Siêu âm tiền liệt tuyến: Vai trò, kết quả, phương pháp và cách thực hiện

Ngọc Anh

06-04-2024

goole news
16

Các tổn thương ở tuyến tiền liệt như viêm, nhiễm trùng có thể gây rối loạn nội tiết tố, phát triển thành u xơ,... là tiền đề cho các bệnh lý hết sức nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu thực hiện siêu âm tiền liệt tuyến đúng lúc sẽ tăng khả năng phát hiện sớm, hỗ trợ theo dõi và điều trị bệnh lý đáng kể.

Những điều cần biết về tuyến tiền liệt: Vị trí, chức năng

Tiền liệt tuyến (TLT) là 1 cơ quan có hình nón thuộc hệ sinh dục của nam giới. Nó nằm phía dưới bàng quang, trên hoành chậu hông và bọc quanh niệu đạo sau. Đây là bộ phận sản xuất tinh dịch và hormon nam. Khi  siêu âm tiền liệt tuyến, bác sĩ sẽ quan sát 3 mặt: 

  • Mặt trước: Cân trước tuyến tiền liệt chứa mỡ và đám rối tĩnh mạch, khoang Retzius.
  • Mặt sau và mặt bên: Tổ chức liên kết bao bọc và có các cân bên. Hai mặt này giữ cho tuyến tiền liệt tách ra với cơ nâng hậu môn và cơ bịt trong.

(Hình 1 - Minh hoạ cấu trúc cấu thành của tuyến tiền liệt)

(Hình 1 - Minh hoạ cấu trúc cấu thành của tuyến tiền liệt)

Bệnh tiền liệt tuyến rất dễ gặp ở đàn ông trung niên trên 50 tuổi. Đặc biệt tại Việt Nam, bệnh ung thư tiền liệt tuyến tuy chỉ đứng thứ 5 về tỷ lệ mắc nhưng tỷ lệ di căn lên đến 70% (Theo Globocan, 2020). Để phòng và chữa bệnh hiệu quả, siêu âm tiền liệt tuyến là thủ thuật an toàn, phổ biến và có độ chính xác cao trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan.

Siêu âm tiền liệt tuyến là gì?

Siêu âm tiền liệt tuyến là phương pháp sử dụng sóng siêu âm tần số cao tác động vào vùng cần kiểm tra. Hình ảnh về hình thái, cấu trúc của tuyến tiền liệt được thu lại và xử lý để hiển thị trên máy siêu âm.

Hiệu quả kỹ thuật trong theo dõi chức năng được thể hiện như sau:

  • Xem xét cấu trúc, hình dạng, khối lượng, thể tích tuyến tiền liệt
  • Đánh giá tình trạng nhu mô để chẩn đoán ung thư hay áp xe TLT
  • Phát hiện một số biến chứng TLT gây ra ở bàng quang, đường tiết niệu như: sỏi thận, giãn đài bể thận,...
  • Theo dõi nước tiểu tồn dư để quan sát diễn biến bệnh và kết quả phẫu thuật

(Hình 2 - Hình ảnh siêu âm cho tiền liệt tuyến qua đường trực tràng)

(Hình 2 - Hình ảnh siêu âm cho tiền liệt tuyến qua đường trực tràng)

Siêu âm tiền liệt tuyến phát hiện ra bệnh gì?

Ngoài ra một số bệnh lý ở tuyến tiền liệt cũng được siêu âm phát hiện chính xác, bao gồm:

  • Nang tiền liệt tuyến: Đôi khi lâm sàng không có triệu chứng gì nhưng siêu âm phát hiện vị trí, cấu trúc của các tế bào phát triển quá mức (nang). Biến chứng của bệnh có thể gây viêm tinh hoàn, nhiễm trùng, rối loạn tiểu tiện,...
  • Phì đại tiền liệt tuyến: Bệnh gây bất tiện về đường tiểu: tiểu rắt, khó tiểu, tiểu đêm,... Siêu âm giúp phát hiện dấu hiệu: kích thước, số lượng, diễn biến tăng sinh để tránh tình trạng rối loạn đi tiểu phải can thiệp ngoại khoa.

(Hình 3 - Siêu âm phát hiện phì đại tiền liệt tuyến, có nang trong tuyến tiền liệt)(Hình 3 - Siêu âm phát hiện phì đại tiền liệt tuyến, có nang trong tuyến tiền liệt)

  • Viêm tuyến tiền liệt: Nếu có triệu chứng sốt, suy nhược, đau vùng sinh môn, đau lưng thì người bệnh nên đi siêu âm ngay. Kỹ thuật cho phép phát hiện sớm, tránh để bệnh tiến triển thành áp xe tiền liệt tuyến.
  • Ung thư tiền liệt tuyến: Siêu âm sẽ phát hiện chính xác vị trí khối u, kích thước khối u ở giai đoạn đầu trong tuyến tiền liệt.

(Hình 4 - Ảnh siêu âm cắt lớp ngang phát hiện khối u kích thước 1cm sau bên trái của tiền liệt tuyến ngoại biên)

(Hình 4 - Ảnh siêu âm cắt lớp ngang phát hiện khối u kích thước 1cm sau bên trái của tiền liệt tuyến ngoại biên)

Các phương pháp siêu âm tiền liệt tuyến 

Để thực hiện siêu âm cho bộ phận này, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp sau:

  • Siêu âm phía trên xương mu (siêu âm trực tiếp): Đánh giá được nhưng không khảo sát cấu trúc được trọn vẹn. Rủi ro bỏ sót tổn thương nhỏ và khó quan sát ở vị trí khuất khá lớn. 
  • Siêu âm qua đường trực tràng: Khả năng tiếp cận cao, thu hình ảnh từ bên trong. Đầu dò thu được mặt cắt ngang và mặt cắt dọc nên quan sát được toàn bộ cấu trúc tuyến tiền liệt. Kết quả rõ nét, có giá trị cao. Trong một số trường hợp, hình thức này có thể kết hợp cùng xét nghiệm sinh thiết. 

Bên cạnh đó, kỹ thuật còn được còn có thể được yêu cầu bệnh nhân để:

  • Kiểm tra qua đường tầng sinh môn: Ít kết quả và cũng ít được thực hiện.
  • Kiểm tra bằng cách đưa đầu dò qua niệu đạo: Ít thực hiện do nguy cơ gây nhiễm khuẩn và dập vỡ niệu đạo cao.
  • Siêu âm màu Doppler: Kết hợp khi muốn quan sát rõ hơn về tình trạng mạch máu để khảo sát tình trạng mô trong chẩn đoán ung thư,...

Kỹ thuật và quy trình siêu âm tiền liệt tuyến

Về kỹ thuật, khi siêu âm, đầu dò được sử dụng là đầu dò có tần số cao. Thiết bị này sẽ thực hiện siêu âm B - Mode để thu được mặt cắt ngang, dọc của bộ phận. Nếu thực hiện siêu âm phía trên xương mu, thủ thuật sẽ được thực hiện ngoài da, tương tự siêu âm ổ bụng. Phương pháp được đánh giá cao trong đánh giá mức độ tắc nghẽn và nguy cơ tăng sinh lành tính tiền liệt tuyến. 

(Hình 5 - Minh hoạ quy trình siêu âm qua trực tràng)

(Hình 5 - Minh hoạ quy trình siêu âm qua trực tràng)

Tuy nhiên, trong khuôn khổ đầu mục này, Bệnh viện sẽ đề cập cụ thể hơn đến quy trình siêu âm tiền liệt tuyến qua trực tràng.

  • B1: Bệnh nhân nằm trên bàn siêu âm. Tư thế: nằm nghiêng, quay lưng về phía bác sĩ, co chân, đầu gối áp sát ngực
  • B2: Đánh giá phần ngoài bằng tay. Bác sĩ sẽ đánh giá vùng hậu môn, phần mềm xung quanh và đánh giá khả năng thực hiện nếu bệnh nhân mắc trĩ, rò hậu môn,...
  • B3: Đầu dò được bọc cao su và bôi gel để giảm ma sát, tăng hiệu quả truyền âm.
  • B4: Nhẹ nhàng đưa đầu dò vào hậu môn (bệnh nhân nên thả lỏng). Quá trình cần thực hiện từ từ vì có thể gây sang chấn hoặc khảo sát sai vị trí ở vùng cơ đáy chậu.
  • B5: Di chuyển đầu dò với lực nhẹ để quan sát khuất, khảo sát tổn thương nhỏ. Hình ảnh hiển thị trên màn hình siêu âm. 

Khi nào nên đi siêu âm tuyến tiền liệt?

Nam giới nên đi siêu âm tuyến tiền liệt định kỳ. Đặc biệt là nam giới trên 50 tuổi nên kiểm tra ít nhất 1 - 2 lần/ năm hoặc thực hiện thường xuyên hơn theo chỉ định của bác sĩ.

Một số nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh là: tiền sử gia đình có người mắc ung thư TLT, người bệnh ngoài 50 tuổi có các dấu hiệu sau đây:

  • Gặp vấn đề về niệu đạo
  • Có bất thường khi đi tiểu: tiểu khó, tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt, tiểu đêm, tiểu ra máu
  • Bị táo bón hoặc mắc các bệnh về đường ruột
  • Rối loạn cương dương
  • Phát hiện trong tinh dịch có lẫn máu

Đặc biệt lưu ý: Bệnh nhân nên đi kiểm tra thường xuyên, định kỳ, trong mọi lứa tuổi sau, ngay cả khi có triệu chứng hay không để chủ động bảo vệ sức khoẻ tốt nhất!

Một số ví dụ về hình ảnh siêu âm tiền liệt tuyến 

Kích thước tuyến tiền liệt bình thường khoảng 15 - 25 gram. Với chiều rộng là 4 cm, chiều dài 3 cm, đường kính trước sau khoảng 2 cm. Các chỉ số về siêu âm khác được cho là cần xem xét.

(Hình 6 - Kết quả tuyến tiền liệt bình thường (trái) và Viêm tuyến tiền liệt (phải))

(Hình 6 - Kết quả tuyến tiền liệt bình thường (trái) và Viêm tuyến tiền liệt (phải))

Chuẩn bị gì trước khi siêu âm tuyến tiền liệt?

Bệnh nhân có thể được yêu cầu uống thuốc Fortran trong vòng 2 giờ đồng hồ, đi ngoài ít nhất 2 lần cho đến khi bên trong sạch hết mới được thực hiện siêu âm.

Gợi ý: Người bệnh nên làm sạch hậu môn trước buổi siêu âm. Việc tẩy sạch là bắt buộc, vì có vật thể trong trực tràng sẽ gây cản trở quá trình thực hiện. 

Các câu hỏi liên quan

Siêu âm tiền liệt tuyến có đau không?

Siêu âm thực hiện qua ổ bụng không gây đau đớn. Nếu siêu âm qua trực tràng, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy hơi khó chịu khi đưa đầu dò vào gặp lực cản nhẹ từ cơ vòng hậu môn. Tuy nhiên bác sĩ sẽ hỗ trợ để cơ thể người bệnh thả lỏng và cảm giác này sẽ biến mất. 

(Hình 7 - Hình ảnh siêu âm tuyến tiền liệt qua ổ bụng (trái) và siêu âm qua trực tràng (phải))

(Hình 7 - Hình ảnh siêu âm tuyến tiền liệt qua ổ bụng (trái) và siêu âm qua trực tràng (phải))

Siêu âm tiền liệt tuyến bao nhiêu tiền?

Chi phí dao động khoảng 100.000 - 200.000 đồng/ lần.  Bệnh nhân có thể thực hiện thăm khám theo Luật để được BHYT hỗ trợ kinh phí.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo.

Siêu âm có phát hiện ung thư tuyến tiền liệt không?

Đây là phương pháp hỗ trợ chẩn đoán bệnh ung thư. Kiểm tra qua trực tràng có thể phát hiện khối u rất nhỏ, đường kính 2 - 4mm. Đầu dò siêu âm xác định chính xác vị trí, hỗ trợ giúp sinh thiết chính xác hơn.

Siêu âm tiền liệt tuyến ở đâu?

Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp gói khám kiểm tra tuyến tiền liệt như sau:

  • Đầy đủ các bước bao gồm khám bệnh nam khoa - Khám cơ quan sinh dục bên ngoài để tư vấn tình hình và phương pháp điều trị. Siêu âm tiền liệt tuyến đánh giá cấu trúc giải phẫu bộ phận.
  • Có thể mở rộng hạng mục xét nghiệm định lượng PSA, tổng phân tế bào máu, nước tiểu với chi phí hợp lý đại chúng, phù hợp cho các trường hợp bệnh lý cụ thể.  
  • Đội ngũ bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh và Khoa Nam học từ các BV hàng đầu: BS Lê Quang Đạo (BS Nam khoa học BV Đại học Y Hà Nội, BV Nam học và hiếm muộn Việt Bỉ),...
  • Phòng khám hiện đại, sạch sẽ, riêng tư. Máy siêu âm màu GE Voluson S6 siêu âm 3D/4D/5D; máy siêu âm Affiniti 30,...cho kết quả chính xác, nhanh chóng.
  • Chính sách thanh toán áp dụng BHYT, BHBL.

(Hình 8  - Máy siêu âm Affinity 30 tại BVĐK Phương Đông)(Hình 8  - Máy siêu âm Affinity 30 tại BVĐK Phương Đông)

Siêu âm tiền liệt tuyến là phương pháp chẩn đoán nhanh chóng, hiệu quả về các bệnh lý để nâng cao tỷ lệ chữa bệnh cho bệnh nhân. Vì thế nếu cơ thế có những dấu hiệu bất thường ở tuyến tiền liệt và tầng sinh môn, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ ngay nhé!

2,983

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám