muộn càng cần giữ cho rốn khô và kiểm tra da quanh rốn thường xuyên. Cha mẹ cần rửa nhẹ nhàng dịch tiết trên rốn bé rồi thấm khô. Tuyệt đối không dùng cồn hoặc các loại dung dịch sát khuẩn khác. Khi quấn tã cho bé, cần tránh để tã chờm lên cuống rốn gây cọ xát. 

Rỉ dịch ở rốn

Đây là tình trạng sau khi bé đã rụng rốn thì xuất hiện dịch rỉ ra từ rốn cùng với mủ. Nguyên nhân có thể do trẻ bị nhiễm trùng rốn. Lúc này cần cho trẻ đi khám để phát hiện sớm bệnh lý, cũng như được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh đúng cách. 

rốn trẻ sơ sinh rỉ dịch

Trẻ sơ sinh thường hay bị rỉ dịch ở rốn

U hạt rốn

U hạt có màu đỏ và chính là mảnh mô còn lại ở chân rốn sau khi rốn rụng. U hạt sẽ rỉ dịch và viêm tấy kéo dài nếu không được khắc phục sớm. Các cách xử trí u hạt bao gồm: Bôi thuốc lên u hạt nhằm làm mảnh mô bị khô và rụng, dùng thuốc để làm đông và rụng mô hạt hoặc dùng cách đốt điện để loại bỏ mô hạt.

Việc điều trị không mấy khó khăn vì không làm bé đau (u hạt rốn không có dây thần kinh). Quan trọng là sau khi loại bỏ u hạt cần chú ý vệ sinh quanh rốn bằng nước sạch vài lần/ngày. Vùng mô hạt sẽ đóng mày và tự rụng.

Thoát vị rốn

Là tình trạng trẻ bị thiếu hụt một phần cơ thành bụng. Từ đó, một phần quai ruột sẽ chui ra chỗ khuyết thiếu và tạo thành một khối phồng. Đó chính là khối thoát vị. Khi trẻ khóc hoặc vặn mình sẽ làm khối thoát vị tăng kích thước tạm thời. Ngược lại, khối này sẽ nhỏ lại khi trẻ nằm ngủ hoặc cử động nhẹ nhàng.

Trẻ thường không bị đau ở vị trí khối thoái vị, khối này cũng không bị vỡ ra. Tình trạng này sẽ tự chấm dứt khi trẻ được trên 4 tuổi, khi việc thiếu hụt một phần cơ thành bụng được tự phục hồi. Tuy nhiên, một số trẻ lại cần đến phẫu thuật để điều trị thoát vị. Đó là khi khối thoát vị có đường kính hơn 2,5cm hoặc sau 4 tuổi mà trẻ vẫn còn khối thoát vị. Trường hợp hiếm cần đưa trẻ đi khám ngay là khi khối thoát vị bị nghẹt khiến trẻ bị đau, nôn trớ.

Rốn bị nhiễm trùng

Đây là tình trạng khá phổ biến với trẻ sơ sinh. Trẻ bị nhiễm trùng vùng rốn và mô xung quanh gây sưng, đỏ hoặc đau, chảy dịch mủ, hôi. Cũng có thể chỉ rỉ chút dịch hoặc chảy máu nhẹ.

Cha mẹ cần đưa bé đi khám sớm nếu nhận thấy có triệu chứng nghi nhiễm trùng rốn. Điều trị kịp thời, đủ liệu lượng với thuốc đặc hiệu và vệ sinh rốn đúng cách là cần thiết. Nếu triệu chứng nặng, bé cần được nhập viện điều trị. 

rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Nếu rốn bé bị nhiễm trùng nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ

Việc cần làm khi rốn trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng

Trước khi chăm sóc vùng rốn cho bé cần rửa tay thật sạch. Luôn luôn chú ý quấn tã cho bé phải để mép tã ở dưới rốn đến khi rốn lành. Cũng có thể khoét một lỗ trên tấm tã để tránh chạm tã vào rốn. 

Khi mặc quần áo cho trẻ cũng tránh áp chặt vào vùng rốn. Dùng quần áo rộng rãi, bằng loại vải thật mềm, thoáng  

Khi tắm cho trẻ không để ngâm người trong chậu/ bồn tắm nếu rốn chưa lành. 

Không dùng các loại bột chống hăm hay bất kỳ loại bột nào lên rốn khi vùng rốn có bất thường.

Đặc biệt, trẻ cũng cần được thăm khám ngay nếu có sốt, tình trạng nhiễm trùng tiến triển (sưng, nứt, chảy dịch nhiều hoặc chảy mủ, hôi,…). Hoặc đã áp dụng các biện pháp đúng cách trong 2 ngày mà bất thường không được cải thiện. Việc thăm khám sớm cũng cần thiết nếu trẻ thể hiện bị đau khi chạm vào rốn hoặc quanh rốn, hoặc trẻ bỏ bú, ngủ nhiều, mệt hoặc giảm vận động.

Như vậy, có khá nhiều vấn đề bất ổn có thể xảy ra với vùng rốn của bé sơ sinh. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng trẻ nếu không khắc phục kịp thời, hiệu quả. Vì vậy, củng cố kiến thức chăm sóc trẻ là việc mà mỗi cha mẹ đều cần làm ngay.

Mọi thắc mắc về rốn trẻ sơ sinh cũng những vấn đề liên quan khác, quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900 1806 của Phương Đông để được hỗ trợ kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

4,209

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám