Nên sinh thường hay sinh mổ? Đa số chị em đều đối diện với sự lưỡng lự và lo lắng. Chị em nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố như tình trạng sức khỏe, tiến triển thai kỳ, mỗi người mẹ sẽ có thể đưa ra quyết định phù hợp nhất cho bé và chính bản thân mình.
Phương pháp sinh thường
Sinh thường là quá trình thai nhi được ra ngoài qua đường âm đạo của mẹ. Đây là phương pháp sinh được các bác sĩ thường khuyến khích đối với các bà mẹ nếu như không có bất kỳ cản trở nào trong quá trình sinh.
Những trường hợp mẹ bầu có thể sinh thường
Ưu điểm của sinh thường
Đối với em bé:
- Sinh thường giúp cho bé được tiếp xúc với mẹ sớm hơn, và được bú sớm hơn, kích thích các giác quan ở bé và giúp mẹ về sữa nhanh hơn.
- Đặc biệt, trong quá trình sinh qua đường âm đạo, các cơ tham gia vào quá trình này có sẽ giúp đẩy ra chất lỏng có trong phổi của trẻ sơ sinh, giúp trẻ ít gặp các vấn đề về hô hấp khi chào đời.
- Trẻ sinh ra qua đường âm đạo cũng nhận được một lượng vi khuẩn tốt sớm khi chúng di chuyển qua ống sinh của mẹ, góp phần làm tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ đường ruột của bé.
Nhược điểm của sinh thường
Đối với mẹ:
- Bên cạnh ưu điểm, thì sinh thường cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Điển hình là trong quá trình sinh, nguy cơ da và các mô xung quanh âm đạo có thể căng ra và rách trong khi thai nhi di chuyển qua ống sinh. Nếu tình trạng căng và rách nghiêm trọng, sản phụ có cần phải khâu hoặc điều này có thể gây yếu hoặc tổn thương các cơ vùng chậu đảm nhiệm chức năng kiểm soát nước tiểu và ruột.
- Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những chị em sinh con qua đường âm đạo có nhiều khả năng gặp các vấn đề về đại tiện hoặc tiểu không tự chủ sau sinh cao hơn những phụ nữ sinh mổ. Ngoài ra, chị em cũng dễ bị rò rỉ nước tiểu hơn khi ho, hắt hơi hoặc cười.
- Sau khi sinh qua đường âm đạo, chị em cũng hay bị đau kéo dài ở đáy chậu, khu vực giữa âm đạo và hậu môn.
Đối với bé:
Nếu quá trình chuyển dạ và sinh thường kéo dài khi thai nhi to sẽ dẫn tới rủi ro đó là em bé có thể bị thương, chẳng hạn như bầm tím da đầu hoặc nguy hiểm hơn là gãy xương đòn. Chính bởi điều này, trong quá trình theo dõi thai, bác sĩ sẽ phải kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của người mẹ, để đưa ra lời khuyên tốt nhất cho sản phụ nên sinh thường hay sinh mổ nhằm đảm bảo an toàn nhất cho 2 mẹ con.
Phương pháp mổ lấy thai
Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật lấy thai ra ngoài. Trong hầu hết ca sinh mổ, thai phụ được gây tê tủy sống để mất cảm giác hoàn toàn ở thân dưới, nhưng vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình mổ.
Thai to nên sinh thường hay sinh mổ?
Những lý do mẹ bầu cần sinh mổ
- Mổ lấy thai chủ động khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ (thường gặp ở những mẹ bầu đã từng sinh mổ, hoặc gặp các vấn đề không thể sinh thường…)
- Khung chậu của mẹ bất thường như khung chậu hẹp, méo...
- Đường ra của thai nhi bị cản trở: mẹ bị rau tiền đạo, bị u xơ tử cung, u cổ tử cung, u buồng trứng nằm sâu trong tiểu khung...
- Mẹ từng sinh mổ và có sẹo xấu ở tử cung
- Sức khỏe của mẹ không tốt: mẹ bầu bị huyết áp cao, tiền sản giật, nhiễm độc thai nghén…
- Mẹ bị dạng đường sinh dục: tử cung đôi, tử cung 2 sừng; âm đạo bị chít hẹp bẩm sinh… Suy thai cấp cần mổ lấy thai gấp để đảm bảo an toàn cho bé; thai nhi bị suy dinh dưỡng nặng; bất đồng nhóm máu…
- Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, ngôi thai ngược, ngang, thai to, quá ngày…
- Thai đôi, thai 3…
- Mẹ gặp các vấn đề như chảy máu âm đạo như trong trường hợp rau tiền đạo, dọa vỡ tử cung, sa dây rau, nhau bong non...
- Chuyển từ đẻ thường sang đẻ mổ trong trường hợp mẹ sinh thường quá lâu, suy thai trong quá trình chuyển dạ, bé không lọt đầu dù cổ tử cung đã mở hết…
Ưu điểm của sinh mổ
Sinh thường hay sinh mổ đau hơn?
Đối với mẹ:
- Nếu thai phụ biết mình sẽ phải sinh mổ thì có thể lên lịch trước, thuận tiện và dễ đoán hơn so với sinh ngả âm đạo và trải qua một cuộc chuyển dạ dài.
- Một trong những ưu điểm của sinh mổ được nhiều mẹ thích thú đó là không phải chịu đựng cơn đau chuyển dạ. Mẹ sẽ nhanh chóng được nhìn thấy con sau 30 phút vào phòng mổ
Đối với bé:
- Mổ lấy thai đảm bảo em bé chào đời một cách an toàn mà không lo bị thương, đặc biệt hữu ích trong trường hợp thai nhi có cân nặng lớn.
- Đối với các trường hợp mẹ và bé có nguy cơ cao thì sinh mổ là lựa chọn an toàn cho cả 2 mẹ con.
- Sinh mổ dễ khắc phục các tình trạng nguy hiểm, nhất là suy thai, bởi có thể đưa bé ra khỏi bụng mẹ một cách nhanh chóng và có thể tiếp tục thực hiện các biện pháp chăm sóc tiếp theo.
Nhược điểm của sinh mổ
Đối với mẹ:
- Thời gian nằm viện, thời gian hồi phục sau sinh mổ sẽ lâu hơn sinh thường. Sinh mổ cũng làm tăng nguy cơ phụ nữ gặp nhiều vấn đề về thể chất hơn sau khi sinh, chẳng hạn như đau kéo dài hoặc nhiễm trùng tại vết mổ. Tuy nhiên, hiện nay các phương pháp chăm sóc sau mổ, giảm đau sau mổ đã giúp ích rất nhiều cho những mẹ lựa chọn phương pháp sinh này.
- Ngoài ra, sinh mổ còn làm tăng nguy cơ mất máu và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Trong quá trình mổ lấy thai, ruột hoặc bàng quang có thể bị tổn thương, và có thể hình thành cục máu đông.
- Phụ nữ sinh mổ ít có khả năng cho con bú sớm như sinh thường, hơn nữa sữa cũng về muộn hơn do phải sử dụng một số loại thuốc sau sinh mổ.
- Thời gian hồi phục sau khi sinh cũng lâu hơn vì sản phụ có thể bị đau và khó chịu hơn ở vùng bụng do da và dây thần kinh xung quanh vết sẹo mổ cần thời gian để lành lại, thường ít nhất là hai tháng.
- Theo một nghiên cứu của Pháp, phụ nữ có nguy cơ tử vong khi sinh mổ cao gấp 3 lần so với sinh thường do đông máu, nhiễm trùng và biến chứng do gây mê.
- Đặc biệt, nếu chị em phụ nữ đã sinh mổ lần đầu tiên, nhiều khả năng chị em sẽ phải sinh mổ trong những lần tiếp theo. Đồng thời, chị em cũng có nhiều nguy cơ bị các biến chứng thai kỳ trong tương lai, chẳng hạn như bất thường nhau thai và vỡ tử cung, đó là khi tử cung bị rách dọc theo đường sẹo từ lần sinh mổ trước đó. Nguy cơ mắc các vấn đề về nhau thai tiếp tục tăng lên với mỗi lần sinh mổ mà phụ nữ trải qua.
Đối với bé:
- Trẻ sinh ra bằng phương pháp mổ lấy thai có thể có nhiều khả năng gặp các vấn đề về hô hấp khi sinh và ngay cả trong thời thơ ấu, chẳng hạn như hen suyễn.
Sinh mổ và sinh thường, phương pháp nào tốt hơn?
Chị em thường tìm hiểu việc nên chọn sinh thường hay sinh mổ trong quá trình thai kỳ để chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Thông thường, nếu sức khỏe của mẹ ổn định và thai nhi không gặp vấn đề gì nghiêm trọng, sinh thường là phương pháp được ưu tiên vì mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, để đảm bảo an toàn cho cả hai, việc sinh mổ vẫn là cần thiết.
Để xác định nên sinh thường hay sinh mổ, cái nào tốt hơn, mẹ bầu cần thực hiện thăm khám kỹ lưỡng trước khi sinh để đánh giá các nguy cơ. Bác sĩ sản khoa sẽ đưa ra phương pháp sinh phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Trong quá trình thăm khám, nếu phát hiện có vấn đề từ mẹ hoặc bé, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra chỉ định mổ lấy thai để hạn chế các tai biến sản khoa. Ngược lại, nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi hoàn toàn bình thường và phù hợp cho sinh thường, mẹ có thể lựa chọn phương pháp này để mang lại lợi ích cho cả hai.
Sinh thường hay sinh mổ cái nào tốt hơn?
TÌM HIỂU THÊM:
➤ Sinh mổ kiêng ăn gì để tránh sẹo lồi và nhanh lành vết mổ?
➤ Các bài tập để dễ sinh thường - Mẹ bầu đừng quên tập mỗi ngày
➤ 7 loại trái cây tốt nhất nên ăn sau sinh mổ
Trên đây là những thông tin chi tiết để giúp mẹ có những kiến thức chung về sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên, để lựa chọn sinh thường hay sinh mổ, mẹ cần tới sự tư vấn của bác sĩ. Tốt nhất, mẹ bầu nên chọn 1 địa chỉ để thăm khám thường xuyên, giúp các bác sĩ nắm rõ về tình trạng của mình, từ đó sẽ có tư vấn tốt nhất.