Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là một phương pháp sàng lọc nhằm phát hiện sớm các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư trong khu vực cổ tử cung. Thông thường, cổ tử cung có màu hồng nhạt và được bao phủ bởi một lớp tế bào vảy mỏng, phẳng. Ống cổ tử cung được hình thành từ loại tế bào được gọi là tế bào trụ. Ở vùng chuyển tiếp giữa hai loại tế bào này, thường xuất hiện các tế bào bất thường hoặc tế bào tiền ung thư gây ra bệnh ung thư cổ tử cung.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Nguyên nhân dẫn đến ung thư cổ tử cung
Virus HPV được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư cổ tử cung bởi khả năng của nó trong việc biến đổi quy luật phát triển tự nhiên của các tế bào trong cổ tử cung. Ngoài ra, HPV cũng có khả năng xâm nhập và gây ra bệnh ung thư ở nhiều vị trí khác như âm đạo, âm hộ, hậu môn, dương vật và nhiều nơi khác.
HPV thường lan truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục không an toàn, đây là hiện tượng phổ biến và gần như tất cả những người đã từng tiếp xúc với quan hệ tình dục đều có nguy cơ bị nhiễm HPV.
Khi xâm nhập vào cơ thể, HPV thường không gây ra các triệu chứng rõ ràng và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, HPV có thể tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài, gây biến đổi nghiêm trọng cho các tế bào cổ tử cung và dẫn đến ung thư.
Ung thư cổ tử cung gây ảnh hưởng tới sức khỏe như thế nào?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ung thư cổ tử cung có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến người bệnh.
Đau bụng
Ung thư cổ tử cung có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, biểu hiện đau bụng dữ dội, xuất huyết âm đạo không đều.
Suy thận
Suy thận có thể xảy ra khi khối u cổ tử cung phát triển không kiểm soát và lan sang niệu quản, gây chèn ép và tắc nghẽn dòng nước tiểu, dẫn đến sưng thận và suy thận.
Vô sinh có thể xảy ra khi khối u ác tính ở cổ tử cung ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng sinh sản của phụ nữ. Trong những trường hợp nghiêm trọng, việc phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung có thể là một phương án điều trị cần thiết.
Nguy cơ tử vong
Trong giai đoạn muộn của ung thư cổ tử cung, khi đã lan ra các khu vực khác trong cơ thể, việc điều trị trở nên vô cùng khó khăn và nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong mọi lúc.
Ung thư cổ tử cung có thể dẫn đến vô sinh thậm chí có thể tử vong.
Những phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung
Y học ngày càng tiến bộ, sử dụng công nghệ cao trong chẩn đoán bệnh trở nên phổ biến hơn. Trong số đó có phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung. Dưới đây là các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung phổ biến hiện nay:
Khám phụ khoa
Triệu chứng của ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm thường không đặc trưng, làm cho bệnh thường được phát hiện khi đã tiến triển sang giai đoạn muộn. Vì vậy, việc khám phụ khoa định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản luôn được khuyến nghị.
Các phương pháp thăm khám phụ khoa thông thường không đủ để chẩn đoán ung thư cổ tử cung, nhưng chúng có thể giúp bác sĩ nhận biết và nghi ngờ khi phát hiện tổn thương, biến đổi bất thường hoặc viêm nhiễm từ sớm. Điều này cho phép bác sĩ chỉ định các xét nghiệm chuyên sâu phù hợp để đưa ra chẩn đoán chính xác.
Khám phụ khoa có thể giúp bác sĩ nhận biết và nghi ngờ khi phát hiện tổn thương cổ tử cung.
Kiểm tra trực quan bằng acid acetic
Kiểm tra trực quan bằng axit axetic được tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ hỗ trợ và quan sát bằng mắt thường. Cụ thể, một lượng nhỏ giấm trắng được áp dụng lên cổ tử cung. Nếu sau tiếp xúc với giấm, cổ tử cung hiển thị sự chuyển đổi màu trắng, điều này có thể báo hiệu về sự bất thường của khu vực cổ tử cung.
Phương pháp này thường được sử dụng như một phương tiện sàng lọc và không đảm bảo kết quả đáng tin cậy. Do đó, nếu có nghi ngờ bất thường, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung chuyên sâu hơn.
Soi cổ tử cung là phương pháp được thực hiện thông qua việc sử dụng thiết bị phóng đại chuyên dụng trong lĩnh vực phụ khoa để quan sát khu vực cổ tử cung. Phương pháp này tạo ra hình ảnh phóng to thực tế từ 10 đến 30 lần, giúp bác sĩ dễ dàng nhận biết các tổn thương và biến đổi bất thường khó quan sát bằng mắt thường. Đồng thời, bác sĩ cũng có thể sử dụng dung dịch acid acetic 3-5% và dung dịch lugol 2% để xác định chính xác vị trí của các tổn thương trên cổ tử cung.
Nếu trong quá trình soi cổ tử cung phát hiện có bất thường, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu mô nhỏ để thực hiện sinh thiết. Mẫu mô này sau đó sẽ được nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện các tế bào ác tính, từ đó giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung ở nữ giới
Xét nghiệm Pap
Xét nghiệm Pap là một trong những phương pháp phổ biến nhất, giúp phát hiện các biến đổi trong các tế bào có nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung.
Để thực hiện xét nghiệm, các bác sĩ tiến hành thu thập mẫu tế bào từ khu vực cổ tử cung.
- Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn khám, đầu gối hơi gập và đặt chân vào giá đỡ cuối bàn.
- Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt chuyên dụng để mở âm đạo và quan sát cổ tử cung.
- Tiếp theo, Bác sĩ sử dụng một bàn chải mềm hoặc thìa nhỏ để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung và gửi mẫu này đến phòng xét nghiệm để phân tích sự xuất hiện của virus HPV.
Xét nghiệm HPV
Xét nghiệm HPV là một phương pháp giúp phát hiện sớm các chủng virus HPV có liên quan đến nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mẫu xét nghiệm HPV được thu thập từ một mẫu tế bào lấy ra từ cổ tử cung, sau đó được chiết tách bằng máy phân tích để xác định chính xác sự hiện diện của virus HPV.
Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV không hoàn toàn khẳng định 100% phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, nhưng nó giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và kích thích việc thực hiện biện pháp phòng ngừa, theo dõi và điều trị kịp thời. Thường thì các xét nghiệm HPV được thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap.
Xét nghiệm HPV là một phương pháp giúp phát hiện sớm nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung.
Những ai nên khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung
Dưới đây là những trường hợp nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm về sau.
- Những người có quan hệ tình dục từ khi còn trẻ vị thành niên, có lối sống tình dục không lành mạnh, quan hệ với nhiều bạn tình cùng lúc và không sử dụng biện pháp an toàn.
- Phụ nữ mang thai ở tuổi trẻ dưới 20 tuổi hoặc mang thai nhiều lần.
- Chị em phụ nữ có hệ miễn dịch suy yếu.
- Thường xuyên sử dụng chất kích thích và hút thuốc lá.
- Người bị mắc viêm cổ tử cung mạn tính trong thời gian dài, hoặc đã hoặc đang mắc các bệnh xã hội như bệnh lậu, HIV, giang mai…
- Xuất huyết âm đạo thường xuyên.
- Đau rát vùng kín sau quan hệ.
- Dịch âm đạo ra nhiều, có màu sắc thay đổi, mùi hôi.
- Rối loạn kỳ kinh nguyệt.
- Bị đau vùng xương chậu, vùng lưng dưới.
- Máu trong nước tiểu.
- Biểu hiện bị sưng đau vùng chân do khối u chèn ép các dây thần kinh gần đó.
Khi nào cần tầm soát ung thư cổ tử cung
Quyết định thực hiện các phương pháp tầm soát sàng lọc ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe và tiền sử bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, theo khuyến nghị, độ tuổi thích hợp cho việc thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung là:
Dưới 21 tuổi
Dưới tuổi 21 không cần làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Từ 21 đến 29 tuổi
Việc thực hiện tầm soát sớm ung thư cổ tử cung ở độ tuổi từ 21 đến 29, theo khuyến nghị của USPSTF, bao gồm việc sử dụng xét nghiệm Pap lần đầu tiên ở tuổi 21, sau đó tiếp tục xét nghiệm mỗi 3 năm một lần.
Từ 30 đến 65
Độ tuổi từ 30 - 65 tuổi, USPSTF khuyên bạn nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong các phương pháp sau:
- Xét nghiệm HPV 5 năm một lần: Nếu kết quả là bình thường, bạn có thể chờ đợi 5 năm để kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung cho lần tiếp theo.
- Kiểm tra HPV kết hợp với xét nghiệm Pap 5 năm một lần: Nếu cả hai kết quả đều bình thường, 5 năm sau bạn lại tiếp tục thực hiện đợt xét nghiệm sàng lọc.
- Xét nghiệm Pap 3 năm một lần: Nếu kết quả là bình thường, 3 năm sau bạn lại tiếp tục thực hiện kiểm tra Pap.
Trên 65 tuổi
Nếu bạn đã trên 65 tuổi và các kết quả xét nghiệm HPV/Pap trước đó đều cho kết quả là bình thường, bạn có thể thảo luận với bác sĩ xem có nên tiếp tục thực hiện các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hay không.
Tuy nhiên, nếu phát hiện có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn vẫn cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc sau độ tuổi 65.
Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ 3 - 5 năm một lần giúp phát hiện nguy cơ ung thư sớm.
Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung
Để đáp ứng nhu cầu sàng lọc và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông giới thiệu gói dịch vụ tầm soát ung thư cổ tử cung tổng quát. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn, có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị ung thư và các bệnh phụ khoa, cùng hệ thống thiết bị y tế hiện đại nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên Thế Giới, chúng tôi cam kết mang lại kết quả tầm soát nhanh chóng và độ chính xác cao.
Các bước tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Khám phụ khoa
Bệnh nhân sẽ được gặp trực tiếp các bác sĩ sản phụ khoa để thảo luận và trao đổi những dấu hiệu bất thường nếu có. Các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định các xét nghiệm phù hợp để đảm bảo sự chăm sóc toàn diện.
Bước 2: Xét nghiệm
Theo chỉ định của bác sĩ, bạn sẽ thực hiện các xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung như Pap Smear, Thinprep, hoặc kết hợp kiểm tra Pap Smear và HPV, Thinprep và HPV.
Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm
Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán tình trạng và cung cấp tư vấn về các biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị.
Một số câu hỏi liên quan đến tầm soát ung thư cổ tử cung
Bao lâu nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 29 được khuyến nghị thực hiện xét nghiệm Pap 3 năm một lần và xét nghiệm HPV 5 năm một lần. Tuy nhiên, không khuyến khích phụ nữ trong nhóm này thực hiện xét nghiệm HPV nếu không có dấu hiệu bất thường được phát hiện qua thăm khám hoặc xét nghiệm khác.
Nếu đã cắt bỏ tử cung có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không?
Nếu người phụ nữ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tử cung và cổ tử cung (tức là cắt bỏ toàn bộ tử cung) vì các lý do không liên quan đến ung thư hoặc tăng sinh tế bào bất thường ở tử cung, thì không cần phải thực hiện kiểm tra sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, nếu phẫu thuật chỉ là loại bỏ một phần của cổ tử cung, việc kiểm tra sàng lọc định kỳ vẫn cần tiếp tục được thực hiện.
Chưa từng quan hệ tình dục có nên sàng lọc ung thư cổ tử cung không?
Phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục và đã có quan hệ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Do đó, việc thực hiện các biện pháp thăm khám tầm soát ung thư cổ tử cung luôn được khuyến nghị cho phụ nữ ở mọi độ tuổi, từ thanh niên đến trung niên, nhằm phát hiện và điều trị kịp thời các bất thường.
Tầm soát ung thư cổ tử cung giá bao nhiêu?
Chi phí cho các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cơ bản có thể dao động từ 1.500.000 đến 3.000.000 đồng tùy thuộc vào cơ sở y tế. Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nhỏ so với giá trị của việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến sức khỏe phụ nữ. Để biết chính xác chi phí khám tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện uy tín để được tư vấn và báo giá chi tiết nhé.
Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung ở đâu tốt tại Hà Nội?
Khám tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu tốt tại Hà Nội ? Là câu hỏi thường đặt ra đối với chị em phụ nữ có biểu hiện bất thường ở âm đạo. Hiện nay có khá nhiều cơ sở tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng đâu mới là địa chỉ uy tín. Chị em hãy lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông - Địa chỉ uy tín được hàng nghìn chị em tin tưởng lựa chọn để tầm soát và điều trị ung thư cổ tử cung.
BS CKI Lê Thanh Hương Lan - Bác sĩ sản phụ khoa tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.
Chi tiết gói khám sàng lọc ung thư cổ tử cung - buồng trứng
- Khám phụ khoa.
- Soi cổ tử cung.
- Siêu âm ổ bụng.
- Siêu âm tử cung buồng trứng.
- Chụp cộng hưởng từ tiểu khung.
- Xét nghiệm tầm soát ung thư buồng trứng.
- Xét nghiệm phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
- Các xét nghiệm giúp phát hiện các bệnh lý về máu và tình trạng nhiễm trùng.
- Xét nghiệm viêm nhiễm hệ sinh dục, tiết niệu.
- Xét nghiệm phát hiện bệnh đái tháo đường, rối loạn dung nạp máu.
- Xét nghiệm đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu.
- Các xét nghiệm kiểm tra men gan, đánh giá viêm gan và các bệnh lý gan.
Tại sao nên sàng lọc ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
- Viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm.
- Trang thiết bị hiện đại, giúp quá trình thăm khám, chẩn đoán bệnh và giai đoạn trước điều trị diễn ra thuận lợi chính xác như: Máy siêu âm 4D, máy chụp CT 128 lát, máy chụp MRI 1,5 Tesla…
- Áp dụng đầy đủ các phương pháp điều trị chủ đạo của bệnh ung thư như: phẫu thuật, xạ trị, hóa chất...
- Đội ngũ nhân viên y tế tận tình, chuyên nghiệp, chu đáo với bệnh nhân.
- Quy trình khám khoa học, an toàn, hạn chế lây nhiễm chéo và nhiễm khuẩn bệnh viện.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp chị em khái quát được tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung. Nếu như chị em còn có bất cứ thắc mắc gì về khám và điều trị bệnh ung thư cổ tử cung hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất nhé.