Thanh quản và những điều bạn cần biết để bảo vệ sức khỏe

Hoàng Hiệp

27-03-2024

goole news
16

Thanh quản là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra âm thanh và bảo vệ cho hệ hô hấp. Để phòng tránh các bệnh lý hô hấp, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu hơn về thanh quản và cách bảo vệ hiệu quả cho hệ hô hấp của bản thân mình.

Khái niệm, vị trí thanh quản

Các bệnh liên quan đến thanh quản đang ngày càng phổ biến hơn. Tuy nhiên những kiến thức liên quan đến thanh quản và các bộ phận trong thanh quản vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ. Chính vì vậy việc tìm hiểu về thanh quản sẽ góp phần giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn và có các cách bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Thanh quản là gì?

Thanh quản là bộ phận có dạng ống nằm ở giữa cổ, ở vị trí trên khí quản và phía sau thực quản. Ngoài tên gọi là thanh quản thì còn có tên gọi khác là hộp thoại với vai trò quan trọng cho phép bạn tạo ra âm thanh. Ngoài ra thanh quản cũng là nơi để không khí đi qua từ cổ họng cho tới phổi.

Vị trí thanh quản

Vị trí thanh quản có thể di động và thay đổi vị trí khi chúng ta nuốt, cúi đầu hoặc ngẩng đầu lên. Với khả năng di chuyển linh hoạt như vậy thanh quản có thể khiến giọng nói chúng ta thay đổi. Đặc biệt là thanh quản còn có khả năng trưởng thành. Đồng hành cùng với bộ phận sinh dục, trong quá trình dậy thì, cả 2 bộ phận này đều phát triển và trong đó thanh quản sẽ thay đổi giọng nói (hiện tượng vỡ giọng)

Vị trí của thanh quản.Vị trí của thanh quản.

Cấu tạo và chức năng thanh quản

Cấu tạo thanh quản

Thanh quản được cấu thành từ những sụn gắn kết với nhau qua mô cơ, dây chằng và màng liên kết. 

  • Các loại sụn được liên kết với nhau như: sụn nắp thanh quản, sụn sừng, sụn chêm, sụn giáp,... 
  • Các loại cơ: cơ phễu, có nhẫn giáp, cơ giáp, nắp thanh quản,... có chức năng điều khiển thanh quản để tạo ra âm thanh

Ngoài ra, thanh quản cũng là bộ phận được bao bọc bởi rất nhiều hệ thống các mạch máu và dây thần kinh. Trong đó dây thần kinh thanh quản trên và dưới sẽ giúp điều khiến các bó cơ, từ đó âm thanh được phát ra 

Chức năng thanh quản

Chức năng chính của thanh quản là tạo ra âm thanh

  • Luồng không khí từ trong phổi được chuyển ra ngoài, va đập vào dây thanh âm khiến dây thanh âm rung động và phát ra tiếng.
  • Thanh quản cũng là nơi điều khiển tần số âm thanh cao thấp để tạo ra âm thanh trầm bổng khác nhau của mỗi người

Thanh quản đảm nhiệm vai trò tạo ra âm thanh.Thanh quản đảm nhiệm vai trò tạo ra âm thanh.

Cùng với việc vận chuyển không khí từ phổi để tạo ra âm thanh, thanh quản cũng là bộ phận đảm nhiệm vai trò bảo vệ đường hô hấp và đảm bảo chức năng hô hấp của con người:

  • Thanh quản đóng vai trò như người bảo vệ cho phổi. Tất cả những dị vật đều sẽ bị ngăn chặn trước khi vào phổi. Lúc đó con người sẽ có cơ chế phản vệ với dị vật đó là ho nhằm mục đích đẩy dị vật ra khỏi đường hô hấp
  • Việc đóng mở linh hoạt cũng giúp nâng áp lực bên trong phổi để có thể đẩy hơi thật mạnh ra ngoài.

Các bệnh lý về thanh quản thường gặp

Thanh quản là bộ phận nằm ở vị trí dễ gặp các tác nhân kích thích, tổn thương. Vì vậy bạn cần bảo vệ bản thân khỏi các bệnh thường gặp sau đây:

Viêm thanh quản

Đây là bệnh lý thường xuyên gặp nhất ở thanh quản. Khi bị viêm thanh quản, khu vực như nắp thanh quản, dây thanh âm thường bị viêm và sưng, gây khó chịu cho người bệnh.Các nguyên nhân gây viêm thường do nhiễm virus, vi khuẩn, trào ngược dạ dày, nói quá lớn hoặc quá nhiều,...

Viêm thanh quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ.Viêm thanh quản là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ.

Bệnh nhân cần được điều trị sớm bằng thuốc giảm đau, kháng virus (cần có kê đơn từ bác sĩ). Đối với tình trạng viêm thanh quản mãn tình thì có thể phải can thiệp tới phương pháp phẫu thuật.

Ung thư thanh quản

Đây là tình trạng thanh quản xuất hiện khối u ác tính. Nguyên nhân có thể đến từ các tế bào phát triển vượt tầm kiểm soát hoặc những tác nhân khác như: thuốc lá, rượu bia, viêm thanh quản mãn tính,...

Các triệu chứng của ung thư thanh quản thường rất khó phát hiện vì thường hay nhầm lẫn tới các bệnh đường hô hấp thông thường. Chính vì vậy tỉ lệ tử vong thường rất cao (xếp thứ 2 ở các bệnh ung thư khu vực đầu - cổ).

U thanh quản lành tính

Đây thường là việc tại niêm mạc thanh quản xuất hiện những khối u nhú nhỏ, nguyên nhân do nhiễm virus HPV. Biểu hiện thường thấy là gặp tình trạng khó thở, khàn tiếng,...

Đối với bệnh nhân mắc u lành tính thì cần loại bỏ sớm vì những khối u này có thể phát triển, lan rộng. Điều này sẽ dẫn tới bít tắc đường thở và có thể gây tử vong nếu không thực hiện loại bỏ sớm.

Lao thanh quản

Lao thanh quản một loại bệnh lao ngoài phổi thứ phát sau khi đã điều trị bệnh lao phổi hoặc bệnh lao bạch huyết. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào trong thanh quản và gây nhiễm trùng khu vực dây thanh quản. Điều này cản trở việc nói chuyện và gây đau đớn cho bệnh nhân.

Lao thanh quản rất nguy hiểm tới tính mạng.Lao thanh quản rất nguy hiểm tới tính mạng.

Mặc dù rất hiếm gặp (chỉ 1%), tuy nhiên nếu gặp phải các trường hợp như ho ra mủ, ho có máu, giọng nói thay đổi hoặc đau khi nhai nuốt lâu ngày không khỏi,... thì cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.

Polyp thanh quản

Đối với những người thường xuyên phải nói nhiều như cô giáo, ca sĩ,... sẽ có nguy cơ cao gặp polyp thanh quản bởi vì phải lạm dụng dây thanh quản quá mức.  Polyp thanh quản sẽ thường gây khàn tiếng, khó thở, khó khăn khi nuốt,...

Bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa trong 2-3 tuần kết hợp cùng thuốc. Hạn chế nói chuyện và kết hợp cùng bác sĩ để thực hiện kiểm tra khối polyp. Trong trường hợp polyp ác tính thì sẽ phải phẫu thuật loại bỏ ngay.

Các phương pháp phòng ngừa và bảo vệ dây thanh quản

Với vai trò là người bảo vệ giữa hệ thống hô hấp trên và dưới, kết hợp với việc điều chỉnh không khí để tạo ra âm thanh thì việc bảo vệ cho thanh quản khỏe mạnh là điều rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp sau để rèn luyện thanh quản khỏe mạnh:

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Tránh tuyệt đối tiếp xúc với những người bị bệnh lao hoặc các bệnh truyền nhiễm khác
  • Sử dụng nước muối sinh ý loẵng để vệ sinh cổ họng 2-3 lần/ ngày
  • Điều trị các bệnh như viêm họng, viêm amidan, cảm lạnh, cảm cúm,...
  • Có một lối sống khỏe mạnh với việc thể dục thể thao và ăn uống điều độ 
  • Kiểm soát sự phát triển xấu của bệnh trào ngược dạ dày 
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích vì những chất này có thể gây ảnh hưởng xấu tới niêm mạc
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nhiều người hoặc đang gặp trong môi trường ô nhiễm
  • Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại cho cơ thể
  • Hạn chế nói quá to và là hết trong khoảng thời gian dài
  • Hạn chế ăn đồ ăn có nhiều dầu mỡ, cay nóng
  • Hãy nghỉ ngơi khi cần thiết sau khi bạn đã nói 1 khoảng thời gian dài
  • Hạn chế quan hệ bằng miệng 
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm/2 lần để đảm bảo về sức khỏe một cách tốt nhất.

Trên đây là những điều bạn cần biết về thanh quản và các phương pháp điều trị. Để tốt nhất bạn hãy đến khám tại những địa chỉ uy tín và được tư vấn kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông với quy chuẩn quốc tế luôn sẵn sàng điều trị các bệnh đường hô hấp, thanh quản. Cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và hệ thống máy móc hiện đại giúp cho việc điều trị trở nên dễ dàng và hiệu quả. Để được nhận tư vấn và đặt lịch khám vui lòng gọi tới hotline 19001806.

735

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám