Chuẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Thu Hiền

21-12-2023

goole news
16

Tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh thường gặp. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân của bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là gì? Cách phòng bệnh và điều trị bệnh như thế nào? Cùng Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông tìm hiểu ngay về căn bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé.

Tổng quan: Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Tay chân miệng ở trẻ sơ sinh trong y khoa gọi là HFMD - Hand, foot and mouth disease). Đây là dạng bệnh truyền nhiễm diễn ra quanh năm nhưng thường bùng phát vào thời điểm mùa hè, đặc biệt là tháng 4 - 6 và tháng 10 - 12. Khả năng lây nhiễm của bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất nhanh. Bệnh sẽ phổ biến hơn ở những nơi đông đúc dân cư cũng như có điều kiện vệ sinh kém. 

Nguyên nhân bị tay chân miệng ở trẻ em

Theo các nghiên cứu, bệnh chân tay miệng ở trẻ sơ sinh xuất hiện là do sự tấn công bởi virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Hai loại virus sống chủ yếu tại đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn chỉ rõ có sự góp mặt của virus Coxsackievirus A6 cũng tham gia vào quá trình gây bệnh, và loại virus này cũng khiến cho tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn. 

Trẻ có thể bị lây tay chân miệng do tiếp xúc với người nhiễm bệnh 

Trẻ mắc phải căn bệnh tay chân miệng có thể là do bị lây truyền từ người nhiễm bệnh như: 

  • Dính các giọt bắn từ việc ho, hắt hơi của người bệnh. 
  • Sử dụng chung vật dụng với người nhiễm bệnh. 
  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. 
  • Sống trong môi trường kém vệ sinh…

Dấu hiệu tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Hình ảnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinhHình ảnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh

Biểu hiện tay chân miệng ở trẻ sơ sinh được thể hiện rõ ràng nhất đó là các vết phồng rộp có ở trên da. Tuy nhiên, trước khi các nốt ban phỏng này nổi lên trên da thì bé có thể có các triệu chứng như đau họng, sốt, đau bụng. Một vài ngày sau đó, các phụ huynh sẽ nhận thấy những đặc điểm cụ thể như:

  • Miệng: Có các vết đốm đỏ ở vị trí lưỡi, quanh bên trong miệng. Những đốm này sẽ dần chuyển thành mụn nước lớn hơn có màu vàng xám và có viền đỏ. 
  • Tay chân: Có các đốm nhỏ màu đỏ nổi ở ngón tay, lưng, trong lòng bàn tay, chân và ngón chân của trẻ. Những đốm này có thể gây ra tình trạng đau, ngứa. Tiếp đó, chuyển thành các mụn nước với màu xám ở vị trí giữa.
  • Ngoài ra có nhiều trường hợp các nốt mụn còn xuất hiện tại hai bên chân, mông và bẹn của trẻ.

Cha mẹ cần chú ý quan sát những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh để chuẩn đoán kịp thời tình trạng bệnh của trẻ để can thiệp kịp thời.

Biến chứng khi trẻ mắc tay chân miệng

Theo các chuyên gia y tế, trẻ sẽ có thể tự khỏi bệnh sau khi đã trải qua hết các giai đoạn mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu không lưu ý tới những biểu hiện bệnh tay chân miệng của trẻ sơ sinh bất thường sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm:

Trẻ bị mất nước

Khi mắc tay chân miệng ở trẻ sơ sinh, xuất hiện các nốt mụn nước bên trong miệng khiến bé cảm thấy bị đau mỗi khi nuốt. Bởi vậy trẻ sẽ thấy khó chịu và thường không muốn uống nước. 

Phụ huynh nên đưa con tới gặp các bác sĩ ngay khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu mất nước như:

  • Mệt mỏi
  • Uể oải
  • Quấy khóc nhiều
  • Khi khóc không chảy nước mắt
  • Nước tiểu có màu vàng đậm
  • Sốt cao liên tục
  • Chân tay bị lạnh,....

Xuất hiện các nốt mụn nước ở tay, chân, miệng, vùng mông và bẹn

Trẻ xuất hiện các nốt mụn nước ở tay, chân, miệng, vùng mông và bẹn

Nhiễm trùng thứ cấp

Đây là tình trạng khá hiếm khi xuất hiện. Trong trường hợp chăm sóc không cẩn thận các mụn nước sẽ bị vỡ ra, gây ra tình trạng lở loét. Vì thế, bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh các bạn nên tránh tác động có thể làm vỡ các nốt mụn. 

Nếu vô tình bị vỡ nên điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng thêm thuốc kháng sinh giúp loại bỏ được vi khuẩn cũng như giảm nguy cơ gây ra tình trạng nhiễm trùng. 

Những triệu chứng hàng đầu khi trẻ mắc nhiễm trùng thứ cấp cần được đưa tới bệnh viện kiểm tra ngay như: nốt mụn bị vỡ, xuất hiện mủ vàng, da bị sưng đỏ, đau rát và gây nóng. Những triệu chứng chân tay miệng ở trẻ sơ sinh cả bệnh nghiêm trọng hoặc không xuất hiện những dấu hiệu cải thiện bệnh sau từ 7 - 10 ngày. 

Viêm não, viêm màng não

Đã có những trường hợp trẻ sơ sinh bị chân tay miệng miệng xâm nhập tới não gây viêm màng não. Những trường hợp này hiện tại thường rất hiếm. Khi mắc sẽ có thể đe dọa lớn tới tính mạng của trẻ và có thể để lại di chứng cả đời. 

Trẻ bị tay chân miệng có thể dẫn đến tình trạng viêm màng nãoTrẻ bị tay chân miệng có thể dẫn đến tình trạng viêm màng não

Quý khách hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp.

Điều trị chứng bệnh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh

Nếu như trẻ có những dấu hiệu bị chân tay miệng ở trẻ sơ sinh các mẹ nên chủ động đưa tới bệnh viện để có thể chẩn đoán, kiểm tra và xác định được chính xác tình trạng của bệnh. Bác sĩ sẽ cập nhật thông tin về những triệu chứng của bé, kiểm tra vết loét, yêu cầu xét nghiệm để có thể xác định được sự xuất hiện của virus, mức độ nghiêm trọng của bệnh để đưa ra được những phương án điều trị cụ thể. 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, thường quấy khóc. Những vấn đề này có thể thuyên giảm hay biến mất sau khoảng từ 7 - 10 ngày nếu như được hỗ trợ điều trị, chăm sóc đúng cách. Một số mà bạn có thể áp dụng để làm giảm bớt sự khó chịu cho bé như: 

Với trẻ còn bú mẹ hoặc uống sữa công thức

Nếu bé sơ sinh đang mắc HFMD, các mẹ vẫn tiếp tục duy trì cho trẻ bú bình thường. Những nốt mụn xuất hiện bên trong miệng của con sẽ không lây qua núm vú nên không ảnh hưởng tới mẹ. 

Bên cạnh đó, chỉ khi con bú đủ sữa mới có thể có đủ năng lượng chống lại virus cũng như ngăn ngừa được tình trạng thiếu nước. Chị em nên chủ động chia nhỏ bữa ăn, tăng cữ ăn cho con. Nếu như con uống sữa công thức thì chú ý bổ sung nước cho bé. 

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ giúp bệnh chân tay miệng giảm

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ giúp bệnh chân tay miệng giảm

Với trẻ ăn dặm

Đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm những vết mụn nước bên trong miệng chắc chắn sẽ khiến các con cảm thấy đau mỗi khi nuốt. Thời điểm này, các mẹ nên cho trẻ ăn các dạng thức ăn mềm, đã được xay nhuyễn, dễ nuốt hơn như: Cháo, súp. 

Ngoài ra, các mẹ cũng không nên cho con ăn các món có vị cay, chua. Như vậy, tình trạng đau miệng của trẻ sẽ nặng hơn. Bên cạnh đó, chú ý cho con ăn thức ăn đã nguội hoàn toàn để hạn chế đau miệng. 

Dùng gel giảm đau

Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng gel giảm đau tay chân miệng ở trẻ sơ sinh. Qua đó, giúp làm dịu ngay những cơn đau do mụn nước xuất hiện bên trong miệng bé. Nếu sản phẩm an toàn, phù hợp cho trẻ sơ sinh thì có thể thoa gel ở những vị trí bên trong lưỡi, hay nướu, má của trẻ. 

Hạ sốt

Các loại thuốc Paracetamol, ibuprofen dùng cho trẻ sơ sinh với công dụng giảm đau, hạ sốt rất hiệu quả. Các mẹ có thể cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 

  • Nếu trẻ sinh đủ tháng, >4kg có thể dùng Paracetamol.
  • Nếu trẻ >3 tháng tuổi, ≥ 5kg thì có thể dùng ibuprofen. 

Sử dụng thuốc hạ sốt đúng theo chỉ định bác sĩ Sử dụng thuốc hạ sốt đúng theo chỉ định bác sĩ 

Làm sạch cơ thể

Tình trạng tay chân miệng ở trẻ sơ sinh khiến các con gặp tổn thương tại các vùng da trên cơ thể. Bởi vậy, trong quá trình tắm rửa cần thao tác hết sức nhẹ nhàng. Chú ý không làm vỡ mụn nước, tránh tình trạng để dịch lỏng rò rỉ ra bên ngoài gây ra tình trạng bị nhiễm trùng. 

Cách ly để trẻ nghỉ ngơi

Trẻ trong thời gian nhiễm bệnh nên giữ tại nhà cho tới khi khỏi bệnh và khỏe hơn, vết loét lặn hết. Hạn chế để con tiếp xúc với người ngoài để phòng tình trạng lây lan bệnh. 

Khi nào bạn cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Mặc dù vấn đề tay chân miệng của trẻ có thể can thiệp được ở nhà, nhưng trong một vài trường hợp nhất định cũng cần đưa con tới gặp các bác sĩ để có thể được thăm khám, điều trị kịp thời. Tuyệt đối không nên chủ quan tự theo dõi tại nhà khi mắc tay chân miệng ở trẻ sơ sinh, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, gây ra tình trạng biến chứng nặng:

  • Trẻ không đáp ứng được với điều trị, sốt cao kéo dài: Trẻ trong tình trạng sốt cao liên tục ở mức >38,5 độ C, trong vòng 48h. Mặc dù đã sử dụng thuốc hạ nhiệt nhưng không đáp ứng hiệu quả. 
  • Trẻ bị giật mình: Trẻ liên tục giật mình, chới với khi đang nằm hoặc ngủ. Ngay cả khi đang chơi cũng là dấu hiệu đặc biệt của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Các phụ huynh nếu phát hiện ra triệu chứng này cũng nên chủ động quan sát tần suất giật mình của con có gia tăng hay không để kịp thời thăm khám, điều trị. 
  • Trẻ quấy khóc dai dẳng: Trẻ có dấu hiệu quấy khóc cả đêm, ngủ ít từ 15 - 20 phút và tiếp tục quấy khóc. Nếu vấn đề này lặp lại liên tục thì nên cho con đi bệnh viện. Có thể bệnh đã tiến triển nặng hoặc cũng có thể con đang đối mặt với tình trạng bất thường khác trong cơ thể. 

Hãy chủ động đưa trẻ đến bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường Hãy chủ động đưa trẻ đến bệnh viện khi có những dấu hiệu bất thường 

Cách phòng tránh tay chân miệng cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ khỏi bệnh chân tay miệng thì cơ thể sẽ tự sinh ra miễn dịch tự nhiên. Nghĩa là cơ thể sẽ tự sinh ra các cá thể miễn dịch với virus này. Nhưng virus Coxsackie lại có rất nhiếu biến chứng khiến cho trẻ phát bệnh lại. Chính vì thế mà các bậc phụ huynh cần đảm bảo các biện pháp phòng tránh đầy dù trẻ đã từng bị bệnh chân tay miệng.

Khi bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh tái phát lại sẽ khiến trẻ sơ sinh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, các bạn cần học cách phòng tránh để có thể bảo vệ con trước sự tấn công của các virus gây bệnh:

  • Sử dụng khăn giấy che miệng khi con hắt hơi và cho vào thùng rác sau khi đã sử dụng. 
  • Khi xử lý tã cần làm sạch hiệu quả bởi có thể virus vẫn có thể tồn tại trong phân của trẻ tính từ 1 - 2 tháng sau khi đã khỏi bệnh. 
  • Thường xuyên lau dọn nhà cửa, đặc biệt là nhà vệ sinh để đảm bảo không gian luôn sạch sẽ. 
  • Không cho trẻ dùng chung vật dụng cá nhân như: Khăn mặt, cốc, khăn tắm,... với mọi người trong gia đình. 
  • Lưu ý rửa tay với xà phòng ít nhất 20s để đảm bảo được vệ sinh cho mẹ và bé trước khi tiếp xúc với trẻ. Rửa tay trước/sau khi cho con bú, cho bé ăn, sau khi đi vệ sinh, thay tã,...
  • Thường xuyên khử trùng xung quanh nhà, bề mặt chạm vào thường xuyên hay các đồ dùng chung. 
  • Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng của trẻ. 
  • Không để trẻ tiếp xúc gần với những người đã và đang có những biểu hiện của chân tay miệng ở trẻ em. 

Bảo vệ trẻ bị tay chân miệng khỏi các tác nhân gây hại

Bảo vệ trẻ bị tay chân miệng khỏi các tác nhân gây hại

Khám tay chân miệng ở đâu?

Ngay khi thấy trẻ có những dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng chuyển biến nặng, cha me nên lập tức đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Tuy nhiên để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra cho bé thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay khi xuất hiện những triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ sơ sinh. 

Để yên tâm thăm khám và điều trị bệnh chân tay miệng, cha mẹ có thể tin tưởng lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Tại đây chúng tôi có:

  • Chuyên Khoa nhi chất lượng cao mang đến chất lượng chăm sóc sức khoẻ tốt nhất cho bé
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao đến từ các trường Đại học Y khoa danh tiếng
  • Hệ thống phòng nội trú hiện, đại tiện nghi 
  • Trong Khoa Nhi của Bệnh viện có khu vui chơi dành riêng cho trẻ tạo cảm giác thoải mái như ở nhà
  • Hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu trực tiếp từ: Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... Điển hình như:
    • Máy thở không xâm nhập NCPAP
    • Giường sưởi sơ sinh
    • Lồng ấp sơ sinh
    • Đèn chiếu vàng da
    • Máy truyền dịch, bơm tiêm điện
    • Hệ thống oxy chìm - khí nén tiên tiến
    • Máy Monitor theo dõi bệnh nhân 4 và 5 thông số

Điều trị tay chân miệng tại Bệnh viện Phương Đông

Điều trị tay chân miệng ở trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phương Đông

Cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé đến Bệnh viện Phương Đông để thăm khám và điều trị. Chính vì thế nếu cha mẹ vẫn còn hoang mang về vấn đề trẻ sơ sinh bị tay chân miệng phải làm sao? Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch. 

Tay chân miệng ở trẻ sơ sinh là căn bệnh thường gặp mà cha mẹ nên tìm hiểu để có được cách thức phòng tránh cụ thể. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cập nhật trên đây sẽ giúp các bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho con yêu của mình. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
777

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám