Ung thư thanh quản: Nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và cách chữa trị

Phan Ngọc Linh

21-05-2022

goole news
16

Ung thư thanh quản đang là căn bệnh nguy hiểm phổ biến diễn ra khoảng 20% trong các loại ung thư. Tại Việt Nam, bệnh đứng hàng thứ 3 trong ung thư vùng đầu cổ và đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây. Cùng bệnh viện Phương Đông tìm hiểu nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và cách chữa trị hiệu quả nhất trong bài viết này nhé.

Ung thư thanh quản là gì?

Ung thư thanh quản là ung thư biểu mô thanh quản chủ yếu là ung thư tế bào vảy xảy ra khi biểu mô tăng trưởng một cách mất kiểm soát và hình thành nên khối u. Dạng ung thư này được chia làm 5 giai đoạn và cũng tương tự như các loại ung thư khác không có dấu hiệu rõ ràng khiến người bệnh dễ bỏ qua.

Ung thư vùng thanh quản có thể xâm lấn đến các mô xung quanh và di căn theo đường bạch huyết, đường máu nhất là di căn đến phổi. nguyên nhân gây nên ung thư này chưa được nghiên cứu rõ nhưng chủ yếu là do yếu tố nguy cơ của bệnh đã được xác định. Hiện nay, bác sĩ chuyên khoa đang tiến hành phẫu thuật, hoá trị và xạ trị cho các bệnh nhân.

Đây là căn bệnh phổ biến chiếm khoảng 20% các căn bệnh ung thư tại Việt Nam và xếp thứ hai các bệnh ung thư vùng đầu cổ. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, tại Mỹ tỷ lệ sống sót sau 5 năm của ung thư thanh quản là 60%.

Ung thư thanh quản là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng của con người

Ung thư thanh quản là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng của con người

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây ung thư thanh quản

Hiện nay, vẫn chưa có một kết luận chính xác nêu ra nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư này. Bất cứ tác nhân nào làm thay đổi sự tăng trưởng của tế bào biểu mô thanh quản đều có thể dẫn tới bệnh ung thư này. Sự thay đổi trong DNA của tế bào chính là khởi đầu của bệnh lý ác tính và một sự biến đổi DNA sẽ thay đổi quá trình tăng trưởng của tế bào, hầu hết mọi trường hợp tế bào sẽ sinh sôi rất nhanh.

Mặc dù không thể chắc chắn lý do làm thay đổi DNA của tế bào biểu mô thanh quản nhưng sẽ có một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thanh quản đó là thuốc lá, rượu, làm việc trong môi trường hóa chất, mỏ có chứa chất Niken, nhiễm khuẩn vùng răng miệng, tai mũi họng dai dẳng, thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin,...

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư vùng thanh quản

Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh ung thư vùng thanh quản

Phân loại ung thư thanh quản

Ung thư vùng thanh quản xuất phát từ nội thanh bao gồm có các tầng như mặt dưới thanh nhiệt, băng thanh thất, thanh thất Morgagni, dây thanh và hạ thanh môn hoặc vùng bờ thanh quan. Tuỳ vào từng vị trí và độ lan rộng của khối u mà phân loại ung thư này như sau:

Ung thư thượng thanh môn

Có tới 35% trường hợp ung thư vùng thanh quản bắt đầu từ vị trí này, ung thư thượng thanh môn xuất hiện ở băng thanh thất và mặt dưới của sụn thanh nhiệt. Ở giai đoạn đầu, ưng thứ rất khó xác định vì hoạt đông của đáy băng thanh thất và hai thanh vẫn bình thường. Để chuẩn đoán được căn bệnh này cần phải chụp CT hoặc MRI mới có thể đánh giá được độ thâm sâu của những tế bào ác tính gây nên bệnh.

Có 3 loại ung thư vùng thanh quản như trên

Có 3 loại ung thư vùng thanh quản như trên

Ung thư thanh môn

Thanh môn là một khu vực có chứa các dây thanh âm và có khoảng 60% bệnh ung thư thanh quản bắt nguồn từ đây. Loại ung thư này tiến triển khá chậm và nếu tế bào ác tính nằm ở biểu mô dây thanh thì sẽ khu trú ở một bên trong thời gian khá lâu rồi mới lan sang dây thanh còn lại.

Ung thư hạ thanh môn

Ung thư hạ thanh môn rất hiếm gặp và chỉ chiếm khoảng 5% trong số các trường hợp bị ung thư. Loại ung thư này thường ở thể thâm nhiễm phía dưới dây thanh âm, lặn sâu phía dưới niêm mạc khó có thể lan ra ngoài bởi sụn giáp chắn lại nên cũng hạn chế sự tiến triển của tế bào ung thư ác tính.

Đối với ung thư hạ thanh môn này, chẩn đoán bằng phương pháp soi gián tiếp khó quan sát và tiếp cận được ung thư phải dùng soi thanh quản trực tiếp. Thậm chí một số trường hợp sẽ phải mở cả sụn giáp mới lấy được mẫu xét nghiệm.

Nếu bệnh không được can thiệp kịp thời, ung thư hạ thanh môn có thể lan sang phía đối diện, lan xuống sụn nhẫn. Đồng thời, bệnh cũng có thể phát triển lên trên và ra sau khớp nhẫn gây ảnh hưởng tới chức năng dây thanh.

Các giai đoạn phát triển của ung thư thanh quản

Khi đã có kết quả chẩn đoán ung thư thanh quản, bước tiếp theo bác sĩ cần phải làm đó chính là xác định nên các giai đoạn của ung thư để đánh giá mức độ lan rộng ra khu vực lân cận và có tình trạng di căn hay không. Theo đó, ung thư này được phân ra thành các giai đoạn như sau:

  • Ung thư thanh quản giai đoạn 0: Hay còn gọi là ung thư biểu mô tại chỗ, chưa di căn.
  • Ung thư thanh quản giai đoạn T1: Loại ung thư này được hình thành ở vùng thanh thượng môn hoặc hạ môn, chưa xâm lấn sang các khu vực khác.
  • Ung thư thanh quản giai đoạn 2: Khối u này ở hai dây thanh, lan rộng lên thanh môn hoặc huống hạ thanh môn.
  • Ung thư thanh quản giai đoạn T3:  Lúc này khối u nằm ở thanh quản và phát tán ra một số khu vực khác như sang thanh quản, vùng cận thanh quản, vừng trước thanh quản,...
  • Ung thư thanh quản giai đoạn cuối: được chia thành 3 giai đoạn nhỏ hơn là 4A, 4B, 4C.
    • Giai đoạn 4A: Lúc này khối u phát triển qua tuyến giáp hoặc lan đến các mô bên ngoài thanh quản.
    • Giai đoạn 4B: Khối u đã phát triển vào khu vực phía trước cột sống ở cổ, bao quanh động mạch cảnh hoặc phát triển xuống không gian giữa phổi.
    • Giai đoạn 4C: Lúc này ung thư đã di căn đến các bộ phận xa của cơ thể như phổi, gan hoặc xương.

Ung thư vùng thanh quản trải qua nhiều giai đoạn khác nhau

Ung thư vùng thanh quản trải qua nhiều giai đoạn khác nhau

Triệu chứng, dấu hiệu ung thư thanh quản

Đã nói đến bệnh ung thư là vô cùng nguy hiểm, vậy nên phát hiện sớm qua dấu hiệu giúp đưa ra hướng điều trị kịp thời. Dưới đây là dấu hiệu, triệu chứng của căn bệnh này:

Triệu chứng cơ năng

Một số biểu hiện ung thư thanh quản cơ năng của bệnh bao gồm:

  • Khàn tiếng: Đây là triệu chứng sớm và chủ yếu nhất, giọng khàn kéo dài và tăng dần uống thuốc không đỡ, khàn khô, cứng giọng cứng như gỗ.
  • Ho khan, ho khạc ra đờm và có nhầy máu dấu hiệu của ung thư.
  • Bệnh nhân khó chịu ở họng, cảm giác như có dị vật mắc ở cổ.
  • Rối loạn nuốt: Bệnh nhân có cảm giác rất khó nuốt, nuốt bị vướng nghẹn và đau.
  • Khó thở thanh quản: Xảy ra khi khối u đã lan rộng lấp lòng thanh quản.

Ung thư vùng thanh quản có nhiều biểu hiện và triệu chứng khác nhau

Triệu chứng thực thể

Bên cạnh những triệu chứng cơ năng, người bệnh còn xuất hiện hạch ở cổ, sớm thấy nhất là ung thư thượng thanh môn. Khi thăm khám cần xác định vị trí, số lượng và độ chắc, di động của hạch cổ này để có hướng điều trị phù hợp nhất.

Chẩn đoán ung thư thanh quản

Để có thể chẩn đoán ung thư thanh quản, bác sĩ cần phải kiểm tra bệnh sử và hỏi người bệnh về những triệu chứng đang diễn ra. Sau đó, tiến hành khám lâm sàng và kiểm tra cổ họng của bệnh nhân để yêu cầu xét nghiệm xác định chẩn đoán.

Nội soi thanh quản

Nội soi thanh quản là xét nghiệm được chỉ định đầu tiên để giúp bác sĩ quan sát và kiểm tra thanh quản của người bệnh một cách chi tiết hơn gồm có những hình thức nội soi sau:

  • Nội soi thanh quản gián tiếp: Dùng một gương nhỏ có cán dài đặt xuống cuống họng bệnh nhân để quan sát bộ phận tổn thương.
  • Nội soi thanh quản trực tiếp: Sử dụng ống mềm qua đường mũi hoặc ống cứng qua đường miệng, quan sát khối u ở dây thanh quản, khối u thường dạng sùi và loét.
  • Nội soi hoạt nghiệm thanh quản: Sử dụng ống mềm qua mũi, ống cứng qua miệng quan sát tổn thương thanh quản nghi ngờ có phải khối u ác tính hay không.
  • Sinh thiết: Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bất thường, có thể sinh thiết để xác định bản chất khối u và xác định chẩn đoán.

Sử dụng phương pháp nội soi thanh quản và chẩn đoán hình ảnh

Sử dụng phương pháp nội soi thanh quản và chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ tiến hành chẩn đoán hình ảnh qua các phương pháp sau:

  • Chụp X-quang phổi hoặc chụp cắt lớp ngực để đánh giá ung thư di căn phổi. CT Scan và MRI có tiêm thuốc cho phép đánh giá sự lây lan của khối u và phương pháp này cũng giúp đánh giá tình trạng hạch ở cổ.
  • Siêu âm vùng cổ: Giúp bác sĩ phát hiện được các hạch cổ mà không khám thấy qua phương pháp lâm sàng.
  •  PET CT scan: Biện pháp này nhằm phát hiện các ổ di căn, phân biệt tái phát với các tổn thương hoại tử hoặc hoặc phát hiện các ổ ung thư thứ hai…

Cách điều trị ung thư thanh quản phổ biến nhất

Nhiều người vẫn thắc mắc ung thư thanh quản có chữa khỏi được không, điều này còn phụ thuộc vào từng người bệnh, giai đoạn bệnh. Việc lựa chọn phương pháp điều trị hoàn toàn phụ thuộc vào giai đoạn ung thư, vị trí, kích thước khối u và sức khoẻ tổng thể của bệnh nhân. Gồm có phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hoá trị.

Nếu như bệnh nhân chẩn đoán ra bệnh sớm sẽ được điều trị bằng xạ trị hoặc phẫu thuật. Còn nếu ung thư ở giai đoạn nặng bác sĩ phải kết hợp cả 3 phương pháp phẫu thuật cắt bỏ, nạo vét hạch và hoá trị.

Trong trường hợp phải cắt bỏ thanh quản để bệnh nhân phục hồi giọng nói, bác sĩ có thể tiến hành lắp van thanh âm khí thực quản, tập giọng nói và lắp thiết bị điện vào cổ họng giúp tạo ra âm thanh. Điều trị ung thư là cả một quá trình đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của các y bác sĩ và bệnh nhân.

Điều trị bệnh ung thư qua 3 cách xạ trị, phẫu thuật và hoá trị

Điều trị bệnh ung thư qua 3 cách xạ trị, phẫu thuật và hoá trị

Ung thư thanh quản nên ăn gì và không nên ăn gì?

Chế độ ăn uống phù hợp cũng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân. Bệnh nhân ung thư sẽ cảm thấy đau khi nuốt, ăn không ngon miệng do ảnh hưởng của khối u ác tính và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị. Vì thế, nguyên tắc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cần đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng để cơ thể hấp thu tốt hơn.

Những món ăn cho bệnh nhân ung thư thanh quản?

Những thực phẩm người bệnh ung thư thanh quản nên bổ sung đó là:

  • Thực phẩm giàu protein bao gồm đậu nành, trứng, cá, thịt bò thăn, thịt gia cầm.
  • Trái cây, rau củ: Gồm một số loại quả như chuối, thanh long, bí đỏ, su hào, khoai sọ rau ngót, rau dền, súp lơ xanh. Những thực phẩm này cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu nhất.
  • Cách bổ sung chất béo: Bệnh nhân có thể nạp một số chất béo có nguồn gốc thực vật như bơ thực vật, dầu thực vật, kem và kem sữa chua, không ăn nhiều mỡ động vật.

Ung thư vùng thanh quản cần ăn đầy đủ dinh dưỡng theo chỉ định bác sĩ

Ung thư vùng thanh quản cần ăn đầy đủ dinh dưỡng theo chỉ định bác sĩ

Người bệnh ung thư thanh quản kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, bệnh nhân cũng nên kiêng một số thực phẩm có thể gây khó chịu và làm tăng thêm các triệu chứng gây ung thư ảnh hưởng đến sức khoẻ như:

  • Đồ ăn cay nóng bao gồm có tiêu, tỏi, ớt, mù tạt,...
  • Thực phẩm cứng, giòn gồm có ngũ cốc giòn, bánh quy giòn, các loại hạt.
  • Thực phẩm chế biến sẵn sẽ có các chất bảo quản, chất chống mốc, tạo màu, đường hóa học có hại cho sức khoẻ nhất là bệnh nhân gây ung thư.
  • Đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ không tốt cho bệnh nhân ung thư.

Ung thư vùng thanh quản cần phải kiêng một số loại thực phẩm 

Ung thư vùng thanh quản cần phải kiêng một số loại thực phẩm 

Cách phòng ngừa, hạn chế bệnh ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là bệnh nguy hiểm, khó chữa trị vậy nên mọi người cần đề cao cách phòng ngừa với những biện pháp sau đây:

  • Bỏ hút thuốc lá và không sử dụng các sản phẩm có thuốc lá không khói như thuốc lá điện tử hoặc những chất kích thích có hại.
  • Hạn chế tối đa việc uống rượu và những thức uống có cồn, theo nghiên cứu chỉ ra rằng nguy cơ phát triển nhanh ung thư thanh quản sẽ giảm đáng kể trong vòng từ 5 đến 10 năm khi không sử dụng rượu.
  • Nên sử dụng thiết bị an toàn khi thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại khác.
  • Nên xây dựng chế độ lành mạnh, hợp lý nhất là rau tươi, rau sạch nhiều trái cây họ cam, quýt, bưởi để giảm nguy cơ ung thư.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần để có thể phát hiện, tầm soát ung thư sớm.

Hạn chế hút thuốc lá và những chất độc gây hại

Hạn chế hút thuốc lá và những chất độc gây hại

Giải đáp thắc mắc về bệnh ung thư thanh quản

Trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh, có rất nhiều người thắc mắc ung thư thanh quản sống được bao lâu. Câu hỏi này sẽ không có bất cứ câu trả lời cụ thể nào bởi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng nếu chữa trị kịp thời kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và nghị lực của bệnh nhân có thể kéo dài được khoảng 5 năm. Dưới đây là một số thắc mắc khác cần giải đáp.

Có phương pháp tầm soát ung thư vùng thanh quản chưa?

Hiện nay, có thể tầm soát bệnh ung thư vùng thanh quản khi có các biểu hiện bất thường như khàn giọng hơn 3 tuần, ho dai dẳng, nuốt đau... Lúc này đến thăm khác bác sĩ nội soi thanh quản kiểm tra và thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.

Giải đáp: Ung thư thanh quản có chết không?

Bệnh ung thư thanh quản là bệnh lý ác tính nguy hiểm đến tính mạng. Vì thế, nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có thể chữa trị bằng phương pháp điều trị phù hợp nhất kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

Thời gian sống của ung thư thanh quản?

Tiên lượng ung thư thanh quản phụ thuộc vào từng bệnh nhân, mức độ nặng nhẹ và phương pháp điều trị cũng như sự cố gắng của bệnh nhân. Trung bình sẽ là 5 năm và xấu hơn khi xuất hiện ung thư thứ hai.

Ung thư thanh quản có lây nhiễm cho người khác không?

Ung thư vùng thanh quản sẽ không lây nhiễm cho bất cứ ai khác, do đó nếu bạn tiếp xúc với bệnh nhân gây ung thư sẽ không bị mắc bệnh do lây truyền. Tuy nhiên, nếu có yếu tố di truyền bạn cũng nên khám tầm soát ung thư theo lịch khám định kỳ.

Có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc liên quan tới bệnh ung thư vùng thanh quản

Có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc liên quan tới bệnh ung thư vùng thanh quản

Trên đây là thông tin về căn bệnh ung thư thanh quản, các yếu tố nguy cơ gây bệnh và cách chữa trị. Mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn đọc để có được kiến thức chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Nhằm giúp mọi người có sức khỏe tốt, sớm phát hiện các bất thường trong cơ thể trước khi nó chuyển biến xấu, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cung cấp dịch vụ khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư với mức giá công khai, đảm bảo thăm khám cùng những bác sĩ chuyên khoa với kinh nghiệm hàng chục năm cùng hệ thống thiết bị y khoa tiên tiến, hiện đại mang đến chất lượng thăm khám tốt nhất. 

Tầm soát ung thư ngay hôm nay để đảm bảo sức khỏe và tinh thần của chính mình. Để được tự vấn chi tiết hơn về gói khám hoặc đặt lịch khám, quý khách hãy liên hệ tới số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
3,011

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám