Sốt xuất huyết có được truyền nước không? Nên truyền gì?

Phương Loan

23-03-2024

goole news
16

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, người bệnh sẽ khởi phát các triệu chứng như sốt, nôn mửa, đau nhức cơ khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước. Những thắc mắc như sốt xuất huyết có được truyền nước không, nên truyền gì, khi nào truyền cũng được đặt ra, cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu trong bài viết này.

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan bởi muỗi vằn mang virus Dengue, từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Các chuyên gia y tế đánh giá đây là căn bệnh phức tạp, diễn tiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?

Nhận biết sốt xuất huyết bằng các triệu chứng như sốt cao đột ngột và liên tục, đau cơ bắp, đau hai hốc mắt, chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn mửa, nôn, tiêu chảy và xuất huyết dưới da. Trong thời gian này, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị dứt điểm.

Sốt xuất huyết có được truyền nước không?

Sốt xuất huyết có được truyền nước không là câu hỏi nhiều bệnh nhân, người nhà quan tâm. Bởi khi nhiễm virus, cơ thể sốt cao kéo dài, nôn mửa gây tình trạng mất nước trầm trọng và mệt mỏi.

Dù truyền nước là phương pháp cải thiện tình trạng sốt, mất nước hiệu quả. Song với sốt xuất huyết, truyền dịch có thể gây phản ứng mạnh mẽ, dẫn tới sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.

Sốt xuất huyết có được truyền nước không?

(Sốt xuất huyết có được truyền nước không?)

Trường hợp người bệnh vẫn có thể ăn uống, bác sĩ khuyến cáo bù nước bằng cách bổ sung nước lọc, nước cam, nước dừa, nước ép, soup, canh hầm nhừ hoặc điện giải Oresol,... Nếu không thể ăn uống hoặc nôn mửa nhiều, việc truyền nước cần được chỉ định bởi bác sĩ.

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh tuyệt đối không được truyền dịch đạm hoặc dịch có pha vitamin. Trong thời gian truyền dịch, cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân, nếu xuất hiện triệu chứng rét run, tăng thân nhiệt cần dừng và báo cáo ngay cho bác sĩ.

Sau truyền, nếu cơ thể vẫn còn mệt mỏi thì tuyệt đối không truyền nước thêm. Vì đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng dư thừa nước, nếu tiếp tục thực hiện phương pháp này có thể gây phù phổi dẫn đến tử vong.

Sốt xuất huyết truyền nước cần lưu ý gì?

Lưu ý: truyền nước khi bị sốt xuất huyết cần được thực hiện tại cơ sở y tế, được chỉ định bởi bác sĩ và giám sát bởi nhân viên y tế. Chỉ khuyến khích truyền nước khi bệnh nhân không thể tự ăn uống, mất cân bằng nước và điện giải nghiêm trọng.

Lưu ý khi truyền nước điều trị sốt xuất huyết

(Lưu ý khi truyền nước điều trị sốt xuất huyết)

Định lượng dịch truyền giữa các bệnh nhân là không đồng nhất, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Ví dụ, người bệnh có biểu hiện sốc, huyết áp thấp cần truyền 15ml/kg/1h, giảm dần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu không có dấu hiệu sốc, chỉ cần ứng dụng truyền 1 - 2 lít dịch mỗi ngày.

Khi bệnh nhân dần phục hồi, thường từ ngày thứ 6 khởi phát bệnh sốt xuất huyết, nên ngừng truyền dịch. Trường hợp tiếp tục truyền dịch có thể gây biến chứng nguy hiểm như suy tim, phù phổi cấp, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

Xem thêm: 

Tự ý truyền nước khi bị sốt xuất huyết xảy ra nguy cơ gì?

Ngược lại với quan niệm truyền dịch để mau khỏe, chuyên gia y tế nêu cho biết “dịch truyền vitamin C cũng gây sốc phản vệ như vitamin B1, có thể gây tràn dịch màng phổi, màng bụng dẫn đến khó thở hoặc là diễn tiến vào sốc… Do vậy, để bảo đảm tính mạng người bệnh, tuyệt đối không được tự ý truyền dịch tại cơ sở tư nhân, việc truyền dịch phải có chỉ định của bác sĩ tại cơ sở y tế cho phép để khi có sự cố được xử lý kịp thời.”

Bởi vậy, bổ sung dịch qua đường truyền cần phải phù hợp theo từng giai đoạn, thể trạng của bệnh nhân. Nếu truyền sai sẽ gây biến chứng đáng tiếc, đã ghi nhận nhiều ca tử vong do tự ý truyền nước tại nhà.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, trong trường hợp 2 - 3 ngày đầu tiên chỉ sốt, chưa có triệu chứng khác thì nên uống nhiều nước, ưu tiên thức ăn dạng lỏng, hạn chế ăn đồ có màu đen, đỏ hay sẫm màu, không tự ý truyền nước.

Sốt xuất huyết truyền dịch gì?

Nếu được bác sĩ chỉ định truyền nước, người bệnh có thể sử dụng dung dịch Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương NaCl 0,9%. Trường hợp sốc sốt xuất huyết, cần chuẩn bị sẵn dung dịch cao phân tử như dextran 40 hoặc dextran 70, hydroxyethyl starch (HES).

Một số loại dịch có thể truyền khi mắc sốt xuất huyết

(Một số loại dịch có thể truyền khi mắc sốt xuất huyết)

Cứ sau 1 giờ cần kiểm tra lại tình trạng người bệnh, sau 2 giờ kiểm tra lại chỉ số hemtatocrit. Riêng với người bệnh trên 15 tuổi, khi hết nôn và ăn uống bình thường trở lại có thể xem xét ngưng truyền dịch.

Mọi chỉ định thay đổi tốc độ truyền nước cần căn cứ vào mạch, huyết áp, lượng nước tiểu bài tiết, tình trạng tim, phổi, chỉ số hematocrit và áp lực tĩnh mạch trung ương. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý thay đổi tốc độ truyền hoặc ngưng truyền khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Biện pháp bù nước không phải truyền dịch tại nhà

Xuyên suốt nội dung bài viết, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã chia sẻ trong giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân có thể tự bù nước tại nhà bằng cách ăn uống, bổ sung các chất điện giải tự nhiên. Cụ thể:

  • Oresol: Để đảm bảo hiệu quả cũng như tránh trường hợp ngộ độc, khi pha chế ORS cần tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Gia đình tuyệt đối không tự ý thêm đường hay chia nhỏ pha thành nhiều lần, pha quá đặc.
  • Nước hoa quả: Các loại hoa quả được khuyến khích bổ sung cho người bệnh sốt xuất huyết như cam, chanh, dừa. Đây là thức uống giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ xuất huyết, tăng tính bền vững của thành mạch, bổ sung khoáng chất và điện giải.
  • Nước lọc: Trong thời gian phát bệnh, người bệnh cần uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất đi. Đồng thời cung cấp độ ẩm cho cơ thể, loại bỏ độc tố, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh tốc độ khỏi bệnh.

Tựu chung lại, sốt xuất huyết có được truyền nước không cần căn cứ vào vào tình trạng bệnh nhân, tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài phương pháp truyền dịch, bệnh nhân có thể bổ sung nước oresol, nước hoa quả, nước lọc tại nhà để làm giảm triệu chứng của bệnh.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,141

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám