Rong kinh là gì? Mách chị em cách điều trị hiệu quả

Dương Minh Ngọc

30-07-2024

goole news
16

Hiện tượng rong kinh kéo dài là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Chị em cần được trang bị những kiến thức quan trọng về chăm sóc sức khỏe phụ khoa. Nội dung dưới đây cung cấp hiểu biết xoay quanh vấn đề tình trạng này ở phụ nữ.

Rong kinh là gì?

Rong kinh là hiện tượng kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, từ trên 7 ngày hoặc lượng kinh nhiều bất thường trên 80ml/kỳ kinh. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra từ 3-5 ngày, lượng kinh trung bình từ 50-80ml. 

Tình trạng rong kinh thường kéo dài bất thường khiến chị em phải thay băng 7 - 8 lần/ngàyBị rong kinh là gì?

Thông thường, chị em chỉ cần dùng 4- 5 chiếc băng vệ sinh, thì khi bị rong kinh chị em sẽ phải thay băng 7- 8 lần. Các sự sai khác phần lớn đều được coi là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, trong đó có rong kinh.

Dấu hiệu nhận biết rong kinh 

Chắc hẳn chị em nào cũng lo ngại khi nhận ra những bất thường xảy ra với cơ thể mình. Dưới đây là một vài triệu chứng cũng như các biểu hiện có thể đi kèm khi bị rong kinh:

  • Xuất huyết liên tục trong kỳ kinh và kéo dài trên 7 ngày, lượng kinh nhiều bất thường.
  • Màu kinh bất thường như đỏ tươi, thâm sẫm hay đen,… có mùi hôi.
  • Xuất hiện tình trạng vón cục ở máu kinh.
  • Chóng mặt, choáng váng, thường xuyên có cảm giác xây xẩm mặt mày.
  • Da dẻ xanh xao, rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn, thiếu sức sống.
  • Hay buồn nôn, cảm giác nôn nao trong người khó chịu.
  • Dễ nổi nóng cáu gắt, bức bối khó tả.
  • Một số bạn có cảm giác khó thở, kiệt sức, hồi hộp,… thậm chí có biểu hiện giống trầm cảm.

Lượng máu ra nhiều và kéo dài hơn 7 ngày là biểu hiện điển hình của rong kinhRong kinh có sao không?

Dựa vào một số dấu hiệu ở trên, kết hợp với quan sát bản thân thì mỗi chị em sẽ nhận định được rõ hơn tình trạng của mình. Từ đó bạn sẽ biết chính xác, mình có đang bị rong kinh không? Hãy đến gặp bác sĩ để được điều trị một cách chính xác nhất.

Nguyên nhân bị rong kinh là gì?

Nguyên nhân gây nên rong kinh rất nhiều. Có thể tổng hợp lại các nguyên nhân theo các nhóm bệnh nhân cơ bản sau:

Rong kinh kéo dài ở tuổi dậy thì

Tuổi mới lớn là lúc cơ thể người phụ nữ bắt đầu tiết ra nhiều loại hoocmon, dần hoàn thiện các bộ phận sinh dục. Nó cũng là quá trình tự nhiên hết sức bình thường, trong chuỗi hoạt động duy trì và phát triển loài người. Thời gian sau đó thiếu nữ thường có vòng kinh không đều. Điều này là do hoạt động ở vùng dưới đồi - tuyến yên hoặc buồng trứng chưa hoàn toàn trưởng thành.

Khi buồng trứng không phóng noãn, không tạo hoàng thể nhưng estrogen vẫn tăng lên và kéo dài. Qua đó, progesteron không được chế tiết ra. Hậu quả là hiện tượng bong tróc nội mạc lòng tử cung không hoặc xảy ra không hoàn toàn. Lớp nội mạc cứ dày lên trong khi mạch máu không phát triển kịp, gây ra hoại tử, huyết nhiều và kéo dài.

Phụ nữ bị rong kinh sau sinh

Yếu tố chính tác động gây nên tình trạng này là do thay đổi nội tiết tố. Lúc này toàn bộ cơ thể tập trung, tạo các chất phục vụ cho mục đích nuôi dưỡng em bé. Phụ nữ sau sinh thường có lại kinh sau 6 tháng kể từ lúc sinh con. Thời gian đầu khi có lại kinh cũng rất hay gặp tình trạng rối loạn, kinh bị rong, thậm chí là mất kinh lâu hơn. Hiện tượng này hết sức bình thường nên chị em chưa cần vội lo lắng. 

Rong kinh tiền mãn kinh

Ở độ tuổi từ ngoài 45 tuổi đến 50 tuổi là lúc nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ giảm sút nhanh chóng. Cơ thể phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh cho tới khi mãn kinh hẳn. Tức là khi đó chu kỳ kinh nguyệt không còn nữa. Độ tuổi càng lớn thì estrogen (nội tiết tố nữ) càng suy giảm. Nó song song với quá trình lão hóa của con người, gây ra nhiều biểu hiện bất thường ở phụ nữ. Ngoài hiện tượng kinh bị rong, nhiều chị em còn cảm thấy cơ thể khó chịu, nóng trong người, thường xuyên bồn chồn, dễ cáu gắt, đau đầu, chóng mặt, đau cơ, đau lưng; Da dẻ khô nhăn, nám đồi mồi…

Một số bệnh lý khác dẫn tới rong kinh rong huyết

Một nhóm lý do đáng để chúng ta lưu ý chính là do các bệnh lý trong cơ thể. Phổ biến dễ thấy là viêm nhiễm phụ khoa, nấm ngứa vi khuẩn có hại, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, rối loạn chức năng buồng trứng, polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, biến chứng thai kỳ, các loại ung thư,…

U xơ tử cung có thể gây rong kinhU xơ tử cung có thể gây rong kinh.

Do thay đổi thói quen sinh hoạt hoặc sử dụng chất lạ đối với cơ thể

Khi bạn gái quá căng thẳng với công việc, hoặc thậm chí là thay đổi trạng thái cơ thể từ stress, tới thư giãn thì ít nhiều nó cũng đang tác động tới cơ thể bạn. Khi bạn đột ngột đi tập thể dục chăm chỉ, bạn chuyển tới một môi trường sống mới hay chơi thêm một môn thể thao, thức khuya làm việc… tất cả đều có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi. Tình trạng kinh bị rong vì những lý do này thì chỉ trong thời gian ngắn 1-2 tháng là sẽ ổn định lại.

Riêng trường hợp đưa các chất lạ vào cơ thể như: uống thuốc điều trị, uống thuốc tránh thai, bổ sung thực phẩm chức năng, uống rượu bia, thức uống kích thích…thì sẽ khó kiểm soát hơn. Mất bao lâu để kinh nguyệt đi đúng chu kỳ sẽ phụ thuộc vào sự thích ứng của cơ thể. Đặc biệt các chất kích thích hay loại thuốc dễ gây tác dụng phụ, biến chứng…còn có thể trực tiếp khiến tình trạng này trở nên tồi tệ. Vì thế hãy nhận lời khuyên của bác sĩ, chuyên gia trước khi quyết định sẽ ăn hay uống thực phẩm lạ.

Bị rong kinh có nguy hiểm không?

Nhiều phụ nữ chủ quan khi nhận thấy mình bị rong kinh và coi đó là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản của người phụ nữ. Một vài biến chứng nguy hiểm của rong kinh như là:

  • Dẫn đến tình trạng thiếu máu vì mất máu quá nhiều khi bị rong kinh.
  • Gây mệt mỏi, khó thể, xanh xao, chóng mặt.
  • Việc ra nhiều máu và phải thay băng liên tục sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ. Làm họ mất tự tin, khó chịu, tác động xấu đến cuộc sống hàng ngày.
  • Tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm âm đạo khi hiện tượng ra máu liên tục kéo dài. Thậm chí có thể dẫn đến vô sinh

Nếu tình trạng rong kinh rong huyết không điều trị kịp thời có thể gây viêm âm đạo

Nếu tình trạng rong kinh rong huyết không điều trị kịp thời có thể gây viêm âm đạo.

Nếu đang bị rong kinh kéo dài mãi mà không khỏi thì nên đến các cơ sở y tế để thăm khám ngay để nghe chẩn đoán từ bác sĩ và có các phương pháp điều trị kịp thời. 

Cách chẩn đoán hiện tượng rong kinh 

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân, cần thực hiện các bước sau: thu thập thông tin của bệnh nhân, tiến hành khám lâm sàng và xét nghiệm máu nếu có nghi ngờ về tình trạng thiếu máu.

Tiếp theo, để nâng cao độ chính xác của việc chẩn đoán, chị em có thể được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm bổ sung, bao gồm:

  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Lấy mẫu mô từ lớp niêm mạc tử cung để kiểm tra sự xuất hiện của tế bào ung thư.
  • Siêu âm: Áp dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh chi tiết của tử cung, buồng trứng và khu vực xung quanh vùng chậu.
  • Xét nghiệm PAP: Lấy mẫu tế bào từ bề mặt cổ tử cung để kiểm tra sự hiện diện của nhiễm trùng, tế bào ung thư hoặc dấu hiệu của ung thư.
  • Soi tử cung: Sử dụng ống soi có gắn camera để kiểm tra bên trong tử cung.
  • Soi ổ bụng: Thực hiện rạch một vết nhỏ để quan sát bên trong ổ bụng.
  • Chụp cản quang tử cung vòi trứng: Tiêm chất cản quang vào tử cung và ống dẫn trứng để quan sát trên phim X-quang.

Khi nào cần gặp Bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ khi gặp tình trạng rong kinh trong các trường hợp sau:

  • Lượng máu kinh nhiều: Nếu lượng máu mất quá nhiều, bạn phải thay băng vệ sinh thường xuyên hơn mỗi giờ hoặc xuất hiện cục máu lớn.
  • Thời gian rong kinh kéo dài: Nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc xuất huyết không ngừng trong nhiều chu kỳ liên tiếp.
  • Có triệu chứng kèm theo: Nếu bạn gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, khó thở hoặc đau bụng dưới nghiêm trọng.
  • Kinh nguyệt của phụ nữ không đều: Khi chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường hoặc có sự thay đổi đột ngột, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bạn.
  • Có dấu hiệu bất thường: Nếu bạn thấy máu kinh có màu sắc hoặc mùi lạ, hoặc có dấu hiệu bất thường khác.
  • Chị em có tiền sử bệnh lý: Nếu có tiền sử bệnh lý liên quan đến tử cung, buồng trứng hoặc các vấn đề sức khỏe khác và hiện tại có dấu hiệu rong kinh.
  • Gặp vấn đề sau điều trị hoặc dùng thuốc: Nếu bạn đã bắt đầu dùng thuốc mới hoặc trải qua các thủ thuật y tế liên quan đến sinh sản và bị rong kinh kéo dài.

Khi gặp những hiện tượng trên, chị em cần đến gặp Bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Bị rong kinh phải làm sao? Khi nào cần gặp Bác sĩ?

Bị rong kinh phải làm sao? Khi nào cần gặp Bác sĩ?

Cách trị rong kinh và phòng tình trạng rong kinh

Hiện nay, để cải thiện tình trạng rong kinh bác sĩ có thể chỉ định chị em dùng thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc bổ sung sắt để tránh thiếu máu hoặc thuốc bổ sung hormone Progesterone. Trường hợp sau khi dùng thuốc không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Dùng thuốc tránh thai để điều trị rong kinhRong kinh uống thuốc gì?

Các thủ thuật thường áp dụng chữa rong kinh rong huyết là nong nạo tử cung, cắt đốt nội mạc tử cung, thậm chí cắt bỏ tử cung (bao gồm cả tử cung và cổ tử cung). Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật này gây vô sinh, vì thế thường chỉ được áp dụng cho trường hợp phụ nữ lớn tuổi hoặc không còn nhu cầu sinh con.

Chị em có thể thấy hiện tượng rong huyết là một dấu hiệu báo hiệu sự bất thường của cơ thể. Sau đây là các gợi ý giúp các bạn nữ phòng ngừa và chữa rong kinh như sau:

  • Xây dựng cuộc sống sinh hoạt khoa học và điều độ: Ăn, chơi, ngủ, nghỉ, quan hệ tình dục, làm việc, thức đêm,... cần khoa học và lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên được chứng minh là “thuốc thần” cho phòng ngừa bệnh tật. 
  • Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách, thường xuyên, sử dụng các dung dịch chuyên dụng để hạn chế vi khuẩn có hại.
  • Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, đầy đủ chất dinh dưỡng như rau củ, hoa quả, tinh bột, thịt, cá, trứng, sữa, nước…
  • Giữ bản thân và môi trường xung quanh sạch sẽ, giữ trạng thái tinh thần vui vẻ thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Bổ sung đúng cách các sản phẩm hỗ trợ cân bằng nội tiết tố, sản sinh collagen và tăng cường sức đề kháng.
  • Đi khám tại bệnh viện uy tín để được tư vấn điều trị an toàn, hiệu quả.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến rong kinh

Khi bị rong kinh nên ăn gì?

Khi mắc tình trạng này, người phụ nữ cần chú ý hơn đến việc ăn uống để hỗ trợ việc giảm chảy máu, giảm đau. Việc xây dựng một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng là vô cùng quan trọng. Một số chất giúp cải thiện tình trạng rong kinh như vitamin nhóm B, magie, khoáng chất, omega 3, omega 6, hoa anh thảo, thực phẩm giàu sắt.

Bổ sung omega-3 giúp cải thiện tình trạng máu kinh ra nhiều 

Bổ sung omega-3 giúp cải thiện tình trạng máu kinh ra nhiều 

Bị rong kinh uống gì hết?

Theo dân gian, bài thuốc từ cây ích mẫu khi kết hợp thêm một số vị thuốc như: đào nhân, uất kim… giúp điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, chị em có thể uống trà gừng, trà hoa cúc để giảm đau, nước cây nhọ nồi giúp cầm máu và bổ sung đầy đủ, 1,5-2 lít nước/ngày để đảm bảo trao đổi chất.

Rong kinh luôn là tình trạng này luôn khiến chị em phụ nữ bị ám ảnh. Bởi nó không chỉ khiến bạn mệt mỏi, bất tiện, vướng víu mà còn làm suy giảm sức khỏe do mất máu nhiều ngày. Nếu bạn cần hỗ trợ hoặc đặt lịch thăm khám phụ khoa, vui lòng liên hệ 19001806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
6,766

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám