Tăng huyết áp thứ phát - Biểu hiện và cách điều trị

Thu Hiền

15-12-2023

goole news
16

Các trường hợp tăng huyết áp thứ phát đều không có triệu chứng. Hầu hết người bệnh phát hiện thông qua việc vô tình đo huyết áp hay khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Việc phát hiện và kiểm soát sớm cũng như biết rõ những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Điều này cũng góp phần giúp người bệnh phòng ngừa được nguy cơ xấu nhất xảy ra. Sau đây là những thông tin về biểu hiện bệnh và cách phòng ngừa mà bệnh viện đa khoa  Phương Đông chia sẻ cùng bạn. 

Tăng huyết áp thứ phát là gì

Tăng huyết áp được chia làm hai nhóm bao gồm: Tăng huyết áp vô căn và tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp có nguyên nhân). Đây được được xem là tình trạng tăng huyết áp mà bác sĩ xác định được nguyên nhân gây nên huyết áp tăng cao. Theo thống kê, đây là loại tăng huyết áp chiếm khoảng 10% trong số các ca bệnh huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát khác với tăng huyết áp thông thường (cao huyết áp vô căn). Bệnh lý này có thể được gây ra bởi các vấn đề có ảnh hưởng đến thận, động mạch, tim hoặc hệ thống nội tiết. Thai kỳ cũng được xem là một trong những thời điểm nguy cơ dễ dẫn đến tăng huyết áp thứ phát. 

Cần theo dõi kết hợp các bệnh lý khác khi phát hiện bệnh tăng huyết ápCần theo dõi kết hợp các bệnh lý khác khi phát hiện bệnh tăng huyết áp

Biểu hiện triệu chứng tăng huyết áp thứ phát

Tương tự như áp lực máu cao (tăng huyết áp), tăng huyết áp thứ phát thường không có dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể. Ngay cả khi huyết áp đạt đến mức độ cao nguy hiểm.

Một số biểu hiện dự đoán nguy cơ huyết áp cao thấp bất thường là đau đầu. Tuy nhiên đây cũng được xem là biểu hiện khó nhận biết là do tăng huyết áp hay bất kỳ nguyên nhân khác dẫn đến đau đầu. Dưới đây là một số biểu hiện nguy cơ mà Bệnh viện đa khoa Phương Đông chia sẻ đến bạn. Người bệnh cần đo huyết áp ngay sau khi gặp những tình trạng sau. 

Bên cạnh đó một số dấu hiệu liên quan có thể kể đến như:

  • Tăng huyết áp khởi phát ở người có độ tuổi dưới 30 hoặc trên 60 tuổi
  • Người thân trong gia đình không có tiền sử bị tăng huyết áp.
  • Huyết áp được đo được ở mức khá cao: huyết áp tâm thu trên 180mmHg hoặc huyết áp tâm trương trên 110mmHg.
  • Khi đã được chẩn đoán tăng huyết áp và bác sĩ đưa ra chỉ định dùng thuốc nhưng người bệnh không đáp ứng với thuốc hạ huyết áp.
  • Có các dấu hiệu mắc bệnh như: Cường Aldosteron (hạ Kali máu không rõ nguyên nhân), u tủy thượng thận (đi kèm với các cơn tăng huyết áp đột ngột và nhịp tim nhanh hơn mức bình thường, vã mồ hôi toàn thân, có cảm giác đau đầu), hội chứng Cushing (tăng cân vùng bụng, da bị rạn nứt, giảm khả năng cơ bắp, khuôn mặt tròn như trăng…).

Nếu có tình trạng có thể gây tăng huyết áp thứ phát, người bệnh cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Đau đầu, buồn nôn là dấu hiệu cần phải kiểm tra huyết ápĐau đầu, buồn nôn là dấu hiệu cần phải kiểm tra huyết áp

Những nguyên nhân làm tăng huyết áp thứ phát

Một số nguyên nhân khá phổ biến giúp người bệnh có thể chủ động kiểm tra để xác định được tình trạng sức khỏe bản thân đối với các vấn đề về tăng huyết áp thứ phát như:

  • Béo phì
  • Cường aldosteron nguyên phát
  • Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ
  • Bệnh nhu mô thận (ví dụ: viêm cầu thận mạn, viêm thận, bệnh thận đa nang, bệnh mô liên kết, tắc nghẽn đường niệu)
  • Bệnh mạch máu thận

Bên cạnh đó, cần phải đề cập đến các nguyên nhân hiếm gặp khác như: U tủy thượng thận, hội chứng Cushing. Các bệnh nội tiết như: Cường giáp, suy giáp (phù niêm), cường cận giáp nguyên phát. Ngoài ra, chứng sản xuất quá mức các hormon corticoid muối nước cũng gây cao huyết áp. Những thói quen sinh hoạt xấu như uống nhiều rượu và sử dụng thuốc tránh thai đường uống cũng được xem là những nguyên nhân phổ biến của tăng huyết áp thứ phát

Việc sử dụng hay còn gọi là lạm dụng thuốc cường giao cảm, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), corticosteroid, cocaine. Cùng với những bài thuốc cam thảo thường làm trầm trọng thêm việc kiểm soát huyết áp

Đối với phụ nữ mang thai cũng có thể làm cho bệnh cao huyết áp hiện có trở nên trầm trọng hơn hoặc gây ra bệnh cao huyết áp (tăng huyết áp trong quá trình thai nghén hoặc tiền sản giật). 

Yếu tố cân nặng cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp cao này. Khi tăng cân, lượng máu lưu thông qua cơ thể tăng lên. Chính điều này làm gia tăng áp lực lên thành động mạch dẫn đến tăng huyết áp. Sự thừa cân còn liên quan đến sự gia tăng nhịp tim và giảm khả năng của mạch máu vận chuyển. Ngoài ra, chất béo còn có thể giải phóng các chất làm huyết áp tăng cao.

Tăng huyết áp thứ phát có thể gây ra biến chứng gì

Việc tăng huyết áp ở mức nghiêm trọng hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian có thể gây tổn thương đối với các cơ quan đích (chủ yếu là hệ tim mạch, não và thận).

Bên cạnh đó bệnh tăng huyết áp thứ phát có thể làm tăng nguy cơ của các bệnh như:

  • Bệnh động mạch vành (CAD); Bệnh nhồi máu cơ tim (MI)
  • Suy tim
  • Nguy cơ đột quỵ (Đặc biệt là khả năng xuất hiện xuất huyết não)
  • Suy thận
  • Tử vong

Sự hình thành và phát triển các mảng xơ vữa trong lòng mạch. Xơ vữa động mạch, hay tăng sản và hyalin hóa của lớp áo giữa thành mạch gây nguy cơ tử vong cao.  

Chính vì vậy việc tăng huyết áp thứ phát có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh lý nền gây ra huyết áp cao của bạn. Việc không điều trị hoặc lơ là quá trình điều trị cũng có thể chuyển biến thêm các bệnh như:

  • Phình mạch: Tăng huyết áp có thể làm cho mạch máu yếu đi và phồng lên tạo thành một phình mạch. Việc một phình mạch bị vỡ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. 
  • Hội chứng rối loạn chuyển hóa của cơ thể như: Vòng eo tăng lên, tăng triglycerides, HDL thấp (cholesterol “tốt”), huyết áp và mức insulin ở ngưỡng cao.
  • Các vấn đề với trí nhớ hoặc sự thông hiểu: Việc không kiểm soát tốt huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi của người bệnh. Điều này gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người mắc bệnh. 

Cách điều trị tăng huyết áp 

Việc điều trị tăng huyết áp thứ phát còn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, bệnh lý nền kèm theo…Để điều trị được hiệu quả cần tham khảo và thăm khám bác sĩ một cách thường xuyên. Điều này nhằm đảm bảo tình trạng bệnh lý luôn trong trạng thái ổn định và có thể kiểm soát tốt. 

Việc xác định được rõ nhóm nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thứ phát cũng góp phần củng cố thông tin nhằm giúp quá trình điều trị được tốt hơn. Người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn các thuốc điều trị tăng huyết áp theo tư vấn chỉ định của bác sĩ.

  • Nhóm chẹn kênh calci: Với các thành tố như amlodipin, nifedipin, felodipin… Đây cũng được xem là nhóm nguyên nhân có thể dẫn đến các tác dụng phụ là phù chân, nhịp nhanh phản ứng. Lưu ý không sử dụng Nifedipin nhỏ dưới lưỡi vì có thể gây tụt huyết áp.
  • Nhóm ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1: Với các hoạt chất như lisinopril, captopril, Valsartan, Losartan… Các loại thuốc có chứa các hoạt chất này thường giúp hạ áp êm dịu, tuy nhiên lại gây ra tác dụng phụ là ức chế men chuyển có thể gây ho khan. Ức chế thụ thể có thể không gây ho nhưng giá thành khá cao. Hiệu quả thì tương đương nhau. 
  • Nhóm chẹn beta giao cảm: Gồm các thành tố như metoprolol, bisoprolol… Đối với các sản phẩm có chứa các hoạt chất này cần phải lưu ý khi dùng. Người dùng thường được khuyến cáo bắt đầu từ liều thấp, sau đó tăng dần. 
  • Thuốc lợi tiểu: Có nhiều nhóm thuốc nhưng phổ biến và thường dùng lợi tiểu với hoạt chất thiazide. Tác dụng phụ có thể kể đến như gây rối loạn quá trình điện giải và chuyển hóa.

Bên cạnh đó đối với quá trình điều trị tăng huyết áp thứ phát cũng cần chú ý một số nội dung để mang đến hiệu quả tốt hơn

  • Tăng huyết áp thai kỳ thường được ưu tiên sử dụng các loại thuốc như là methyldopa, kế tiếp là các lựa chọn như chẹn kênh calci như nifedipin, lưu ý không dùng các loại ức chế men chuyển và ức chế thụ thể.
  • Có thể thực hiện biện pháp can thiệp mạch thận nếu hẹp mạch thận do loạn sản xơ cơ mạch thận.
  • Cần xem xét phương pháp phẫu thuật nếu có u thượng thận gây tăng huyết áp 
  • Đối với các người bệnh có bệnh lý về cường giáp cần điều trị cường giáp bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp.

Phòng ngừa tăng huyết áp thứ phát ra sao

Một trong những gạch đầu dòng đầu tiên trong các lưu ý nhằm phòng ngừa tăng huyết áp thứ phát chính là thay đổi lối sống. Thay đổi lối sống không hoàn toàn loại bỏ được bệnh lý tăng huyết áp mà đây là phương pháp giúp người bệnh phần nào hạn chế được tác hại xấu nhất của bệnh tăng huyết áp thứ phát. 

  • Sử dụng các loại thực phẩm ít chất béo và lạnh mạnh nhiều chất xơ. Hãy suy nghĩ về các chế độ ăn kiêng để giúp ngăn ngừa tăng huyết áp. Tích cực bổ sung các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc và các loại thực phẩm bơ sữa ít béo. Đây được xem là phương pháp hỗ trợ từ bên trong giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao. 
  • Đối với khẩu vị cần giảm lượng muối trong chế độ ăn hàng ngày. Nồng độ natri thấp hơn 1.500mg/ngày khá phù hợp với người trong độ tuổi từ 51 tuổi trở lên và đối với những người có tiền sử về cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh thận mạn tính. Đối với người trưởng thành khỏe mạnh việc duy trì mục tiêu ở mức dưới 2.300mg/ngày cũng góp phần hạn chế tối đa nguy cơ mắc phải bệnh tăng huyết áp thứ phát.

Giảm lượng gia vị trong khẩu phần ăn khi có tiền sử cao huyết ápGiảm lượng gia vị trong khẩu phần ăn khi có tiền sử cao huyết áp

Ngoài ra, việc duy trì cân nặng khỏe mạnh và học cách từ chối với các loại thức uống có cồn có vai trò quan trọng trong phòng ngừa bệnh. Nếu chọn rượu, hãy uống với mức độ vừa phải, mỗi ngày một ly đối với phụ nữ và hai ly một ngày dành cho nam giới. Sử dụng các chất kích thích và thường xuyên hút thuốc cũng được xem là nguyên nhân gây tổn thương thành mạch máu và đẩy nhanh quá trình làm cứng các động mạch. 

Cuối cùng,  người bệnh phải cố gắng giữ bản thân ở trong trạng thái thoải mái nhất, giảm căng thẳng. Trong sinh hoạt, cần xây dựng giấc ngủ sâu cũng góp phần thúc đẩy quá trình sống khỏe mạnh và hạn chế tối đa các bệnh lý về huyết áp cũng như hệ thần kinh.

Lời kết

Tăng huyết áp thứ phát được xem là một loại bệnh trạng khá phổ biến ở người trưởng thành ngày nay. Đây là dạng bệnh lý mãn tính, cần xây dựng chế độ sống ôn hòa và thường xuyên quan tâm điều trị để tránh những hậu quả nguy hiểm. Hy vọng những thông tin từ Bệnh viện đa khoa Phương Đông cho người bệnh thêm kiến thức phòng ngừa biến chứng từ bệnh. Bệnh nhân cần tích cực quan tâm và lắng nghe tiếng nói của cơ thể, khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hãy đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. 

Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 1900 1806 hoặc để lại thông tin tại Đặt lịch khám để đặt lịch khám tại Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

245

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám