Suy buồng trứng nguyên phát có con được không?

Ngọc Anh

05-08-2024

goole news
16

Suy buồng trứng nguyên phát là hiện tượng buồng trứng bị suy giảm chức năng hoặc dừng hoạt động trước 40 tuổi ở người phụ nữ. Bất thường này khiến sức khoẻ tổng thể của người phụ nữ giảm sút, khả năng sinh sản giảm sút nghiêm trọng và cơ thể bắt đầu có dấu hiệu mãn kinh. 

Suy buồng trứng nguyên phát là gì?

Suy buồng trứng nguyên phát (suy buồng trứng sớm) là hiện tượng buồng trứng bị suy giảm chức năng, ngừng hoạt động và sản xuất trứng trước 40 tuổi. Thông thường, phụ nữ mãn kinh vào khoảng 45 - 55 tuổi, tuy nhiên, trên lâm sàng sản khoa hiện nay, không ít các bác sĩ Sản khoa nhận thấy: Trung bình cứ 100 bệnh nhân nữ đến khám thì có khoảng 15 - 20 bệnh nhân bị suy giảm chức năng buồng trứng. Trong đó có 5 bệnh nhân bị suy buồng trứng nặng, buồng trứng mất hoàn toàn chức năng.

Một trong số những thực trạng đau đầu được ghi nhận tại các Trung tâm sinh sản hiện nay là không chỉ những người phụ nữ lớn tuổi, mẹ một con mới bị suy buồng trứng. Mà có không ít các bệnh nhân mới 20 - 30 tuổi còn rất trẻ nhưng đã bị suy buồng trứng nguyên phát. Một số trường hợp phát hiện sớm duy trì chức năng buồng trứng được vài năm, số còn lại thì không may mãn kinh hoàn toàn chỉ trong vòng 1- 2 năm sau đó. 

(Hình 1 - Suy buồng trứng là tình trạng không có trứng phát triển trong nang)

(Hình 1 - Suy buồng trứng là tình trạng không có trứng phát triển trong nang)

Suy buồng trứng nguyên phát là bệnh lý ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ. Mặc dù số lượng trứng của người phụ nữ thay đổi theo thời gian nhưng số lượng trứng là không thay đổi. Trung bình các cô gái trong độ tuổi dậy thì có khoảng 300.000 - 400.000 quả trứng. Qua chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng, số trứng và nang trứng dự trữ sẽ giảm dần. Cuối cùng, số lượng trứng của người phụ nữ sẽ gần như cạn kiệt vào độ tuổi 45 - 50. Tình trạng buồng trứng suy giảm chức năng quá nhanh khiến nhiều chị em mặc dù còn trẻ, nhưng có rất ít cơ hội đón con chào đời. 

Triệu chứng suy giảm buồng trứng nguyên phát

Buồng trứng khỏe mạnh sẽ giúp cho người phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt và trạng thái tâm lý, tình trạng cơ thể và khả năng quan hệ tình dục ổn định. Vì thế khi chức năng buồng trứng của người bệnh có vấn đề thì sự thay đổi trên các khía cạnh này sẽ trở thành triệu chứng rõ ràng nhất như sau: 

  • Rối loạn kinh nguyệt: Vòng kinh thưa hoặc mất hẳn kinh. Thông thường một người phụ nữ khỏe mạnh có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 25 - 31 ngày. Tuy nhiên người bệnh suy buồng trứng nguyên phát có thể 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng mới thấy kinh hoặc mất kinh hoàn toàn.
  • Khó khăn trong quan hệ: Khô âm đạo, ít ham muốn, không còn hứng thú với chuyện chăn gối
  • Cảm xúc thất thường: Hay bốc hỏa, có cơn nóng bừng, cáu gắt
  • Cơ thể có sự biến đổi: Da nhăn và thiếu đàn hồi, ngực nhão và chảy xệ, tóc dễ gãy rụng, hay chóng mặt, buồn nôn,...
  • Chất lượng sức khỏe suy giảm: Ngủ không sâu giấc, mất ngủ,...

(Hình 2 - Một số triệu chứng của buồng trứng bị suy)

(Hình 2 - Một số triệu chứng của buồng trứng bị suy)

Trên thực tế, các dấu hiệu trên không quá điển hình và rất dễ bị người bệnh nhầm lẫn hay bỏ qua. Một số người bệnh đi khám tuyến giáp, loãng xương (thực chất là do suy giảm estrogen tạo thành) mới phát hiện bệnh nhân bị rối loạn nội tiết tố và nguồn cơn xuất phát từ hội chứng suy buồng trứng nguyên phát. 

Nguyên nhân gây suy giảm chức năng buồng trứng nguyên phát

Theo các bác sĩ của Trung tâm IVF Phương Đông, tình trạng suy giảm buồng trứng sớm của bệnh nhân đến từ:

  • Nhóm nguyên nhân tự phát: Một số hội chứng di truyền như hội chứng Turner, hội chứng Fragile X có thể gây tổn thương buồng trứng từ khi sinh ra.
  • Nhóm nguyên nhân mắc phải: Người phụ nữ đã từng can thiệp phẫu thuật cắt 1 bên buồng trứng, vòi trứng khi điều trị ung thư buồng trứng, mổ nội soi thai ngoài tử cung; nạo phá thai bừa bãi,...
  • Nhóm nguyên nhân nguyên phát từ đời sống, sinh hoạt: lạm dụng chất kích thích, viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày, nhiễm phóng xạ...
  • Điều trị sau phẫu thuật như xạ trị, hoá trị cũng làm ảnh hưởng đến chức năng 
  • Ảnh hưởng từ các bệnh lý toàn thân như bệnh tuyến giáp, loãng xương, bệnh tự miễn (lupus ban đỏ),... gây tổn thương, hư hại mô buồng trứng và nang trứng

(Hình 3 - Các đối tượng có nguy cơ cao bị suy buồng trứng)

(Hình 3 - Các đối tượng có nguy cơ cao bị suy buồng trứng)

Biến chứng người bệnh suy buồng trứng có thể gặp phải

Biến chứng nguy hiểm nhất của người phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể mắc là chức năng sinh sản bị sụt giảm. Điều này không có nghĩa là tất cả bệnh nhân suy buồng trứng đều bị vô sinh. Theo các chuyên gia Sản phụ khoa thì tiên lượng sinh sản của phái yếu dựa vào thời điểm phát hiện bệnh lý khá nhiều. Nếu như người phụ nữ đi khám và phát hiện chức năng buồng trứng có bất thường thì vẫn có khoảng 10% thụ thai tự nhiên. 

Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn khi bệnh nhân đã bước vào ngưỡng 35 - 40 tuổi khi chất lượng trứng và số lượng trứng đều suy giảm nhiều thì gia đình có rất ít cơ hội đón bé yêu nếu không dùng bất kỳ biện pháp hỗ trợ nào. Đây cũng là lý do các bác sĩ sản khoa luôn nhấn mạnh nếu hai vợ chồng sinh hoạt tình dục bình thường, không dùng biện pháp tránh thai mà không có con sau 1 năm thì phải đi khám ngay để có phác đồ điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán suy buồng trứng

Để chẩn đoán tình trạng suy giảm chức năng buồng trứng, các bác sĩ sẽ thực hiện:

  • Khám lâm sàng: Đánh giá về tuổi tác, vòng kinh của bệnh nhân, có phát hiện dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt không, có bị bốc hoả, giảm ham muốn không
  • Chẩn đoán hình ảnh: Xem xét kích thước buồng trứng, phát hiện những bất thường ở buồng trứng
  • Xét nghiệm sinh hoá: Đánh giá chỉ số FSH trong máu - Nội tiết tố sinh dục thể hiện sự phát triển của nang trứng, nếu FSH ngày thứ hai hoặc ngày thứ ba của bệnh nhân (~ 10 - 13 mIU/mL)  thì rất có thể kết luận bất thường về chức năng buồng trứng.
  • Xét nghiệm kiểm tra NST
  • Các xét nghiệm khác theo chỉ định của bác sĩ  

(Hình 4 - Phương pháp FSH là xét nghiệm chẩn đoán chức năng buồng trứng)

(Hình 4 - Phương pháp FSH là xét nghiệm chẩn đoán chức năng buồng trứng)

Điều trị suy buồng trứng nguyên phát

Đối với suy buồng trứng nguyên phát, các chị em không có hoặc có rất ít cơ hội mang thai tự nhiên thì bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị giảm nhẹ biến chứng và hỗ trợ sinh sản để tăng khả năng có thai.

Các phương pháp hạn chế biến chứng của bệnh lý sẽ được xem xét, bao gồm:

  • Liệu pháp thay thế hormone: Các loại thuốc bổ sung nội tiết có thể bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng loãng xương, triệu chứng bốc hỏa và sự thay đổi tiền ung thư có thể xảy ra
  • Bổ sung thêm canxi và vitamin D: Để ngăn ngừa tình trạng loãng xương nếu chế độ ăn bình thường không cung cấp đủ các chất này.

Bên cạnh đó, dựa vào nguyện vọng của gia đình và nền tảng kinh tế, bệnh nhân có thể lựa chọn các phương pháp gia tăng cơ hội làm mẹ dưới đây:

  • Trữ trứng

Bác sĩ sẽ kích thích buồng trứng của bệnh nhân để nó sinh ra nhiều nang trứng hơn bình thường. Các trứng mới này sẽ được nhân viên y tế thu thập và bảo quản trong nitơ lỏng. Bằng cách này, khả năng sinh sản của chị em được bảo tồn trước khi điều trị ung thư, phẫu thuật hoặc chưa muốn có con ngay lập tức. 

Trứng đông lạnh sẽ được bảo toàn tại phòng Lab của bệnh viện và lấy ra sử dụng trong tương lai. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là chi phí khá cao và không phải tất cả trứng trữ đông đều có thể sống sót và thụ tinh thành công. 

 (Hình 5 - Bạn có thể chọn trữ trứng để đảm bảo khả năng sinh sản khi kết hôn muộn)

 (Hình 5 - Bạn có thể chọn trữ trứng để đảm bảo khả năng sinh sản khi kết hôn muộn)

  • Xin trứng

Nếu người phụ nữ đã cạn kiệt trứng thì có thể đăng ký nhận trứng từ những người phụ nữ hiến tặng để thụ tinh với tinh trùng của người chồng. Trứng được hiến có thể được thụ tinh và chuyển phôi vào buồng tử cung của người nhận. 

Không thể phủ nhận, đây là cứu cánh cho các chị em không có khả năng tạo trứng hoặc chất lượng trứng quá kém. Thời gian thực hiện nhanh chóng. Nhưng điểm trừ của phương pháp này là không phải ai cũng có thể chấp nhận con cái là đứa trẻ không mang gen mình và các cặp vợ chồng gặp rất nhiều khó khăn khi tìm người hiến tặng phù hợp. 

  • Thụ tinh ống nghiệm (IVF)

IVF là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản cho các cặp đôi có vợ bị suy buồng trứng nguyên phát. Tương tự với trữ trứng nhưng người phụ nữ sau khi được thu thập sẽ được chọn lọc và thụ tinh tạo thành các phôi khoẻ mạnh. Bạn có thể chuyển 1 phôi vào buồng tử cung của người mẹ và trữ các phôi khác cho các lần mang thai tiếp theo. 

Ưu điểm của thụ tinh ống nghiệm là tỷ lệ mang thai thành công khi thực hiện biện pháp này lên tới 35 - 40%. Tuy nhiên, nhược điểm của IVF vì nó là chu trình phức tạp, công nghệ cao nên chi phí cao và có xâm lấn.

 (Hình 6 - Thụ tinh ống nghiệm IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản rất phổ biến)

 (Hình 6 - Thụ tinh ống nghiệm IVF là phương pháp hỗ trợ sinh sản rất phổ biến)

Để đưa ra quyết định cuối cùng, bạn và gia đình hãy bàn bạc dựa trên tuổi tác của người mẹ, nguyên nhân bệnh lý suy buồng trứng, tình trạng sức khoẻ của người mẹ và khả năng tài chính. Đồng thời, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Sản khoa tại các Bệnh viện lớn, Trung tâm hỗ trợ sinh sản công nghệ cao để đưa ra quyết định chính xác. 

Phòng ngừa suy giảm chức năng buồng trứng nguyên phát

Ngoài các nguyên nhân không can thiệp được, người phụ nữ có thể thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình như sau:

Thực hiện thăm khám tiền hôn nhân

Mặc dù không thể tránh được tình trạng suy buồng trứng sớm hoàn toàn nhưng khám sức khỏe tiền hôn nhân vẫn đem lại những lợi ích thiết thực như sau:

  • Phát hiện sớm các vấn đề: Qua các xét nghiệm, bác sĩ có thể phát hiện sớm các bất thường về nội tiết tố, viêm nhiễm hoặc các vấn đề khác ảnh hưởng đến chức năng buồng trứng.
  • Tư vấn và điều trị kịp thời: Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp để hạn chế tiến triển của bệnh.
  • Đánh giá khả năng sinh sản: Qua khám sức khỏe, bạn và bạn đời sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe sinh sản của mình, từ đó lên kế hoạch sinh con phù hợp.

Khám sức khỏe sinh sản sau khi kết hôn

Theo khuyến cáo của các chuyên gia sinh sản, nếu một cặp vợ chồng vẫn sinh hoạt tình dục bình thường (không dùng biện pháp tránh thai trong 1 năm mà vẫn không có con thì nên đi khám để được đánh giá khả năng sinh sản ngay. 

Khám phụ khoa ngay khi có các dấu hiệu bất thường

Người phụ nữ nên lắng nghe cơ thể của bản thân thường xuyên và đi khám phụ khoa định kỳ ít nhất 2 lần/ năm. Mỗi lần cách nhau 6 tháng. Ngoài ra, bạn phải đi khám ngay nếu phát hiện:

  • Chu kỳ kinh bất thường, lâu có kinh hơn hay tự nhiên mất kinh
  • Cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể: sức khỏe yếu đi, hay cáu gắt, bực bội, tình trạng da trở nên kém đi,...

(Hình 7 - Mọi phụ nữ đều nên đi khám phụ khoa ít nhất 2 lần/ năm)

(Hình 7 - Mọi phụ nữ đều nên đi khám phụ khoa ít nhất 2 lần/ năm)

Duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh 

  • Chế độ ăn uống cân bằng: Tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin (nhất là vitamin D), khoáng chất (canxi) như trái cây, rau xanh, các loại hạt, đậu...
  • Tập thể dục đều đặn: Các bài tập vừa phải như đi bộ, bơi lội, yoga... giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm stress và tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng hormone và phục hồi cơ thể.
  • Tránh căng thẳng: Áp lực quá lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Hãy tìm những cách để thư giãn như thiền định, nghe nhạc, đọc sách...
  • Hạn chế các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác có thể làm giảm chất lượng trứng và gây hại cho sức khỏe sinh sản.

Ngoài các phương pháp trên bạn nên cân nhắc thực hiện kết hôn và sinh con dưới 30 tuổi. Đây là thời điểm cơ quan sinh sản còn phát triển tốt nhất và cơ thể người bệnh đáp ứng hầu hết các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản hiệu quả. 

Câu hỏi liên quan

Suy buồng trứng sớm có con không?

Có thể. Mặc dù bệnh lý suy buồng trứng nguyên phát khiến người bệnh có ít cơ hội mang thai tự nhiên hơn bình thường nhưng không có nghĩa là người bệnh bị vô sinh. Người phụ nữ vẫn có thể có con nếu điều trị theo phác đồ phù hợp. Ngoài ra, các phương pháp hỗ trợ sinh sản, có thể kể đến mô hình tối ưu hoá tỷ lệ đậu thai DFT 1:1 của IVF Phương Đông tối ưu hoá tỷ lệ đậu thai thành công lên đến 86%. 

Suy buồng trứng sớm nên ăn gì?

Chế độ ăn của người bệnh cần phải đạt được sự cân bằng đầy đủ giữa protein, lipid và glucose. Bạn nên bổ sung các nhóm thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm giàu vitamin D3: các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích,...), trứng gà, nấm, sữa và các sản phẩm từ sữa,...
  • Thực phẩm giàu Magie: các loại hạt( hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt bí,..), các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu nành,...), rau lá xanh đậm( rau bina, cải xoăn, cải thìa,...), trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,...
  • Thực phẩm giàu kẽm: Thịt đỏ, hải sản, các loại đậu,... 
  • Các loại thực phẩm bổ sung Estrogen ở dạng dễ chuyển hoá

Hiện nay, rất nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn với vợ gặp bệnh lý suy buồng trứng sớm tại Trung tâm IVF Phương Đông đã đón con thành công bằng chất lượng dịch vụ cao qua các ưu điểm nổi trội:

  • Đội ngũ bác sĩ trực tiếp thăm khám là những chuyên gia điều trị những ca khó và thường xuyên trao đổi với các bác sĩ hàng đầu, cập nhật những tiến bộ y học trong và ngoài nước như BSCKII Nguyễn Tuấn Anh, BS Trần Minh Thắng, Ths.BS Lê Vũ Hải Duy, Ths Nguyễn Thị Thu Thuỷ,...
  • Trang thiết bị hiện đại, làm chủ mô hình DFT 1:1 tối ưu hoá tỷ lệ đậu thai lên đến 86% và các kỹ thuật sinh sản hàng đầu khác. Mọi công đoạn của quá trình đều được thực hiện bằng trang thiết bị chất lượng cao trong phòng LAB đạt tiêu chuẩn phòng sạch ISO 6
  • Hệ thống phòng khám, phòng chờ, khu vực tư vấn, phòng điều trị nội trú rộng rãi, đầy đủ tiện nghi nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư, thoải mái cho các cặp vợ chồng
  • Quy trình thăm khám khép kín, phối hợp liên chuyên khoa trong hệ thống Bệnh viện Đa khoa Phương Đông toàn diện, rút ngắn thời gian chờ đợi và nâng cao tối đa hiệu quả điều trị
  • Chính sách trả góp 0 đồng và hàng ngàn ưu đãi khác của Bệnh viện hỗ trợ gia đình sớm đón bé yêu về nhà

(Hình 8 - Các bác sĩ của IVF Phương Đông thực hiện chuyển phôi cho bệnh nhân)

(Hình 8 - Các bác sĩ của IVF Phương Đông thực hiện chuyển phôi cho bệnh nhân)

Có  thể nói, suy buồng trứng sớm là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến tương lai sinh sản và hạnh phúc gia đình của mỗi người phụ nữ. Để bảo vệ sức khoẻ của gia đình và những người thân yêu, bạn nên thực hiện khám sức khỏe tiền hôn nhân để có kế hoạch đón bé yêu chu toàn nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
116

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

ThS. BS

LÊ VŨ HẢI DUY

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông

ThS. BS

LÊ VŨ HẢI DUY

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám