Rối loạn tiền mãn kinh- Vấn đề sức khỏe của phụ nữ tuổi trung niên
Tiền mãn kinh là bước chuyển tiếp của cơ thể từ có khả năng sinh sản sang không còn khả năng sinh sản. Làm sao để khắc phục chứng rối loạn tiền mãn kinh?
Hiện tượng kinh nguyệt không đều ở tuổi trung niên, cụ thể là rong kinh tiền mãn kinh, thường bị kéo dài trên 7 ngày. Tình trạng này cần điều trị kịp thời, nếu không sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe về lâu về dài. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm thông tin về rong kinh tiền mãn kinh
Rong kinh tiền mãn kinh là hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi mãn kinh. Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lặp đi lặp lại theo chu kỳ và lượng máu ra nhiều trên 80ml, trong khi bình thường mỗi chu kì khoảng 50 – 80ml. Đây là giai đoạn hormone Progesterone trong cơ thể phụ nữ bị suy giảm hoặc thiếu. Đa phần hiện tượng này xảy ra ở những người phụ nữ tuổi trung niên, có tuổi tác.
Rong kinh tiền mãn kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều, kéo dài ở phụ nữ tuổi "xế chiều"
Những triệu chứng nhận biết chị em đã bước vào tuổi tiền mãn kinh đó là:
Cơ thể mệt mỏi, da nhợt nhạt là biểu hiện của rong kinh tiền mãn kinh
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đa phần đến từ tuổi tác. Theo thời gian một số chức năng bị suy giảm, hoặc thiếu hụt sẽ kéo theo những nguyên nhân và bệnh lý khác:
Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, sự cân bằng giữa hormone estrogen và progesterone sẽ điều chỉnh sự tích tụ của niêm mạc tử cung bị vỡ ra, trong thời kỳ kinh nguyệt. Nhưng do dòng thời gian dẫn đến không cân bằng nội tiết tố, nội mạc tử cung phát triển quá lớn và bị vỡ ra sẽ chảy nhiều máu kinh nguyệt. Một số yếu tố dẫn đến mất cân bằng hormone như: tuổi tác, béo phì, vấn đề về tuyến giáp,…
Mất cân bằng hormone progesterone và estrogen gây ra hiện tượng rong kinh tiền mãn kinh
Trong kỳ kinh nguyệt, buồng trứng không rụng trứng, cơ thể sẽ không thể sản xuất hormone progesterone sẽ gây ra mất cân bằng hormone và có thể dẫn đến rong kinh.
Suy buồng trứng khiến phụ nữ tuổi tiền mãn kinh bị rong kinh
Phụ nữ khi đến độ tuổi 30 -50 tuổi sẽ xuất hiện những khối u lành tính. U xơ tử cung sẽ bị nặng xảy ra máu kinh nguyệt không bình thường và kéo dài.
U xơ tử cung gây rong kinh giai đoạn tiền mãn kin
Polyp cũng sẽ xuất hiện ở giai đoạn này, trên niêm mạc tử cung sẽ có kích thước nhỏ, lành tính. Nhưng cũng sẽ gây ra chảy máu nhiều và kéo dài hơn bình thường gây nên hiện tượng rong kinh.
Những khối nội mạc tử cung xuất hiện bên trong tử cung, gây chảy máu nhiều và đau đớn. Khiến người bị có cảm giác khó chịu, buồn bực và gây rong kinh ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Khối lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên gây ra hiện tượng rong kinh
Máu kinh nguyệt chảy nhiều, đau đớn, rong kinh khi đến kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ giai đoạn này, có thể do ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung.
Bệnh von Willebrand do thiếu yếu tố đông đặc trong máu gây nên rong kinh tiền mãn kinh.
Một số thuốc gây chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài như: thuốc chống viêm, thuốc nội tiết tố estrogen và progestin, thuốc đông máu warfarin hoặc enoxaparin.
Cơ thể mắc một số bệnh dẫn đến rong kinh tiền mãn kinh kéo dài. Do những tác nhân của một số bệnh lý như bệnh về gan, thận, nhất là các bệnh phụ khoa ở nội mạc tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.
Lạm dụng quá nhiều thuốc tránh thai khiến cho các nội tiết tố thay đổi, đặt vòng thai, phụ nữ béo phì, sinh nhiều con hoặc hút thuốc lá, uống nhiều chất kích thích,… Những điều này khiến phụ nữ gặp nguy cơ rong kinh tiền mãn kinh cao hơn.
Rong kinh tiền mãn kinh, nếu biết cách chữa trị sẽ không nguy hiểm tới cơ thể. Nhưng nếu không có chế độ ăn uống, và sinh hoạt hàng ngày dễ gây nguy hiểm cho cơ thể.
Rong kinh giai đoạn tiền mãn kinh không được điều trị kịp thời có thể gây ra ung thư cổ tử cung
Khi bị rong kinh tiền mãn kinh rất dễ bị các bệnh về viêm nhiễm, nặng hơn là ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung. Do hormone trong cơ thể thay đổi dễ mắc bệnh về phụ khoa như: viêm âm đạo, khô rát…Cơ thể sẽ bị thiếu máu nếu rong kinh kéo dài, biểu hiện như: mệt mỏi, không tập trung, đau bụng dưới, căng tức ngực,… ảnh hưởng rất nhiều đến cuối cuộc sống hằng ngày.
Căn cứ vào nguyên nhân của rong kinh tiền mãn kinh để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Có một số loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định để giúp chị em cải thiện tình trạng rong kinh:
Điều trị rong kinh giai đoạn tiền mãn kinh bằng thuốc
Đối với những trường hợp sử dụng thuốc nhưng không đáp ứng, tình trạng rong kinh nặng sẽ cần can thiệp phẫu thuật.
Ngoài việc điều trị, chị em phụ nữ cũng cần biết các biện pháp để phòng ngừa tối đa sự nguy hiểm của rong kinh tiền mãn kinh. Biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất là khám sức khoẻ định kỳ để bảo vệ sức khỏe, tầm soát những rủi ro, phát hiện sớm bất thường để có điều trị kịp thời và hiệu quả.
Khám sức khoẻ định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề ở tuổi tiền mãn kinh
Đồng thời, chị em phụ nữ có thể tham khảo và áp dụng những biện pháp sau:
Ở tuổi tiền mãn kinh cơ thể bị suy giảm, nên tăng cường sử dụng các chất:
Ngoài ra, hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo, thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế cao, đồ uống chứa caffein, cồn.
Chế độ sinh hoạt khi được điều chỉnh cũng góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi tình trạng bệnh, cũng như ngăn ngừa các bệnh lý nghiêm trọng hơn xảy ra:
Tập yoga nhẹ nhàng cơ thể dẻo dai phòng rong kinh giai đoạn tiền mãn kinh
Tìm hiểu sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung estrogen như: tục đoạn, cách sơn tiêu, đương quy; các thành phần giúp không bị oxy hóa như: collagen, gamma oryzanol,...giúp tăng cường - cải thiện triệu chứng suy giảm nội tiết tố nữ.
Hy vọng bài viết trên cung cấp thêm nhiều thông tin về rong kinh tiền mãn kinh cho các chị em đang bước vào độ tuổi "xế chiều". Nếu có câu hỏi cần được giải đáp hoặc nhu cầu tư vấn sức khoẻ tuổi trung niên, quý khách vui lòng liên hệ 19001806.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Tiền mãn kinh là bước chuyển tiếp của cơ thể từ có khả năng sinh sản sang không còn khả năng sinh sản. Làm sao để khắc phục chứng rối loạn tiền mãn kinh?