Tâm lý tuổi dậy thì là gì? Cha mẹ nên xử lý như thế nào?

Ngọc Anh

27-08-2024

goole news
16

Theo VTV (2022), khảo sát của Bệnh viện Nhi TW tại Hà Nội cho biết tỷ lệ trẻ vị thành niên phải sàng lọc trầm cảm đạt 26%, stress đạt 33% và rối loạn lo âu chạm mức 38%. Đây là hồi chuông báo động cho tình trạng bất ổn tâm lý tuổi dậy thì. Trong khoảng từ 10 - 15 tuổi, bé có sự thay đổi về tâm lý mạnh mẽ, nếu không được chia sẻ và định hướng đúng đắn, các e có thể lựa chọn cách xử lý cực đoan nhất. 

Khi nào trẻ bắt đầu dậy thì? Thay đổi tâm lý tuổi dậy thì là gì? 

Thay đổi tâm lý tuổi dậy thì là sự thay đổi vượt bậc về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của bé trong giai đoạn này. Từ người phụ thuộc, nghe theo và gắn bó với cha mẹ, bé bắt đầu có suy nghĩ riêng, cảm xúc mới, có xu hướng dành nhiều thời gian với bạn bè và cần không gian dành cho riêng mình hơn.

Tâm sinh lý tuổi dậy thì là một phần tự nhiên của tuổi trưởng thành, đánh dấu sự chuyển tiếp từ một đứa trẻ sang thanh thiếu niên. Đây có thể là khoảng thời gian khó khăn đối với gia đình bởi bé sẽ phát sinh những cảm xúc phức tạp, đôi khi khó hiểu đối với cả trẻ và người lớn. Thông thường những thay đổi này có thể bắt gặp ở bé gái từ 9 - 14 tuổi, bé trai từ 10 - 15 tuổi. Quá trình này sẽ diễn ra trong vòng 18 tháng hoặc kéo dài tới 5 năm. Những biến đổi điển hình của bé ở độ tuổi này có thể kể đến như:

  • Tăng trưởng về chiều cao, cơ bắp và kích thước cơ thể
  • Thay đổi về cơ quan sinh sản
  • Cảm xúc và tâm trạng thay đổi
  • Não bộ phát triển

Trẻ em bắt đầu có sự thay đổi lớn vào năm 10 - 15 tuổi

Trẻ em bắt đầu có sự thay đổi lớn vào năm 10 - 15 tuổi

Những thay đổi trong tâm lý tuổi dậy thì của trẻ

Tâm trạng thất thường

Những năm gần đây, cụm từ “hội chứng tâm sinh lý ở tuổi dậy thì” được nhắc đến rất thường xuyên với các biểu hiện dễ buồn bã, dễ cáu gắt, dễ khóc,... khi gặp bất cứ chuyện gì không như ý. 

Trong độ tuổi này, vì kinh nghiệm sống còn ít ỏi, nền tảng tâm lý chưa vững vàng trong khi phải tiếp nhận ý kiến liên tục từ gia đình, bạn bè, thầy cô,... sẽ khiến cảm xúc của bé bị phóng đại. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến bé thường xuyên gặp những bất ổn về mặt tâm trạng hơn. 

Cảm xúc phức tạp là một trong những biểu hiệu của tâm lý tuổi dậy thì

Cảm xúc phức tạp là một trong những biểu hiệu của tâm lý tuổi dậy thì

Bắt đầu quan tâm đến bản thân và ngoại hình 

Đây cũng là một trong những dấu hiệu của tâm lý tuổi dậy thì thay đổi. Con bạn bắt đầu muốn tự chọn quần áo theo cách bé muốn và khá để ý tới những lời nhận xét về cách ăn mặc, ngoại hình của bản thân. Điều này là hoàn toàn dễ hiểu. 

Đứng trước sự thay đổi về cơ thể ở bé gái như ngực phát triển, cơ thể mọc nhiều lông, có kinh nguyệt, cơ thể có mùi hôi,... hay bé trai là ngực, vai nảy nở, giọng nói sẽ trầm hơn, bắt đầu có tinh trùng,...  thì bé dễ có tâm lý tò mò. Mặt khác, các thiếu niên rất thích đẹp và có ý thức về hình ảnh của mình, muốn bản thân xuất hiện chỉn chu, cá tính để được nhiều người chú ý.

Độc lập và có chính kiến riêng

Nếu như trước đây, con bạn có thói quen kể tất cả mọi chuyện xung quanh một ngày đi học và hỏi bạn những điều bé đang băn khoăn thì khi bé bị tâm lý tuổi dậy thì ảnh hưởng, mọi chuyện hoàn toàn thay đổi. Con bắt đầu có suy nghĩ riêng, tò mò với tất cả mọi thứ xung quanh, muốn tìm hiểu, trải nghiệm và tin rằng ý kiến của mình là đúng.

Trẻ em tuổi dậy thì có ý kiến riêng và không hề dễ thương lượng

Trẻ em tuổi dậy thì có ý kiến riêng và không hề dễ thương lượng

Khi con trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn này (~  10 - 16 tuổi), trẻ có xu hướng thích tự lập một mình, tự suy nghĩ, tự làm và có thể tạm thời mất kết nối với gia đình. Các bậc phụ huynh nên cho con thời gian và dành không gian cá nhân. Ngược lại, nếu cố bắt ép trẻ trong giai đoạn này, bé dễ có phản ứng quá khích, dữ dội và có xu hướng xa dần gia đình nhiều hơn.    

Suy nghĩ nhiều và hơi nhạy cảm

Một trong những nét điển hình trong tâm lý tuổi dậy thì của bé là suy nghĩ nhiều và khá mâu thuẫn. Bé dễ có cảm giác cha mẹ và những người xung quanh không hiểu mình, bản thân khó tâm sự, giãi bày trong khi vẫn phải đối mặt với áp lực kỳ thi, kỳ vọng của gia đình,... nên sẽ sinh ra cảm giác ức chế, gò bó, khó chịu.

Những đứa trẻ trong giai đoạn này vừa muốn được tự do phát triển nhưng cũng cần sự an ủi, động viên, chia sẻ từ người thân vào đúng lúc. Vì thế, đôi lúc những người xung quanh sẽ thấy em “như ông cụ non”, khó hiểu và dễ xúc động. 

Xem thêm: Trầm cảm ở tuổi dậy thì: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trẻ em ở độ tuổi này dễ lo âu quá mức cần thiết

Trẻ em ở độ tuổi này dễ lo âu quá mức cần thiết

Áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)

Đây cũng là một trong số những “hot key” của những năm gần đây chủ yếu để chỉ cảm giác tự ti, thua kém khi so sánh bản thân với những người xung quanh. Điều này rất dễ bắt gặp ở độ tuổi học đường, đặc biệt là những năm cuối THCS và THPT. 

Lý do là khi con trẻ chưa thật sự thấu hiểu về bản thân dưới sự ảnh hưởng ồ ạt của mạng xã hội, chuẩn mực xã hội và môi trường xung quanh khiến những đứa trẻ trong độ tuổi này có thể hình thành nhận thức sai lệch, chưa đúng đắn về năng lực của bản thân. Cha mẹ cần chú ý trò chuyện với bé thường xuyên hơn. Nếu không các bé dễ khép mình, không muốn gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, hay căng thẳng, bồn chồn không rõ nguyên nhân, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh,...

Tò mò về cơ thể, bị thu hút bởi người khác giới

Bên cạnh sở thích chăm chút cho bề ngoài hơn, học sinh trong độ tuổi này khá tò mò về cơ thể của mình và dễ bị thu hút bởi người khác giới. Điều này dễ nhận thấy ở tâm sinh lý tuổi dậy thì ở con trai hơn với các hành động thủ dâm, tò mò về cơ thể bạn nữ,...

Tò mò về cơ thể và có những cảm xúc khác là một phần trong sự thay đổi tâm lý tuổi thành niên bình thường. Để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh với đầy đủ nhận thức vốn có, các bậc cha mẹ nên dành thời gian để chia sẻ với con về sự thay đổi trên cơ thể, những cảm xúc kỳ lạ,... mà con đang có và giáo dục giới tính cho con an toàn. 

Trẻ em nên được trang bị các kiến thức giới tính cần thiết

Trẻ em nên được trang bị các kiến thức giới tính cần thiết

Khi đó, nguy cơ trẻ sa đà vào các văn hoá phẩm đồi truỵ, quan hệ tình dục quá sớm, bị người xấu lợi dụng... sẽ được giảm bớt. Con sẽ có ý thức và biết cách bảo vệ bản thân mình hơn. 

Xem thêm: Xuất tinh sớm ở tuổi dậy thì có sao không? Cha mẹ làm gì để giúp con

Các bậc cha mẹ nên chăm sóc con thế nào khi bé đang trong độ tuổi dậy thì

Những thay đổi về tâm lý tuổi dậy thì là bình thường nhưng nếu cha mẹ không quan tâm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Bạn có thể tham khảo lời khuyên của chúng tôi dưới đây:

Lắng nghe và chia sẻ cùng con

Các bậc phụ huynh nên thể hiện tình yêu với con cái, bằng cách dành thời gian cùng con mỗi ngày. Bạn hãy dành khoảng 15 - 20 phút hỏi thăm, trò chuyện với con. Khoảng thời gian đầu, có thể cha mẹ cần cố gắng nhiều hơn để con trẻ mở lòng. 

Hãy chủ động chia sẻ những câu chuyện, trải nghiệm khi ở độ tuổi của con trước và cho con thời gian. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý tới biểu hiện, cảm xúc của con để nhận ra những bất thường có thể có và can thiệp kịp lúc.

Cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe và chia sẻ cùng con

Cha mẹ nên dành thời gian lắng nghe và chia sẻ cùng con

Truyền đạt các kiến thức về tuổi dậy thì cho con

Thẳng thắn chia sẻ cho con về những biến đổi của cơ thể trong độ tuổi dậy thì, cách chăm sóc, vệ sinh cơ thể và những kiến thức giới tính cần thiết sẽ giúp con bạn đỡ mơ hồ, sợ hãi trong tương lai. 

Cho con không gian riêng tư

Mọi đứa trẻ trong tuổi dậy thì đều mong được cha mẹ tôn trọng ý kiến coi như một người lớn. Bạn có thể cho con quyết định từ những chuyện nhỏ trước, lắng nghe con và dành cho con khoảng không gian, thời gian riêng thuộc về mình.

Điều này giúp bé tự tự lập hơn, thấu hiểu hơn bản thân mình,... Đây sẽ là tiền đề để bé lớn lên với nhận thức rõ ràng về bản thân, có tố chất tâm lý ổn định và quyết đoán. 

Đăng ký tư vấn tâm lý cùng chuyên gia

Nếu bạn và gia đình đã thử mọi cách nhưng vẫn thất bại trong giao tiếp, định hướng cho con trẻ thì bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ tâm lý. Các bác sĩ sẽ trò chuyện, giúp bé gỡ rối những gánh nặng tâm lý đang có và phát hiện những dấu hiệu của rối loạn căng thẳng, stress, tự kỷ, trầm cảm,... nếu có.

Gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để tham vấn cũng là điều mẹ nên cân nhắc

Gặp chuyên gia tư vấn tâm lý để tham vấn cũng là điều mẹ nên cân nhắc

Câu hỏi liên quan

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì là gì?

Cha mẹ có thể quan sát bé có các bất thường như sau hay không:

Về cảm xúc:

  • Thiếu tự tin trầm trọng về bản thân
  • Cảm thấy cuộc sống vô nghĩa, bản thân vô dụng
  • Cảm giác trống rỗng
  • Hay cáu kỉnh, khó chịu và xung đột với người xung quanh
  • ….

Về hành vi:

  • Mệt mỏi uể oải
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Dùng nhiều rượu hoặc hút nhiều thuốc
  • Cố gắng tự tử
  • Hay kích động, bồn chồn, giận dữ bộc phát
  • Khẩu vị thay đổi, thèm ăn rất nhiều hoặc không muốn ăn bất cứ thứ gì, chán ăn

Bất ổn tâm lý tuổi mới lớn nguy hiểm như thế nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Tâm thần, những bất thường trong tâm lý của thanh thiếu niên có hậu quả nguy hiểm nhất là tự sát. Các biến chứng nhẹ hơn bao gồm trầm cảm, tự kỷ, rối loạn lo âu, stress,...

Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Tinh thần Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ thăm khám, tầm soát và điều trị tổn thương về tâm thần chất lượng cao được nhiều khách hàng tin tưởng. 

Đội ngũ bác sĩ tiêu biểu có thể kể đến Ths.BS Quách Văn Ngư, ThS.BSNT Nguyễn Đình Nam, ThS.Chuyên gia Hoàng Quốc Lân,... đã có nhiều năm đào tạo, nghiên cứu và thăm khám cho nhiều ca bệnh tâm lý - tâm thần thành công. Trong đó có điều trị các bệnh lý về tinh thần cho trẻ vị thành niên như stress, áp lực học tập, trầm cảm, rối loạn lo âu, nghiện game và mạng xã hội,... 

Áp dụng các phương pháp điều trị mới như trị liệu nhận thức hành vi, trị liệu chánh niệm, trị liệu phỏng vấn tạo động lực,... Trung tâm đã thực hiện điều trị thành công cho nhiều ca “tâm bệnh”, giúp người bệnh trở lại với cuộc sống bình thường.

ThS.BSNT Nguyễn Đình Nam khám Tâm thần tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

ThS.BSNT Nguyễn Đình Nam khám Tâm thần tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Mỗi bệnh nhân sẽ được thăm khám và điều trị theo các phác đồ cá nhân phù hợp. Đối với các ca trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ,... có thể sẽ phù hợp với biện pháp kích thích từ trường xuyên sọ. Đây là cách sử dụng từ trường để kích thích các nơron trong não, điều trị không xâm lấn, không dùng thuốc, cải thiện nhanh các triệu chứng buồn chán, lo âu, mất ngủ… mà không cần dùng thuốc, gây tác dụng phụ đến các cơ quan khác. 

Có thể nói, tâm lý tuổi dậy thì là vấn đề vô cùng phổ biến trong đời sống gia đình hiện nay. Các bậc phụ huynh nên đồng hành cùng con trẻ và can thiệp kịp thời trong giai đoạn này. Đồng thời, cha mẹ nên phối hợp kịp thời với các bác sĩ để con được phát triển lành mạnh, an toàn. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,229

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS.BS Nội trú

NGUYỄN ĐÌNH NAM

Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần

ThS.BS Nội trú

NGUYỄN ĐÌNH NAM

Trung tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần
19001806 Đặt lịch khám