Để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị các bệnh lý khớp vai, siêu âm khớp vai được chỉ định phổ biến để phát hiện tổn thương với đa số các bệnh nhân thăm khám. Đặc biệt, trong một số trường hợp, phương pháp này có độ nhạy và chính xác với bệnh lý ở khớp vai hơn cả chụp cộng hưởng từ (MRI).
Hiểu về cấu trúc và chức năng của khớp vai
Khớp vai là một hệ thống các xương liên kết với nhau bằng dây chằng, gân, cơ và bao khớp tạo thành khối cho vai hoạt động. Đây là một khớp lớn, đóng vai trò quyết định trong chuyển động của cơ thể: giữ thăng bằng, cầm, ném,... Đồng thời, do hoạt động với biên độ cao nên khớp vai rất dễ bị chấn thương. Trong các xét nghiệm kiểm tra như siêu âm khớp vai, bộ phận này cần được đánh giá về:
- Phần xương gồm xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn.
- Phần khớp kết nối xung quanh vai gồm 3 khớp: khớp ức - đòn, khớp cùng vai đòn và khớp bả vai - lồng ngực.
- Bộ phận xương chính kết hợp với xương ức tạo thành các khớp.
- Hệ thống dây chằng được kết hợp từ dây chằng quạ - cánh tay, dây chằng ổ chảo - cánh tay và dây chằng quạ - mỏm.
- Các vị trí khác: cơ, bó cơ bao, vành sụn sợi và bao khớp.
(Hình 1 - Giải phẫu các bộ phận cấu thành của khớp vai)
Siêu âm khớp vai là gì?
Siêu âm khớp vai là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm ở tần số cao để thu thông tin về hình thái, các bộ phận của khớp vai. Máy siêu âm sẽ hiển thị hình ảnh tái tạo cấu trúc khớp vai và các mô mềm xung quanh.
Bằng kỹ thuật này, bác sĩ có thêm thông tin để đánh giá khớp vai: hệ thống gân - cơ, mạng lưới dây chằng, tình trạng sụn và mô mềm, bộ phận xương - khớp - sụn,...
Phương pháp thường được chỉ định cho bệnh nhân đau khớp vai cần chẩn đoán về tổn thương mô mềm, gân cơ (bong, rách). Ngoài ra thủ thuật cũng phát hiện ra một số bệnh lý như viêm khớp vai, thoái hoá khớp vai,...
(Hình 2 - Hình siêu âm phát hiện trật khớp vai. Vai bình thường (trái), vai trật khớp (phải))
Khi nào cần siêu âm khớp vai?
Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định thực hiện thủ thuật nếu có các triệu chứng như sau:
- Bị chấn thương do tai nạn, va chạm khi đang chơi thể thao,...
- Đau nhức vai khi cố gắng với xa hay xoay vai, cử động cánh tay khó khăn.
- Nghe thấy âm thanh lạ khi vai chuyển động.
- Đau, sưng hoặc nhức vùng vai khi giữ vai đứng yên. Cảm thấy đau hơn khi chuyển động vai, thay đổi thời tiết. Ấn vào một vài điểm trên vai sẽ cảm thấy đau.
- Có vết bầm tím, bầm đỏ.
- Co rút hoặc teo cơ quanh khớp vai.
- Nghi ngờ có khối u, tràn dịch, có dị vật,... ở khớp vai.
(Hình 3 - Rách chóp xoay qua hình ảnh siêu âm khớp vai mặt cắt dọc (trái))
Ngoài ra một số đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao khi khớp vai phải hoạt động với cường độ cao cần được siêu âm khớp vai định kỳ. Có thể kể đến: công nhân công xưởng, lao động bốc vác, vận chuyển, vận động viên, người chơi thể thao chuyên nghiệp, người cao tuổi,..
Vai trò của phương pháp: Siêu âm khớp vai để làm gì?
Về chấn thương, trật khớp là tình trạng phổ biến nhất có thể thấy qua hình siêu âm. Ngoài ra, siêu âm phát hiện một số tổn thương khác như:
- Rách cơ chóp xoay vai: Chấn thương âm ỉ, sâu trong vai gây yếu cánh tay, giới hạn biên độ hoạt động của cánh tay.
- Rách bao hoạt dịch, gãy xương: Chấn thương mang tính chất vỡ, gãy cần đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
(Hình 4 - Trật khớp vai xảy ra khi chỏm xương cánh tay lệch vào trong hoặc ra ngoài ổ khớp)
Về bệnh lý, các bất thường trên khớp vai được siêu âm ghi nhận có thể kể đến:
- Viêm khớp vai - Tên gọi chung của nhiều bệnh lý. Tuy nhiên các loại viêm khớp thường gặp là do sụn xói mòn (viêm khớp thoái hóa khớp); do hệ miễn dịch tấn công nhầm khớp vai (viêm khớp thấp khớp) và do vết thương (viêm khớp nhiễm trùng).
- Viêm cơ chóp xoay: Bệnh thường gặp với người phải khuân vác nặng, vận động viên bóng chày, tennis, quần vợt,...
- Viêm dính bao khớp - viêm cơ rút vai.
- Viêm bao hoạt dịch: Bệnh dễ thấy ở người cao tuổi, người mắc các bệnh mãn tính, người chuyển động vai lặp đi lặp lại: thợ mộc, cầu thủ bóng đá,..
- Cơ gân nhị đầu, trật/ bán gân nhị đầu.
Song song , phương pháp cũng hỗ trợ đánh giá dị vật, phát hiện biến dạng, cấu trúc bất thường quanh khớp vai.
(Hình 5 - Siêu âm phát hiện viêm cơ vôi hoá (trên), viêm khớp ngoại biên vôi hoá (dưới))
Quy trình của siêu âm khớp vai
Đây là thủ thuật khá đơn giản, bệnh nhân không cần nhịn ăn, nhịn tiểu hay chuẩn bị quá cầu kỳ. Người bệnh chỉ cần mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, có thời gian rảnh là có thể thực hiện kiểm tra.
Sau khi chuẩn bị xong, bệnh nhân sẽ được ngồi trên giường siêu âm, vén áo để lộ vùng vai - bả vai và cánh tay. Bác sĩ sẽ thoa 1 lớp gel lên da và bắt đầu di chuyển đầu dò nhẹ nhàng.
Màn hình siêu âm sẽ hiển thị hình ảnh. Khi đó, bác sĩ có thể quan sát, đồng thời hỏi bệnh nhân một vài thông tin liên quan.
Sau 15 - 20 phút, bệnh nhân sẽ được phát khăn giấy để lau sạch lớp gel, thay trang phục và chờ đọc kết quả.
(Hình 6 - Bệnh nhân trong quy trình thực hiện siêu âm khớp vai)
Lợi ích và rủi ro khi thực hiện siêu âm khớp vai
Lợi ích của phương pháp siêu âm khớp vai có thể kể đến như:
- Nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm thời gian: Thời gian thực hiện và trả kết quả có thể gói gọn trong 1 - 2 tiếng buổi sáng.
- An toàn, không có tác dụng phụ: Các nghiên cứu chứng minh siêu âm không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến sức khoẻ bệnh nhân.
- Có giá trị cao trong chẩn đoán: Kết quả siêu âm cho phép quan sát toàn bộ hệ thống gân, dây chằng, sụn giúp chẩn đoán chính xác, chi tiết tình trạng bệnh lý.
- Nâng cao hiệu quả chẩn đoán cho xương khớp: So với CT đánh giá tốt về cấu trúc, MRI đánh giá hiệu quả về mô mềm thì siêu âm được ưu tiên chỉ định cho khớp vai. Bởi độ chính xác và độ nhạy của phương pháp này lần lượt là 86% và 83%.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rủi ro khi thực hiện siêu âm cho khớp vai vẫn đang tồn tại. Sóng siêu âm xuyên qua xương không thể đánh giá bất thường ở sâu bên trong hay ở những vị trí khuất. Mặt khác, kết quả siêu âm cũng phải do bác sĩ có kinh nghiệm lâm sàng dày dặn và kiến thức giải phẫu cực kỳ vững chắc mới đọc có độ chính xác cao.
Câu hỏi liên quan
Đau khớp siêu âm khớp vai có phát hiện được không?
Đây là chỉ định được thực hiện cho bệnh nhân đau khớp vai. Siêu âm khớp vai có thể hỗ trợ chẩn đoán hầu hết các nguyên nhân gây đau nhức ở khu vực này. Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp siêu âm là chưa đủ, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện thêm chụp cộng hưởng từ (MRI),... để có kết luận chính xác.
Siêu âm khớp vai bao nhiêu tiền?
Chi phí dao động vào khoảng: 250.000 - 500.000 VNĐ/ lần. Bệnh nhân có thể thực hiện thăm khám theo Luật để được BHYT hỗ trợ kinh phí.
Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo.
Để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp gói khám xương khớp định kỳ như sau:
- Đầy đủ quy trình: khám nội tổng quát; các thủ thuật Chẩn đoán hình ảnh để kiểm tra tình trạng xương (lâm sàng) và các xét nghiệm định lượng chẩn đoán các bệnh về xương: còi xương, u xương, nhuyễn xương,... (cận lâm sàng).
(Hình 7 - Bệnh nhân đo loãng xương tại Khoa CĐHA của BVĐK Phương Đông)
- Có thể điều chỉnh thêm bớt các danh mục từ cơ bản đến nâng cao.
- Đội ngũ bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Cơ Xương Khớp từ các BV hàng đầu: PGS.TS. BS Nguyễn Mai Hồng (Nguyên Trưởng khoa Cơ xương khớp tại BV Bạch Mai), BS CKII - Đoàn Vĩnh Thành (Nguyên Chủ nhiệm khoa CĐHA Bệnh viện 354),...
- Phòng khám hiện đại, sạch sẽ, riêng tư. Máy siêu âm màu GE Voluson S6 siêu âm 3D/4D/5D; máy đo loãng xương, máy chụp X Quang,...cho kết quả chính xác, nhanh chóng.
- Chính sách thanh toán áp dụng BHYT, BHBL.
(Hình 8 - Máy siêu âm khớp vai Affinity 30 tại BVĐK Phương Đông)
Siêu âm khớp vai là phương pháp chẩn đoán nhanh chóng, chính xác về những tổn thương và bệnh lý, giúp điều trị tình trạng đau khớp vai của bệnh nhân. Vì thế nếu có dấu hiệu chấn thương hoặc đau nhức, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ ngay nhé!