Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi và cách nào để chấm dứt tình trạng?

Hoàng Lan

24-10-2020

goole news
16

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là tình trạng không hiếm gặp, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Việc làm cần thiết khi gặp phải vấn đề này là tìm hiểu chi tiết, rõ ràng nguyên nhân của hiện tượng, từ đó đưa ra cách xử trí phù hợp. Vậy làm thế nào để chấm dứt việc rốn trẻ sơ sinh bị hôi, theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời nhé!

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi được nhận biết như thế nào?

Bác sĩ Khoa Nhi, thuộc Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, thông thường phần chân rốn của trẻ sơ sinh có thể xuất hiện một chút dịch ướt, màu hơi đỏ nhạt. Hiện tượng này có thể là do phần máu đông ở vết cắt trên cuống rốn còn dính lại. 

Khi ấy cuống rốn của bé sơ sinh có thể có mùi nhẹ nhưng điều này là không đáng lo khi bé vẫn ăn ngủ bình thường và không quấy khóc. Đây có thể chỉ là dấu hiệu cho thấy rốn của bé sắp rụng và không quá nghiêm trọng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là là vấn đề đáng lo ngại mà cha mẹ cần lưu ý. Đó là khi rốn có mùi hôi lúc chưa rụng rốn, đặc biệt là tình trạng rốn trẻ 8 tháng có mùi hôi. Khi ấy cha mẹ có thể nhận thấy dấu hiệu phần cuống rốn tiết dịch nhiều, không khô, mùi hôi kéo dài. 

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng

➤ Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh từ A đến Z

Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Nhất là khi vùng cuống rốn của trẻ có chảy dịch mủ vàng, chân rốn sưng tấy đỏ, kèm mùi hôi. Cùng với đó là tình trạng trẻ nhỏ quấy khóc, sốt cao, kém ăn.

Nguyên nhân gây mùi hôi ở rốn trẻ sơ sinh

Tình trạng lỗ rốn có mùi hôi khiến nhiều cha mẹ lo lắng, đặc biệt với những người lần đầu được thực hiện thiên chức này. Nắm bắt nguyên nhân sẽ giúp tìm ra cách điều trị và phòng tránh tốt nhất. 

Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông lý giải, khi bé còn là bào thai trong bụng mẹ, dây rốn có nhiệm vụ chuyển chất dinh dưỡng từ cơ thể của mẹ sang để nuôi con. Lúc bé sinh ra, phần cuống rốn sẽ được kẹp lại và cắt ra. khi ấy ở vị trí rốn của rbes chỉ còn một đoạn cuống rốn chưa rụng. 

Trẻ nhỏ thường rụng rốn sau thời gian từ 7 đến 10 ngày hoặc hơn. Đây cũng là khoảng thời gian để cuống rốn có thể khô và rụng một cách tự nhiên, an toàn. Thời gian này vị trí rốn được quan sát giống như một vết thương hở, dễ dàng bị vi khuẩn tấn công nếu như không được vệ sinh đúng cách. 

Tình trạng nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây mùi hôi ở rốn trẻ sơ sinh

Tình trạng nhiễm trùng có thể là nguyên nhân gây mùi hôi ở rốn trẻ sơ sinh

Tình trạng rốn bé sơ sinh có mùi hôi là do nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập. Nhiễm khuẩn chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng rốn bị hôi. 

Một số vấn đề nguy hiểm khi rốn bé sơ sinh có mùi hôi

Việc rốn bé có mùi hôi là do sự xâm nhập và gây viêm của vi khuẩn. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Dưới đây là tổng hợp các vấn đề nguy hiểm khi rốn trẻ có mùi hôi do các bác sĩ từ Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp.

Nhiễm khuẩn rốn

Trẻ sơ sinh ở tình trạng rốn bị chảy nước có mùi hôi có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm khuẩn rốn. Biểu hiện rõ rệt là rốn rụng muộn, thường ướt và mùi hôi kéo dài. Sau thời gian có thể sưng tấy vùng xung quanh rốn, xuất hiện mủ. Thậm chí nghiêm trọng hơn cha mẹ có thể quan sát thấy các biểu hiện sưng tấy toàn thân.

Bên cạnh đó trẻ nhỏ còn có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa, chướng bụng. Cha mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu đầu tiên của tình trạng này. 

Biến chứng hoại tử rốn

Lỗ rốn bị hôi kéo dài có thể là một dấu hiệu cảnh báo các biến chứng hoại tử rốn. Bác sĩ chuyên khoa cho biết tình trạng này có thể có trước hoặc sau khi nhiễm khuẩn rốn. Biểu hiện rõ rệt nhất cha mẹ cần chú ý là trẻ rụng rốn sớm, tuy nhiên quan sát thấy hiện tượng sưng đỏ, tiếp sau đó là tím bầm, chảy mủ hoặc máu.

Biến chứng hoại tử rốn có thể khiến trẻ quấy khóc 

Biến chứng hoại tử rốn có thể khiến trẻ quấy khóc

Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm, các bậc cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay. Trường hợp không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng máu và gây tử vong. 

Rốn bị viêm nhiễm

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là một trong những biểu hiện điển hình của tình trạng viêm nhiễm. Các biểu hiện khác của tình trạng này là vùng rốn phù nề, kèm chảy mủ vàng, rốn lâu rụng. 

Bên cạnh đó trẻ nhỏ có thể sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn. Ở tình trạng viêm nhẹ cha mẹ nên thay bằng hàng ngày, vệ sinh bằng oxy già, khi có kèm các biểu hiện nghiêm trọng tốt nhất nên đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị.

Các mạch máu vùng rốn bị viêm nhiễm

Hệ thống mạch máu vùng rốn gồm có tĩnh mạch và động mạch. Khi vấn đề vệ sinh không được thực hiện thường xuyên hoặc làm không đúng cách có thể khiến vi khuẩn xâm nhập và các mạch máu này bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm mạch máu vùng rốn là hết sức nguy hiểm, cha mẹ không nên chủ quan. 

Hiện tượng rốn có mùi hôi ở trẻ sơ sinh là một trong những biểu hiện của việc mạch máu vùng rốn bị viêm, rất nguy hiểm. 

Cha mẹ cần làm gì để khắc phục tình trạng mùi hôi ở rốn của bé

Rốn trẻ sơ sinh bị hôi phải làm sao để khắc phục là băn khoăn của nhiều cha mẹ. Việc vệ sinh rốn đúng cách mỗi ngày là phương pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn có thể xảy ra, cụ thể như sau:

  • Thường xuyên vệ sinh rốn bé bằng dung dịch oxy già hoặc cồn i-ốt đã pha với nồng độ thích hợp theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, y tá. Nên vệ sinh vùng rốn của bé mỗi ngày sau khi tắm.
  • Nên tắm cho trẻ bằng nước đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh, an toàn, tốt nhất nên sử dụng nước đun sôi để nguội.
  • Sau khi tắm cho bé cần sử dụng khăn mềm hoặc bông thấm sạch nước ở vùng rốn để đảm bảo khô ráo nhất. Điều này cũng giúp rốn có thể khô và rụng một cách an toàn. 

Thường xuyên vệ sinh để đảm bảo vùng rốn bé luôn khô thoáng

Thường xuyên vệ sinh để đảm bảo vùng rốn bé luôn khô thoáng

  • Cha mẹ cần lưu ý không băng rốn quá chặt, nhất là với những trẻ chưa rụng rốn. Việc làm này sẽ khiến rốn chậm khô, lâu rụng. Thậm chí điều kiện kín, độ ẩm cao sẽ khiến vi khuẩn hình thành và xâm nhập gây ra tình trạng viêm nhiễm. 
  • Quần áo hoặc tã lót sử dụng cho trẻ cần được giặt giặt, phơi khô, tốt nhất nên là kỹ trước khi mặc. 

Cách vệ sinh rốn bé sơ sinh để giải quyết dứt điểm mùi hôi

Khi xuất hiện tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, cha mẹ nên theo dõi toàn bộ các biểu hiện liên quan. Bên cạnh đó nên áp dụng cách vệ sinh sau đây để đảm bảo vệ sinh khu vực nhạy cảm này của bé. 

Hướng dẫn vệ sinh

  • Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết bao gồm que bông vô trùng, gạc vô trùng, dung dịch vệ sinh là cồn 70 độ hoặc eosin 1%, băng rốn.

Nên rửa tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh cho bé

Nên rửa tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh cho bé

  • Bước 2: Cha mẹ cần rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi thực hiện công đoạn vệ sinh lỗ rốn bị hôi của bé. 
  • Bước 3: Thực hiện tháo băng rốn cũ của bé ra và sau đó rửa tay lại một lần nữa.
  • Bước 4: Tiếp sau đó một tay sử dụng gạc vô khuẩn nâng nhẹ phần cuống rốn và quan sát xem có hiện tượng bất thường như rỉ máu, chảy mủ, có mùi hôi hay không, vùng da quanh chân rốn có tình trạng tấy đỏ hay không. 
  • Bước 5: Sử dụng tăm bông vô khuẩn tẩm dung dịch sát khuẩn đã chuẩn bị trước đó để sát khuẩn vùng rốn theo thứ tự từ chân rốn tới thân rốn, cuối cùng là mặt cắt cuống rốn. 
  • Bước 6: Thực hiện sát trùng vùng da xung quanh cuống rốn, vùng rộng từ chân rốn ra khoảng 5cm bằng dung dịch sát khuẩn.
  • Bước 7: Nếu rốn tươi nên băng rốn bằng gạc mỏng, trường hợp rốn khô không cần băng rốn và để hở thông thoáng.

Phòng tránh các bệnh về rốn và bảo vệ rốn trẻ sơ sinh đúng cách

Để phòng tránh các bệnh lý về rốn, đặc biệt là tình trạng rốn bé sơ sinh có mùi hôi, bảo vệ rốn cho bé một cách tốt nhất, cha mẹ nên lưu ý chế độ chăm sóc và chế độ dinh dưỡng cho mẹ và bé, cụ thể như sau:

  • Cha mẹ cần tìm hiểu để nắm chắc các kiến thức về vệ sinh và chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách, an toàn. 
  • Thực hiện vệ sinh rốn trẻ sơ sinh mỗi ngày theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 

Cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về cách vệ sinh rốn cho bé

Cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về cách vệ sinh rốn cho bé

  • Có chế độ dinh dưỡng tốt cho bé và mẹ, trẻ sơ sinh nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp bú mẹ cho tới 24 tháng.
  • Đảm bảo quần áo và đồ dùng của bé luôn khô thoáng và sạch sẽ để tránh vi khuẩn xâm nhập. 

Khi nào các vấn đề về rốn của trẻ sơ sinh cần được đi khám bác sĩ?

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là một trong số rất nhiều các vấn đề về rốn bố mẹ cần đặc biệt lưu ý. Trong quá trình chăm sóc trẻ nếu thấy có bất kỳ vấn đề nào sau đây cần đưa bé tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp.

  • Vấn đề viêm nhiễm: Những dấu hiệu để nhận biết tình trạng viêm nhiễm vùng rốn của trẻ mà bố mẹ cần quan sát là: Xuất hiện tình trạng sưng đỏ, tiết dịch hoặc mủ màu vàng kèm theo mùi hôi khó chịu. Vùng da quanh rốn trẻ có biểu hiện tấy đỏ, có thể chảy máu, khi ấn vào trẻ quấy khóc. Một số biểu hiện khác kèm theo như bé sốt cao >38 độ C, thở nhanh,...
  • U hạt rốn: Khi rốn bé có mùi hôi kèm theo rỉ dịch vàng kéo dài, nhưng không sưng nóng, đỏ, không sốt thì rất có thể trẻ đã bị u hạt rốn. 
  • Rối loạn đông máu: Nếu tình trạng chân rốn của trẻ rỉ máu nhiều, kéo dài không dứt thì rất có thể bé bị rối loạn đông máu. 

Như vậy có thể thấy bên cạnh tình hiện tượng rốn trẻ sơ sinh có mùi, cha mẹ cần nắm chắc dấu hiệu của một số vấn đề về rốn của trẻ sơ sinh. Sau khi nhận biết cần đưa trẻ tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để tránh biến chứng nguy hiểm. 

Là một trong những lĩnh vực trọng điểm trong hệ thống y tế của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho các quý khách hàng, đồng thời được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao. 

Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn

Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là địa chỉ được nhiều khách hàng lựa chọn

  • Khoa quy tụ các chuyên gia đầu ngành về nhi khoa: Các chuyên gia, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, từng công tác tại nhiều Viện Nhi lớn trên cả nước. Bác sĩ được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản, có kiến thức y khoa vững vàng và am hiểu tâm lý trẻ. 
  • Dịch vụ toàn diện: Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh toàn diện từ sơ sinh tới nhi, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, giúp phụ huynh an tâm khi chọn lựa. 
  • Dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp: Thái độ tận tình, chu đáo cùng môi trường bệnh viện khang trang, đảm bảo thông thoáng, rất phù hợp để điều trị cho đối tượng trẻ nhỏ. 

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là tình trạng cha mẹ cần hết sức lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng, cần được thăm khám và điều trị sớm. Khi cần tư vấn và hỗ trợ cha mẹ hãy liên hệ ngay tới số hotline 19001806 của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông nhé. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

45,370

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám