Tâm lý căng thẳng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ như thế nào?
Tâm lý căng thẳng khó thụ thai là một trong những nguyên nhân mà mọi người phụ nữ đều gặp ít nhất một lần trong đời. Cụ thể, khi người phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng, hệ thần kinh giao cảm sẽ được kích hoạt để giải phóng hormone cortisol. Hormone này ức chế hoạt động của trục dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng, gây ra các rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, tăng nguy cơ rối loạn kinh nguyệt và giảm ham muốn tình dục.
Người phụ nữ hiếm muộn thường có gánh nặng tâm lý lớn hơn bình thường
Tuỳ mức độ, thời gian ảnh hưởng và tình trạng sức khoẻ của người bệnh, mức độ ảnh hưởng của nhân tố tâm lý đến quá trình thụ thai sẽ khác nhau. Thực tế chứng minh, theo nghiên cứu của Đại học Louisville ở Kentucky-Mỹ, người phụ nữ thường xuyên căng thẳng, lo âu trong những ngày rụng trứng giảm 40% cơ hội thụ thai so với người bình thường.
Áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống
Trong đời sống hiện đại, phụ nữ phải chịu rất nhiều áp lực như công việc, gia đình, bạn bè, xã hội và phải chạy đua với chuyện mang bầu, sinh con nối dõi. Điều này là vô cùng khó khăn, đặc biệt có những thời điểm công việc bận bịu, mâu thuẫn gia đình tăng cao. Khi đó, người phụ nữ có thể bị căng thẳng kéo dài dẫn đến tình trạng:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt: Căng thẳng làm thay đổi nồng độ hormone, đặc biệt là hormone cortisol. Điều này có thể dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí là mất kinh.
- Ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng: Căng thẳng khiến cơ thể giảm sản xuất hormone sinh sản FSH và LH, gây khó khăn cho quá trình phát triển và rụng trứng.
- Giảm chất lượng trứng: Trứng chất lượng kém có khả năng thụ tinh và phát triển thành phôi khỏe mạnh thấp hơn.
Người phụ nữ hiện đại phải đối mặt với đủ áp lực từ công việc, cuộc sống và gia đình
Tâm lý và chất lượng giấc ngủ
Tâm lý căng thẳng khó thụ thai đôi khi là hệ quả của tình trạng người phụ nữ suy nghĩ quá nhiều khiến họ mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu. Trạng thái tâm lý không ổn định sẽ gây ra:
- Mất cân bằng hormone: Mất ngủ kéo dài làm rối loạn nhịp sinh học, gây mất cân bằng hormone melatonin và cortisol. Đây là khởi đầu của rối loạn trứng phóng noãn
- Giảm khả năng phục hồi: Thiếu ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Tâm lý và vấn đề sức khỏe
Tâm lý bồn chồn, lo âu không thôi có thể khiến bạn ăn uống vô tội vạ, ngủ muộn, không ngủ đúng giờ và không tập luyện thể dục định kỳ. Điều này tác động qua lại khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả, bạn dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Mặt khác, hoạt động của tuyến giáp cũng bị ảnh hưởng, khởi nguồn cho tình trạng rối loạn hormone và bất thường rụng trứng.
Tâm lý và chuyện "yêu"
Tâm lý căng thẳng khó thụ thai còn được giải thích dễ hiểu như cách chuyện yêu bị ảnh hưởng. Bạn và chồng có thể bị áp lực quá mức bởi việc phải có con, phải có thai trong thời gian ngắn nên không còn hứng thú và có xu hướng tránh né chuyện ấy.
Thực tế có những cặp vợ chồng chỉ “thực hiện nghĩa vụ” hoặc quan hệ với tần suất vài tháng/ lần. Nếu điều này cứ tiếp diễn, bạn rất khó có thể có con.
Đồng thời, về mặt chức năng sinh lý, căng thẳng dễ gây ra các rối loạn chức năng tình dục như rối loạn cương dương ở nam giới, khô âm đạo ở nữ giới,...
Không thoải mái trong chuyện yêu cũng có thể khiến người phụ nữ khó mang thai
Các nhân tố khác ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của người phụ nữ
Ngoài tâm lý căng thẳng khó thụ thai, các nhân tố dưới đây cũng khiến người phụ nữ dễ hoặc khó có con hơn như:
Chế độ dinh dưỡng
Trên thực tế, thực phẩm cũng là nhân tố tác động đến chức năng sinh sản của người phụ nữ. Ăn quá nhiều hoặc chế độ ăn nhiều thức ăn nhanh, dầu mỡ, đường sẽ khiến bạn thừa cân, béo phì. Trong khi đó, cân nặng tăng lên đồng nghĩa với tăng nguy cơ rối loạn nội tiết, giảm khả năng rụng trứng. Đồng thời, bạn cũng có thể bị kháng insulin, rối loạn nội tiết dẫn đến mắc bệnh tiểu đường hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.
Ngược lại, ăn uống không đầy đủ, thiếu chất khiến cơ thể gầy quá mức hoặc rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng, rối loạn kinh nguyệt….
Ăn nhiều đồ ăn nhanh, dùng nhiều đồ hộp có thể khiến người phụ nữ khó mang bầu
Thói quen hút thuốc lá
Nếu bạn có thói quen hút thuốc lá thì nên hạn chế hoặc bỏ ngay. Nguyên nhân là nicotine và các chất độc hại trong khói thuốc làm giảm chất lượng trứng, tăng nguy cơ đột biến gen.
Thứ hai, hút thuốc làm tăng nguy cơ viêm nhiễm ống dẫn trứng, gây tắc nghẽn, cản trở quá trình trứng gặp tinh trùng để thụ tinh.
Điều bạn nên đặc biệt lưu ý rằng, phụ nữ hút thuốc có nguy cơ sảy thai cao hơn so với người không hút thuốc.
Thói quen uống rượu bia
Trong công việc và cuộc sống, không thể tránh khỏi có những thời điểm bạn phải uống rượu bia. Tuy nhiên, bên cạnh tâm lý căng thẳng khó thụ thai thì bạn nên tránh rượu bia nhiều nhất có thể.
Nó có thể rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng. Đồng thời, nguy cơ dị tật thai nhi cũng tăng cao nếu như thai phụ sử dụng các đồ uống có cồn này.
Thường xuyên tiệc tùng, chè chén cũng khiến chức năng sinh sản yếu dần đi
Tần suất quan hệ tình dục
Nếu bạn và chồng quan hệ quá ít thì trứng khó gặp tinh trùng. Nhưng nếu quá nhiều thì số lượng và chất lượng tinh trùng đều giả. Vì thế, bạn và nửa kia nên duy trì “âu yếm” khoảng 2-3 lần/tuần trong giai đoạn rụng trứng để tăng khả năng thụ thai.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, cải thiện khả năng thụ thai cho người phụ nữ?
Để giảm nhẹ sự ảnh hưởng của tình trạng tâm lý căng thẳng khó thụ thai, bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:
Thiền và yoga
Đây là hai môn thể thao giúp điều hòa hệ thần kinh, giảm sản xuất hormone cortisol - hormone gây căng thẳng. Đồng thời, nó cũng giúp bạn ngủ sâu hơn, ngon giấc hơn, từ đó cân bằng lại hormone và tăng cường sức khỏe sinh sản.
Hơn nữa, các tư thế yoga giúp tăng cường lưu thông máu đến vùng chậu, hỗ trợ quá trình rụng trứng. Bạn có thể tìm các lớp học trong khu chung cư, gần công ty hoặc tự tập tại nhà tối thiểu 4 - 5 buổi/ tuần.
Xây dựng thói quen sống lành mạnh
Để hạn chế tình trạng tâm lý căng thẳng khó thụ thai kéo dài, hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh kể từ ngày hôm nay. Đầu tiên, hãy rèn luyện thói quen ăn uống lành mạnh bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết cho quá trình sinh sản. Hạn chế ăn các loại đồ ăn chế biến sẵn, đồ ngọt, chất béo bão hoà,...
Đồng thời, hãy cố gắng tập thể dục đều đặn, chọn môn thể thao phù hợp để tăng cường sức khoẻ và cải thiện căng thẳng. Tích cực đi ngủ đúng giờ ở không gian thoải mái, yên tĩnh.
Hãy rèn cho mình thói quen tập thể dục thường xuyên
Xây dựng không gian sống lành mạnh
Điều này quyết định rất nhiều đến chất lượng đời sống tinh thần của mình. Hãy tạo không gian sống thoải mái từ những hành động nhỏ như:
- Trang trí nhà cửa theo sở thích, sử dụng màu sắc tươi sáng.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giữ không gian sống luôn sạch sẽ.
- Trồng cây xanh trong nhà hoặc thường xuyên ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên.
- Chia sẻ với bạn bè, người thân về những khó khăn bạn đang gặp phải.
- Tham gia các hoạt động xã hội.
Gặp bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ
Nếu bạn không thể tự điều chỉnh được trạng thái tâm lý của mình hoặc tình trạng căng thẳng, tiêu cực kéo dài quá lâu thì bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý. Chuyên gia sẽ lắng nghe những chia sẻ của bạn, tìm cách tháo gỡ và giúp bạn quản lý cảm xúc, giảm stress.
Thấu hiểu những áp lực tâm lý nặng nề của các cặp vợ chồng hiếm muộn, Trung tâm Hiếm muộn Nam học công nghệ cao Phương Đông phối hợp cùng Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ tinh thần Phương Đông đã nghiên cứu và ứng dụng thành công mô hình điều trị theo chiều hướng thân tâm trí.
Với mong muốn điều trị hiệu quả nhưng đảm bảo trải nghiệm thoải mái, dễ chịu trên điều kiện sức khoẻ và có đời sống tâm lý ổn định, Trung tâm đã được nhiều cặp đôi kém may mắn tin tưởng. lựa chọn là nơi gửi gắm niềm mong mỏi thiên thần nhỏ trên địa bàn Hà Nội.
Trực tiếp thăm khám, chữa trị và phẫu thuật là các bác sĩ, chuyên gia hàng đầu như:
- Bác sĩ Trần Minh Thắng (Nguyên Trưởng khoa Sản Phụ, Bệnh Viện Chuyên khoa Nam Học và Hiếm Muộn Việt Bỉ)
- Ths.Bs Lê Vũ Hải Duy - Chuyên gia hỗ trợ sinh sản và nam khoa
- Ths.Sinh học Nguyễn Thị Thu Thủy - Chuyên viên phôi
- …
Ths. BS Lê Vũ Hải Duy chụp cùng bệnh nhân thụ tinh ống nghiệm thành công sau hiếm muộn 12 năm trời
Thực hiện tại Phòng Lab hiện đại, đầy đủ các trang thiết bị như máy kiểm soát độ ẩm, O2, CO2,... Thiết kế phòng Lab đặt giữa các phòng lấy tinh trùng, phòng phẫu thuật tạo thành quy trình khép kín, đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng cho khách hàng. Đặc biệt, Trung tâm tiên phong trong áp dụng mô hình DFT 1:1 để nâng tỷ lệ điều trị thành công cho các ca hiếm muộn lên đến 86%.
Ngoài ra, áp dụng mô hình DFT 1:1 song song với phác đồ điều trị trúng đích còn giúp khách hàng tiết kiệm chi phí thuốc men, thủ thuật cho các cặp vợ chồng chưa may mắn. Hơn nữa, đề cao sức khỏe tinh thần trong quá trình hỗ trợ sinh sản, Trung tâm IVF Phương Đông phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Chăm sóc sức khỏe tinh thần để hỗ trợ cha mẹ xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, sẵn lòng đón con khi nhận được “duyên lành”.
Có thể nói, áp lực từ công việc, gia đình, xã hội khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động đến các mối quan hệ, làm giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, tâm lý căng thẳng khó thụ thai trở thành nhân tố gián tiếp khiến các bậc phụ huynh khó khăn trong quá trình tìm con hơn.