Viêm quanh khớp vai - Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Nguyễn Thu Hà

06-07-2022

goole news
16

Viêm quanh khớp vai là bệnh xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của hai tay, và nhiều biến chứng khác.

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý không còn hiếm gặp, đặc biệt với những đối tượng thường xuyên vận động. Tuy đây không phải là căn bệnh quá nguy hiểm nhưng có thể khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi vận động, ảnh hưởng đến sinh hoạt. Chính vì thế, bệnh nhân cần đi thăm khám càng sớm càng tốt. Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết hơn về căn bệnh này sau đây.

Viêm quanh khớp vai là gì?

Khớp vai là một khớp lớn của cơ thể. Đóng vai trò quan trọng trong các vận động. Như viết chữ, vẽ tranh, thêu, đan… đến các hoạt động mạnh như lao động, thể thao. Khớp vai có nhiều liên quan đến các rễ thần kinh vùng cổ; phần trên lưng và những hạch giao cảm khác ở cổ.

Chính vì thế, khi có những tổn thương tại vùng đốt sống cổ, lồng ngực hay trung thất. Đều có thể gây ra nhiều triệu chứng liên quan đến khớp vai như viêm gân, viêm co thắt bao khớp gây đau. Theo đó, viêm quanh khớp vai là tất cả những trường hợp đau; bị hạn chế vận động do phần mềm quanh khớp bị tổn thương (gân, cơ, bao khớp, dây chằng, đầu xương, sụn khớp. màng dịch).

Thể đông cứng khớp vai là dạng phổ biến nhất. Điều này là do sự dày lên và co cứng của bao khớp vai. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng kèm theo sự hạn chế vận động khớp vai. Ở nước ta, trình trạng viêm vùng khớp vai chiếm đến 2% dân số. Và có khoảng 12,5% bệnh nhân trong tổng số người bị bệnh về khớp.

Thể đông cứng khớp vai là dạng phổ biến nhất hiện nay

Thể đông cứng khớp vai là dạng phổ biến nhất hiện nay

Đối tượng thường mắc viêm quanh khớp vai

Bệnh viêm quanh vùng khớp vai có thể bắt gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Và những người dễ mắc bệnh này thường là:

  • Ở độ tuổi: 40-60 tuổi.
  • Giới tính: Phổ biến ở nam giới nhiều hơn.
  • Nghề nghiệp: Người thường xuyên làm lao động chân tay.
  • Động tác lặp lại: Các động tác gây căng giãn cơ thường xuyên như chơi tennis, ném lao, xách vật nặng… thường xuyên.
  • Tiểu sử: Trước đây từng chấn thương vùng khớp vai do ngã chống tay, khuỷu tay xuống; gây lực dồn lên khớp vai. Hoặc do gãy tay, xương đòn, phẫu thuật vùng khớp vai và các xương có liên quan đến vùng khớp vai.
  • Những người bất động vùng khớp vai sau một thời gian điều trị đột quỵ; sau phục hồi các bệnh nặng, gãy xương cánh tay…
  • Người mắc bệnh mãn tính như đái tháo đường; viêm khớp dạng thấp; bệnh ở phổi; đột quỵ não; đau thắt ngực…

Độ tuổi từ 40-60 tuổi là những đối tượng dễ bị viêm khớp quanh vai

Độ tuổi từ 40-60 tuổi là những đối tượng dễ bị viêm khớp quanh vai

Nguyên nhân gây ra viêm quanh khớp vai

Bệnh viêm quanh khớp vai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có tác động trực tiếp đến vùng khớp vai. Theo đó, những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là:

  • Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho phần khớp vai không còn linh hoạt. Thường gặp ở những người trung niên.
  • Gặp các chấn thương mạnh ở vùng vai xuất phát từ hoạt động thể thao, thói quen hoặc nghề nghiệp.
  • Hệ quả của những bệnh lý liên quan như thoái hóa, viêm gân, vôi hóa phần mềm…
  • Thời tiết lạnh, ẩm cũng là tác động tăng nguy cơ viêm khớp.

Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho phần khớp vai không còn linh hoạt

Sự lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến cho phần khớp vai không còn linh hoạt

Dấu hiệu cho thấy mắc viêm quanh khớp vai

Triệu chứng của viêm quanh khớp vai bao gồm đau đớn nghiêm trọng. Biên độ vận động bị giảm hoặc không thể vận động vai. Dù cố gắng tự vận động hoặc nhờ sự hỗ trợ của người khác. Theo đó, mỗi giai đoạn bệnh lại có những biểu hiện bệnh khác nhau, cụ thể đó là:

Giai đoạn 1: Đóng băng

Trong giai đoạn bệnh viêm thể “đóng băng”; bạn sẽ cảm nhận thấy phần khớp vai càng ngày càng đau hơn. Vai bắt đầu có hiện tượng nhức mỏi và khi chạm phải có cảm giác đau nhói. Cảm giác về đêm mức độ đau càng trầm trọng hơn; đặc biệt khi nằm nghiêng về phía vai bị bệnh. Khi cơn đau trở nên tồi tệ hơn, vai sẽ giảm sự vận động và sự “đóng băng” thường có thể kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.

Vai bắt đầu có hiện tượng nhức mỏi và khi chạm phải có cảm giác đau nhói giai đoạn 1

Vai bắt đầu có hiện tượng nhức mỏi và khi chạm phải có cảm giác đau nhói giai đoạn 1

Giai đoạn 2: Đông cứng

Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là giai đoạn tiếp theo của bệnh. Các triệu chứng đau có thể được cải thiện tốt hơn ở trong giai đoạn này. Tuy vậy, tình trạng cứng vai vẫn còn. Hơn nữa phần cơ vai bắt đầu teo nhẹ do không được vận động. Tình trạng đông cứng có thể kéo dài từ 4–6 tháng dẫn đến những hoạt động hàng ngày của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Giai đoạn 3: Tan băng

Vào giai đoạn thứ 3, bạn có thể cảm nhận thấy sự chuyển động vai dần dần được cải thiện. Và người ta gọi nó là “tan băng”. Vai có thể hoạt động gần như bình thường hoặc lấy lại khả năng linh hoạt như cũ từ 6 tháng đến 2 năm.

Vào giai đoạn thứ 3, có thể cảm nhận thấy sự chuyển động vai dần cải thiện

Vào giai đoạn thứ 3, có thể cảm nhận thấy sự chuyển động vai dần cải thiện

Điều trị viêm bao quanh khớp vai như thế nào?

Để chữa trị bệnh lý này các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm quanh khớp vai bao gồm điều trị cấp và điều trị duy trì. Theo đó, cần có sự kết hợp của nhiều phương pháp khác nhau như ngoại khoa; nội khoa; vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Cụ thể:

Điều trị nội khoa

Mục đích của việc điều trị nội khoa là nhằm giảm thiểu các triệu chứng của bệnh. Như giảm đau, chống viêm, duy trì sự vận động của khớp. Bởi đau khớp vai cũng là một trong những triệu chứng chính của viêm quanh khớp vai thông thường. Vậy nên điều trị nội khoa sẽ được áp dụng. Theo đó, để đánh giá được mức độ đau người ta dùng thang điểm VAS - Visual analogue scales (thang điểm đánh giá bằng mắt thường). Cụ thể:

  • Dùng thuốc giảm đau: Theo thang đo VAS của tổ chức y tế thế giới hoặc dựa trên chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc chống viêm: Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid.
  • Tiêm corticoid tại chỗ: Phương pháp này không áp dụng cho người bệnh thể đau khớp vai đơn thuần. Bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta (tiêm duy nhất một lần và có thể nhắc lại 3-6 tháng nếu tái phát bệnh).

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid

Người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chống viêm không steroid

Chế độ sinh hoạt

Những bệnh nhân mắc viêm quanh khớp vai cũng đặc biệt lưu ý đến chế độ sinh hoạt và vận động của mình, theo đó:

  • Chăm sóc bệnh nhân viêm quanh khớp vai nên bổ sung thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp.
  • Nên có chế độ nghỉ ngơi khoa học, vận động hợp lý để vai được nghỉ ngơi. Khi việc điều trị đạt được hiệu quả mới; kết hợp với việc tập luyện thể dụng để phục hồi chức năng của khớp vai. Lưu ý không được lao động nặng quá mức. Cũng như có các tác động khác trực tiếp đến khớp vai.
  • Bất động tương đối khớp vai chứ không bất động tuyệt đối. Tức là bệnh nhân có thể hoạt động bình thường với cả khớp vai bị bệnh nhưng không được làm các tác động vận động đột ngột; dừng động tác ở tầm vận động khi thấy đau.
  • Không nên bất động tuyệt đối khớp vai vì có thể dẫn đến các hạn chế vận động khớp dẫn đến tê liệt.

Bất động tương đối khớp vai chứ không bất động tuyệt đối

Bất động tương đối khớp vai chứ không bất động tuyệt đối

Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu giúp tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho khớp vai. Được xem là phương pháp ưu tiên hơn so với dùng thuốc. Bao gồm:

  • Giảm đau tại chỗ bằng cách xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu… với giai đoạn không sưng, nóng. Có thể áp dụng các biện pháp nhiệt như: hồng ngoại, sóng ngắn, sóng siêu âm, bó nến…
  • Vận động đúng cách: Giai đoạn sưng, đau nhiều cần hạn chế vận động tại vùng gân bị tổn thương. Sau chữa trị cần tập luyện để hỗ trợ chức năng vận động của phần khớp vai.

Một số bài tập dưới đây sẽ giúp triệu chứng đau được cải thiện nhanh chóng, tăng sức mạnh cơ, mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà như:

  • Bài tập dao động cánh tay: Để bên tay không bị đau vào điểm tựa như bàn ghế. Còn phần vai đau di chuyển nhẹ nhàng từ trước ra sau, chuyển động theo chiều ngang, chuyển động tròn.
  • Bài tập với gậy: Dùng gậy nhỏ đặt sau lưng, dùng tay bị đau nắm đuôi gậy còn tay còn lại nắm ở phía trên. Dùng tay đau từ từ kéo gậy nhẹ nhàng theo chiều dọc, giữ nguyên trong 30 giây sau đó thực hiện lặp lại.
  • Bài tập bả vai: Nằm sấp xuống thảm, hai cánh tay để dọc theo thân. Dùng sức từ từ nâng vai lên khỏi mặt đất và giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Sau đó hít sâu thư giãn, thực hiện động tác liên tục trong 10 lần.

Điều trị can thiệp

Bệnh viêm quanh khớp vai có thể điều trị can thiệp thông qua nội soi được chỉ định trong trường hợp rách đứt hoàn toàn gân cơ chóp xoay. Còn trường hợp mà gân cơ chóp xoay không rách hoàn toàn, có thể chỉ định điều trị nội khoa, nếu không hiệu quả có thể cân nhắc điều trị nội soi. Nội soi khớp vai để lấy các tinh thể canxi lắng đọng phía trong.

Bệnh viêm quanh khớp vai có thể điều trị can thiệp thông qua nội soi

Bệnh viêm quanh khớp vai có thể điều trị can thiệp thông qua nội soi

Còn phẫu thuật nối gân bị đứt sẽ được áp dụng trong trường hợp thể giả liệt khớp vai. Đặc biệt đối với người trẻ tuổi đứt gân vùng khớp do chấn thương. Còn với trường hợp đứt gân do thoái hóa ở những người trên 60 tuổi, phẫu thuật cần có sự chỉ định cẩn trọng từ bác sĩ. Người bệnh cũng cần thực hiện đúng lịch tái khám định kỳ từ bác sĩ.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu

Với trường hợp đứt bán phần gân mũ cơ quay ở những người dưới 60 tuổi do chấn thương sẽ được chỉ định tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Đây là chế phẩm từ máu giàu hàm lượng tiểu cầu và có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng cùng các phân tử sinh học kích thích quá trình phục hồi tại chỗ của những mô tổn thương, nâng cao hiệu quả điều trị.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được xem là biện pháp rất an toàn cho những người bị viêm khớp. Từ đó, giúp chấm dứt cơn đau nhanh và bền vững. Dưới sự trợ giúp, hướng dẫn từ máy siêu âm cho phép xác định chính xác vị trí gặp tổn thương.

Dùng mẹo dân gian

Các bài thuốc dân gian để chữa viêm quanh khớp vai thường dùng từ nguyên liệu tự nhiên, an toàn và dễ kiếm. Bạn có thể áp dụng các mẹo sau đây để cải thiện những triệu chứng bệnh tốt hơn:

  • Lá lốt: Có tính ấm, cay nồng, có khả năng chữa bệnh liên quan đến xương khớp khá hiệu quả. Dùng lá lốt rửa sạch và đun sôi với dùng uống hàng ngày sau bữa ăn.
  • Gừng tươi: Trong gừng có chứa hàm lượng cao zingibain giúp thư giãn cơ bắp, dịu cơn đau. Do đó, gừng được sử dụng khá phổ biến để điều trị viêm quanh khớp vai, giảm cảm giác đau nhức. Bạn lấy gừng thêm muối giã nát, trộn với giấm ăn và đắp vào vùng vai đau trong 25 phút.
  • Rau kinh giới: Có công dụng kích thích tuần hoàn máu, tăng cường sức mạnh gân cốt, giảm đau nhức, tiêu viêm… Dùng lá và hoa kinh giới, phơi khô, cho lá và hoa vào vỏ gối để kê vai gáy.

Đây là những phương pháp dân gian an toàn và lành tính cho người bệnh. Nhưng cần lưu ý đây chỉ là những mẹo dân gian có tác dụng hỗ trợ giảm các triệu chứng do viêm quanh khớp vai gây ra chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh hoàn toàn. Tốt nhất, người bệnh nên đến các cơ sở y tế và điều trị đúng theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.

Dùng lá lốt rửa sạch và đun sôi với dùng uống hàng ngày sau bữa ăn để chữa bệnh

Dùng lá lốt rửa sạch và đun sôi với dùng uống hàng ngày sau bữa ăn để chữa bệnh

Các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm quanh khớp vai

Không có bất cứ phương pháp điều trị nào tốt hơn phòng ngừa bệnh ngay từ ban đầu, bạn cần thực hiện những biện pháp sau đây để phòng tránh bệnh:

  • Không nên làm việc quá sức hoặc mang vác nặng ảnh hưởng đến các vùng khớp.
  • Nên cẩn trọng khi chơi những môn thể thao có nguy cơ cao làm tổn thương vai.
  • Không nên thay đổi tư thế vai đột ngột, nên thực hiện các biện pháp khởi động khớp vai và cánh tay trước khi vận động.
  • Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi sau khi vận động vai nhiều và tránh những tác động gây chèn ép lên vùng vai.
  • Khám viêm quanh khớp vai sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Hiện nay, Trung tâm cơ xương khớp Bệnh viện Phương Đông với máy móc hiện đại cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi, chuyên môn cao sẽ giúp hỗ trợ khám bệnh với kết quả chính xác, phát hiện bệnh sớm.

Không nên làm việc quá sức hoặc mang vác nặng ảnh hưởng tại các khớp vai

Không nên làm việc quá sức hoặc mang vác nặng ảnh hưởng tại các khớp vai

Những câu hỏi thường gặp về viêm quanh khớp vai

Viêm quanh khớp vai gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cho người bệnh. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ trả lời những câu hỏi thường gặp để giải quyết những băn khoăn của người bệnh:

Mắc bệnh viêm quanh khớp vai có gây nguy hiểm hay không, biến chứng thế nào?

Đây là bệnh không nguy hiểm nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Ngược lại, bệnh kéo dài sẽ gây hạn chế vận động làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Viêm quanh vùng khớp vai thậm chí có thể là nguyên nhân gây tàn phế hoặc liệt bàn tay vô cùng nguy hiểm. Những biến chứng thường gặp của bệnh như:

  • Hạn chế vận động: Khi những cơn đau xuất hiện dai dẳng, âm ỉ lâu ngày sẽ khiến bệnh chịu nhiều đau đớn. Điều này gây ảnh hưởng, hạn chế vận động của người bệnh.
  • Biến dạng khớp vai: Bệnh kéo dài dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp, phá hỏng cấu trúc vốn có của khớp. Về lâu dài, bệnh có thể gây nên biến dạng khớp trầm trọng.
  • Tàn phế, liệt: Đây là biến chứng nặng nhất, nguy hiểm do viêm khớp vai lâu ngày làm tổn thương sâu, suy giảm chức năng rồi ngưng hoạt động, vào giai đoạn này gần như mất khả năng phục hồi.

Viêm quanh khớp vai nên ăn gì và kiêng thực phẩm nào?

Chế độ ăn uống có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng cũng như điều trị bệnh viêm khớp hiệu quả. Người bệnh cần chú ý xây dựng thực đơn cho người đau nhức xương khớp, cụ thể:

  • Nên ăn những thực phẩm tăng cường chống viêm, bổ sung hệ miễn dịch. Vậy nên khi thêm thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày có thể làm giảm bớt triệu chứng bệnh. Điển hình như thực phẩm giàu axit béo omega-3, nước đậu nành, dầu oliu, sữa chua, rau xanh…
  • Kiêng dùng rượu bia bởi có thể làm giảm nồng độ Calci làm tăng cảm giác đau vai. Bên cạnh đó, hạn chế những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh đồng thời hạn chế dùng quá nhiều muối do có thể làm tăng đào thải Calci.

Nên ăn thực phẩm giàu omega-3 tốt để điều trị triệu chứng bệnh

Nên ăn thực phẩm giàu omega-3 tốt để điều trị triệu chứng bệnh

Trên đây là những điều cần biết về bệnh viêm quanh khớp vai, những dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị. Nếu như có những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và có phác đồ điều trị hợp lý và khoa học.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

1,673

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

PGS.TS. Bác sĩ

NGUYỄN MAI HỒNG

Giám đốc Trung tâm Cơ xương khớp Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám