Thai nhi 18 tuần nặng bao nhiêu thì đạt chuẩn?

Trần Hồng Nụ

16-07-2024

goole news
16

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu thì đạt chuẩn? là điều mà bố mẹ rất quan tâm, nhất là với những cặp vợ chồng có con lần đầu. Mặc dù chỉ số này khác nhau trong từng trường hợp, thế nhưng theo các bác sĩ, cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi khi bước vào tuần thứ 18 là khoảng 190g. Vậy mẹ có muốn biết khi được 18 tuần tuổi bé yêu của mình phát triển như thế nào và mẹ cần ăn gì, kiêng gì để bé khỏe mạnh và tăng cân không? Bài viết sẽ đưa bảng cân nặng tiêu chuẩn cho bạn.

Cân nặng chuẩn của thai nhi 18 tuần

Về câu hỏi: Cân nặng thai nhi 18 tuần là bao nhiêu? Các bác sĩ chuyên khoa trả lời như sau: em bé khi được 18 tuần tuổi cân nặng chuẩn khoảng 190gr, chiều dài tính từ đầu đến mông là khoảng 15cm. Lúc này, nếu so sánh thì kích thước của em bé chỉ tương đương với quả ớt chuông.

Với những chị em trước khi mang bầu đã có cân nặng lý tưởng thì để thai nhi có mức cân nặng như tiêu chuẩn thì trong 9 tháng mang bầu bạn cần tăng cân trung bình từ 11,5- 16kg. Đặc biệt trong kỳ tam cá nguyệt thứ 2 (tính từ khi mang thai đến tháng thứ 6) mẹ phải tăng từ 5,5 kg đến 6,5kg.

Bảng cân nặng và kích thước thai nhi chuẩn qua từng tuần

Bảng cân nặng và kích thước của thai nhi 18 tuần tuổi.

Khi mang bầu 18 tuần, các bác sĩ cho biết cân nặng của mẹ tăng tốt nhất là từ 4kg đến 5,5 kg. 

Bảng theo dõi cân nặng chuẩn thai nhi qua từng tuần tuổi được đưa ra để mẹ có thể theo dõi sát sao nhất sự thay đổi của con yêu khi trong bụng. Các chỉ số này được đưa ra theo từng tuần, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến tuần thứ 40 của thai kỳ. Sau khi thăm khám, mẹ có thể so sánh với bảng này để theo dõi cân nặng cũng như chiều dài thai để biết con mình có đang phát triển tốt không. 

Nếu con bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn thì mẹ cũng đừng quá lo lắng nhé, khi đó thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện, ngủ nghỉ theo hướng dẫn của bác sĩ cho hợp lý.

Xem hình ảnh thai nhi 18 tuần 3 ngày.

Xem hình ảnh thai nhi 18 tuần 3 ngày.

Thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi như thế nào? Đây là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Khi bước vào tuần thứ 18 của thai kỳ (tương đương với 16 tuần sau thụ tinh), bé yêu đã có sự phát triển đáng kể về xương khớp, phổi, bộ phận sinh dục,... cụ thể như sau:

Xương khớp: Hệ xương cùng các mô sụn của thai nhi đã hình thành. Trong giai đoạn này, có thể làm xét nghiệm Triple Test để phát hiện các dị tật bẩm sinh.

Ở tuần thai nhi thứ 18 có thể xác định chắc chắn giới tính thông qua siêu âm

Nhịp tim thai nhi 18 tuần tuổi là bao nhiêu?

Bộ phận sinh dục: Thai nhi 18 tuần bộ phận sinh dục của bé đã hoàn thiện.

  • Các chi: Các ngón tay, ngón chân và mũi đã hiện rõ hơn so với thời kỳ trước đó. Tuy nhiên lúc này, đầu bé vẫn ở trạng thái to hơn so với phần thân.
  • Lông mi, lông mày, tóc: Bắt đầu mọc nhưng còn thưa thớt. Bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài dù mắt vẫn khép kín.
  • Làn da: Da của em bé lúc này trong suốt, các mạch máu li ti có thể nhìn thấy rõ đường sau lớp da. Ở các tuần thai tiếp theo, lớp biểu bì của bé sẽ dần được hoàn thiện hơn.
  • Phổi: Ở giai đoạn này, phổi của thai đang trong quá trình phát triển và bé chỉ biết thở trong môi trường có nước ối. Nhưng nguồn cung cấp oxy chính vẫn là nhau thai.
  • Lưỡi: Trên mặt lưỡi của thai, các mầm thần kinh vị giác đã bắt đầu phát triển.
  • Tai: đã bắt đầu lồi ra ngoài và bắt đầu có khả năng nghe.
  • Hệ tiêu hóa cũng dần hoạt động, các dây thần kinh bắt đầu hình thành lớp vỏ bảo vệ myelin.

Ở tuần thai thứ 18 của thai kỳ, thai nhi đã đủ lớn nên mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được thai máy nhờ các chuyển động của con như: xoay, lật, đạp chân, duỗi người,... 

Thai nhi 18 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 18 tuần phát triển như thế nào?

Sự thay đổi của mẹ khi thai nhi 18 tuần

Sau khi bước qua tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể của mẹ bầu đã bắt đầu thích ứng tốt hơn với sự hiện diện của thai nhi và đây cũng được coi là giai đoạn dễ chịu nhất đối với thai phụ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trong giai đoạn này mẹ bầu sẽ không gặp phải các vấn đề sức khỏe khác. Song song với sự phát triển của thai nhi, cơ thể của mẹ bầu cũng có nhiều biểu hiện khác nhau khi thai được 18 tuần tuổi, ví dụ như:

Đau mỏi lưng

  • Sau tam cá nguyệt thứ nhất, nhiều thai phụ đã cảm thấy giảm hoặc không còn cảm giác ốm nghén nữa. Tuy nhiên, sự phát triển của thai nhi có thể gây ra những cơn nhức mỏi hoặc đau lưng cho mẹ và cảm giác này sẽ gia tăng theo thời gian khi bé ngày càng lớn. 
  • Khi kích thước và cân nặng của thai nhi tăng lên, tử cung của mẹ cũng lớn dần, tạo áp lực lên cột sống. Mẹ bầu có thể ngâm mình trong nước ấm để thư giãn và làm giảm triệu chứng đau lưng và nhức mỏi.

Đầy hơi, chướng bụng

  • Trong quá trình mang thai, sự tăng tiết hormone progesterone trong cơ thể giúp làm giãn các cơ. Tuy nhiên, điều này cũng có thể gây cản trở cho quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến tình trạng đầy hơi và ợ nóng.

Chuột rút ở chân

  • Khi mang thai bị chuột rút là một hiện tượng rất phổ biến ở mẹ bầu. Mặc dù không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó lại gây đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu.
  • Nguyên nhân của chuột rút vẫn chưa được xác định rõ, nhưng để hạn chế tình trạng này, mẹ bầu có thể duỗi chân trước khi ngủ hoặc kê chân cao trong lúc ngủ.

Khi mang thai bị chuột rút là một hiện tượng rất phổ biến ở mẹ bầu.

Khi mang thai bị chuột rút là một hiện tượng rất phổ biến ở mẹ bầu.

Bị chảy máu chân răng

  • Yếu tố nội tiết tố trong thai kỳ ảnh hưởng đến hệ thống màng nhầy, gây kích thích nướu răng dẫn đến viêm và chảy máu. Do đó, thai phụ cần thường xuyên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng để hạn chế máu chảy trầm trọng hơn.

Rạn da

  • Khi thai nhi phát triển, các vết rạn da trên cơ thể mẹ xuất hiện ngày càng nhiều, làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm trạng của thai phụ. Mẹ bầu có thể sử dụng kem dưỡng da hỗ trợ trong việc phục hồi làn da sau khi sinh.

Phù chân

  • Mẹ bầu bắt đầu xuất hiện tình trạng phù chân do cơ thể tích nước ở các mô. Để giảm nhẹ triệu chứng này, nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu và thường xuyên gác chân lên cao khi có thể.

Xem thêm:

Thai nhi 18 tuần nên ăn gì và kiêng gì để bé khỏe mạnh, tăng cân

Trong suốt quá trình mang thai, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi cụ thể là thể trạng và sức khỏe. Vậy ở tuần thai thứ 18, mẹ nên ăn gì và kiêng gì để em bé được tăng cần đều và khỏe mạnh?

Thai nhi 18 tuần mẹ bầu nên ăn gì?

Khi bước sang tuần thứ 18, cả thính giác của con đã được hình thành, em bé có thể nghe thấy những âm thanh bên ngoài tử cung, đặc biệt là nhận ra được giọng nói của mẹ. Cùng với đó là não bộ cũng đang ở giai đoạn phát triển mạnh nhất. 

Do vậy, trong các bữa ăn hàng ngày, mẹ cần bổ sung nhiều hơn các thực phẩm chứa hàm lượng canxi, kẽm nhiều như: sữa chua, sữa, tôm, cá mòi, cá hồi hay các loại hạt như hạt chia, hạnh nhân, đậu phộng,...

Trứng rất tốt cho thai nhi trong giai đoạn phát triển ở tuần 18

Trứng rất tốt trong giai đoạn phát triển của thai nhi 18 tuần.

Thường thì ở giai đoạn này, các cơn ốm nghén đã hạ nhiệt nên chị em hãy xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng các dưỡng chất như thức ăn nhiều carbohydrate, các loại trái cây, rau củ, protein, các thực phẩm từ sữa,... để đảm bảo dưỡng chất và sức khỏe cho cả mẹ và con.

Ngoài ra mẹ cũng đừng quên bổ sung các chất béo lành mạnh, đường, mật ong với lượng vừa phải. Đặc biệt là các thức uống từ trái cây tươi chứa nhiều vitamin, khoáng chất và omega 3- đây đều là những dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ mang thai giúp phát triển não và mắt của em bé.

Thai nhi 18 tuần thì tình trạng ốm nghén gần như biến mất hoàn toàn, do đó mẹ muốn ăn gì hãy cứ ăn, không cần phải kiêng khem gì. Các thực phẩm nên được bổ sung vào bữa ăn như thịt bò, hải sản, trứng, rau củ quả,... nhưng hãy nhớ làm xét nghiệm để đảm bảo lượng đường trong máu không quá nhiều dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Cùng với đó là đáp ứng đủ 1- 2 lít nước mỗi ngày để vòng tuần hoàn của mẹ hoạt động bình thường.

Về sữa mẹ có thể uống sữa bầu hoặc sữa tươi tiệt trùng, cả 2 loại này đều tốt, nếu mẹ bầu bị táo bón khi dùng sữa bầu thì hoàn toàn có thể chọn sữa tươi tiệt trùng thay thế.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, khi thai 18 tuần tuổi mẹ bầu cần bổ sung tăng thêm 220 calo/ngày, và chất đạm là 10-19g/ngày so với bình thường. Mẹ có thể uống thêm các viên uống bổ sung sắt, vitamin,... nhưng hãy theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Mẹ bầu nên kiêng gì khi mang thai 18 tuần

Bổ sung nhiều dưỡng chất nhưng mẹ bầu cũng đừng quên kiêng những thực phẩm sau để đảm bảo cho sức khỏe của em bé:

Những thực phẩm mẹ cần tránh xa trong suốt thai kỳ

Những thực phẩm mẹ cần tránh xa trong suốt thai kỳ.

  • Các chất kích thích: như rượu bia, nước ngọt, đồ uống có ga hay cà phê,... là những thực phẩm bà bầu cần tránh xa không chỉ ở tuần thứ 18 mà còn trong suốt thai kỳ để đảm bảo cho sức khỏe người mẹ cũng như không gây hại cho bào thai.
  • Đồ ăn mặn: ăn mặn khiến mẹ bầu dễ mắc các bệnh lý về thận, huyết áp cao, rối loạn đường tiêu hóa,... từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ.
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường: như bánh kẹo, đồ ăn nhanh,... khi mang bầu mẹ luôn có cảm giác thèm ăn nhưng hãy tránh xa những loại đồ ăn kể trên nhé vì chúng có thể khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát, dẫn đến các biến chứng như tiểu đường, bệnh về hô hấp, khó sinh,...
  • Loại thực phẩm không đảm bảo an toàn: đồ ăn tái, sống, sữa chưa được tiệt trùng hoặc không rõ nguồn gốc. Ngoài thì thực phẩm đông lạnh, đóng hộp, hay chiên dầu mẹ cũng cần tránh xa nhé.

Khám thai và các xét nghiệm ở thai nhi 18 tuần

Mang thai là một hành trình nuôi dưỡng mầm sống kỳ diệu và mãnh liệt mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng mong muốn được trải qua. Niềm mong ước lớn nhất của người làm cha, làm mẹ đó là con yêu được chào đời khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, quá trình mang thai không phải lúc nào cũng thuận lợi bởi quá trình ấy tiềm ẩn nhiều nguy có có thể nhìn thấy được và không nhìn thấy được.

Khám thai và làm các xét nghiệm để theo dõi sự phát triển của thai nhi khi 18 tuần

Khám thai và làm các xét nghiệm để theo dõi sự phát triển của thai nhi 18 tuần.

Do vậy, việc khám thai và làm các xét nghiệm là vô cùng cần thiết, lựa chọn các gói thai sản là điều mà cha mẹ nên làm.

Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ là thời điểm phát triển mạnh của thai nhu, do đó thai phụ cần:

  • Siêu âm 4D để tầm soát dị tật thai nhi toàn diện.
  • Tầm soát tiểu đường thai kỳ để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả 2 mẹ con.
  • Kiểm soát cân nặng của mẹ hợp lý: việc này nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi.
  • Nắm được các dấu hiệu dọa sinh sớm (nhất là với những người mang đa thai hoặc có tiền sử sảy thai, sinh non) để được điều trị, giữ thai kịp thời.
  • Thực hiện xét nghiệm Double test và Triple test để phân tích vấn đề về dị tật bẩm sinh, các dị tật về thần kinh.

Để bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ được tốt nhất, Bệnh viện đa khoa Phương Đông cung cấp gói thai sản để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé toàn diện như:

  • Gói thai sản 1 (theo dõi từ tuần 12)
  • Gói thai sản 2 (theo dõi từ tuần 22)
  • Gói thai sản 3 (theo dõi từ tuần 27)
  • Gói thai sản 4 (theo dõi từ tuần 32)
  • Gói thai sản 5 (theo dõi từ tuần 36)
  • Gói thai sản 6 (theo dõi từ tuần 38)
  • Gói thai sản 7 (gói chuyển dạ)

Khám thai định kỳ với bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao, dày kinh nghiệm, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm 2D, 4D,... tư vấn và can thiệp kịp thời khi phát hiện những bất thường trong sức khỏe của mẹ và bé.

Mọi thông tin về các gói thai sản, quý khách vui lòng liên hệ Hotline 19001086 để được tư vấn và giải đáp. 

Mong rằng với những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: Thai nhi 18 tuần nặng bao nhiêu thì đạt chuẩn? Các bác sĩ khuyên bạn, trong suốt thai kỳ hãy quan tâm nhiều hơn với dinh dưỡng, giấc ngủ bởi nó là yếu tố tác động trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Nếu thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn hãy thăm khám ngay để có biện pháp khắc phục kịp thời.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
57,075

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám