Thay van tim sống được bao lâu? Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ?

Bích Ngọc

27-12-2024

goole news
16

Trong những trường hợp, người bệnh có van tim bị tổn thương nặng nề, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa - thay van tim. Đây là phương pháp tối ưu, đem lại hiệu quả cao và lâu dài. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật thay van tim, có nhiều người bệnh quan tâm rằng thay van tim sống được bao lâu? Cần làm gì để kéo dài tuổi thọ? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm lời giải đáp cho thắc mắc này qua bài viết sau.

Tìm hiểu về van tim

Van tim được cấu tạo từ các mô liên kết, không có mạch máu và bao quanh bởi nội tâm mạc. Các lá van thường mềm, dẻo và mỏng. Hệ thống van tim gồm: Van tim 2 lá, van tim 3 lá, van động mạch phổi, van động mạch chủ. 

Nhiệm vụ chính của van tim là kiểm soát và điều chỉnh lượng máu lưu thông qua van bằng hoạt động đóng - mở theo chu kỳ. Bằng cách này, dòng máu đảm bảo chảy theo một chiều, đúng hướng và không chảy ngược lại. Nếu van tim có những bất thường như hẹp van tim, hở van tim sẽ làm ảnh hưởng đến dòng máu qua van. 

Nếu van tim bị hở, máu không thể chảy theo một chiều, bị rò rỉ ngược lại. Nếu van tim hẹp, lượng máu qua van bị giảm, gây ứ đọng, các cơ quan trong cơ thể bị thiếu máu. Khi van tim có những bất thường, tim lúc này phải hoạt động nhiều hơn để đáp ứng đủ, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến suy tim. 

Van tim có nhiệm vụ kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng máu qua hoạt động đóng mởVan tim có nhiệm vụ kiểm soát và điều chỉnh lưu lượng máu qua hoạt động đóng mở

Thay van tim sống được bao lâu?

Thay van tim sống được bao lâu luôn là câu hỏi mà nhiều người quan tâm sau khi phẫu thuật thay van tim. Đây là một câu hỏi không có câu trả lời chính xác vì thời gian sống sau thay van còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: Loại van được thay, tình trạng sức khỏe người bệnh, mức độ suy tim, độ tuổi khi phẫu thuật,... 

Dựa vào loại van được thay

Thông thường, các loại van thường được sử dụng trong thay van tim là: Van tim cơ học, van tim sinh học và van tim tự thân. Mỗi loại van sẽ có “tuổi thọ” khác nhau. 

  • Tuổi thọ van cơ học: Được làm từ vật liệu carbon hoặc titanium chịu nhiệt nên có độ bền cao, không bị thoái hóa theo thời gian, do đó tuổi thọ có thể kéo dài hơn 20 năm. Tuy nhiên cần phải sử dụng thuốc chống đông máu suốt đời để hạn chế huyết khối. 
  • Tuổi thọ van tim sinh học: Được làm từ mô động vật như lợn hoặc bò đã được loại bỏ các thành phần ghép thải. Sau khi thay, người bệnh không cần sử dụng thuốc chống đông suốt đời mà chỉ cần sử dụng trong 3 tháng đầu tiên sau phẫu thuật. Van sinh học có thể bị thoái hóa sau 8-15 năm nhưng có một số trường hợp có thể kéo dài hơn. 
  • Tuổi thọ van tim tự thân: Sử dụng màng ngoài tim của người bệnh để tái tạo van động mạch chủ, đây là một kỹ thuật khó cần được các bác sĩ có chuyên môn cao và máy móc hiện đại để thực hiện. Tuổi thọ của van tim tự thân khá lâu, trên 10 năm. Đặc biệt, người bệnh không cần sử dụng thuốc chống đông suốt đời, giảm nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng. 

Loại van khác nhau sẽ có tuổi thọ khác nhauLoại van khác nhau sẽ có tuổi thọ khác nhau

Dựa vào độ tuổi khi phẫu thuật

Độ tuổi khi phẫu thuật thay van tim cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi của người bệnh mà đưa ra gợi ý về loại van phù hợp để thay thế, giúp kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 

Với người bệnh trẻ tuổi, van cơ học là lựa chọn tốt nhất vì loại van này có tuổi thọ cao, chi phí hợp lý và hạn chế việc phải thay van về sau. Đối với người bệnh trên 60 tuổi, van tim sinh học là lựa chọn phù hợp. Ngoài ra, với phụ nữ đang có dự định mang thai cần thực hiện phẫu thuật thay van tim nên cân nhắc sức dụng van tim sinh học. 

Các biến chứng sau khi thay van tim

Một trong những yếu tố quan trọng giúp trả lời cho câu hỏi thay van tim sống được bao lâu là các biến chứng sau khi thay van tim. Phẫu thuật thay van tim là một phẫu thuật lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Sau khi thay van, người bệnh có thể gặp nhiều biến chứng khác nhau như viêm nội tâm mạc, hình thành huyết khối, thuyên tắc huyết khối, bị chảy máu do sử dụng thuốc chống đông, tái hẹp hoặc hở van tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim cấp,... 

Với những biến chứng nguy hiểm này có thể làm ảnh hưởng đến thời gian sống sau khi thay van tim của người bệnh. Biến chứng nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... có thể xảy ra đột ngột, khiến người bệnh tử vong nhanh chóng. 

Người bệnh có thể đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn do đây là một cuộc phẫu thuật lớnNgười bệnh có thể đối diện với nhiều nguy cơ tiềm ẩn do đây là một cuộc phẫu thuật lớn

Những yếu tố khác

Ngoài ra, để xác định thay van tim sống được bao lâu, những yếu tố khác ngoài những yếu tố kể trên sẽ ảnh hưởng đến tiên lượng và tuổi thọ của người bệnh sau khi phẫu thuật. Một số yếu tố có thể kể tới như: 

  • Suy thận, lọc thận
  • Gan bị tổn thương
  • Suy tim
  • Bệnh phổi mạn tính
  • Tiểu đường
  • Sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích thường xuyên
  • Rối loạn nhịp tim
  • Bệnh hẹp động mạch vành
  • Bệnh mạch máu não, mạch máu ngoại biên
  • Sử dụng corticoid trong thời gian dài
  • Ung thư

Cần làm gì để cải thiện tuổi thọ sau thay van tim

Ngoài câu hỏi “Người bệnh thay van tim sống được bao lâu?” thì câu hỏi cần làm gì để người bệnh sau phẫu thuật thay van tim kéo dài tuổi thọ cũng được nhiều người quan tâm. Việc chăm sóc, theo dõi và điều trị đúng cách giúp cải thiện tuổi thọ và ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả cho người bệnh. 

Thăm khám định kỳ

Thăm khám định kỳ đối với người bệnh sau khi thay van tim rất quan trọng, bác sĩ sẽ kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết sau khi thay van. Bằng cách này, bác sĩ sẽ phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường sớm sau khi thay van tim.

Từ đó, có biện pháp khắc phục và hướng giải quyết các bất thường cho người bệnh. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ theo dõi được khả năng phục hồi, giúp điều chỉnh thuốc phù hợp, hướng dẫn xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt tốt cho tim mạch sau phẫu thuật. 

Thăm khám định kỳ giúp theo dõi quá trình hồi phục và phát hiện sớm dấu hiệu bất thườngThăm khám định kỳ giúp theo dõi quá trình hồi phục và phát hiện sớm dấu hiệu bất thường

Xem thêm:

Thay đổi lối sống

Sau khi phẫu thuật thay van tim, người bệnh sẽ được hướng dẫn vận động trong thời gian nằm viện. Khi được xuất viện, người bệnh vẫn cần thêm thời gian để hồi phục hoàn toàn. Một số lưu ý về lối sống mà bệnh nhân cần chú ý như sau: 

  • Luyện tập thể dục vừa phải, cường độ phù hợp với tình trạng sức khỏe như đi bộ, đạp xe, thiền, yoga nhẹ nhàng. 
  • Không tham gia các hoạt động thể chất mạnh, không khiêng vác đồ vật nặng. 
  • Khi làm việc, không nên làm việc quá căng thẳng và áp lực. 
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi. 
  • Ngủ ít nhất 7 tiếng/ngày, không thức khuya, nên ngủ trưa đủ giấc. 
  • Thư giãn tinh thần bằng các làm những điều mình thích hoặc kết nối với mọi người xung quanh. 
  • Không sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều trà, cà phê, các loại chất kích thích,... 
  • Kiểm soát và duy trì cân nặng ở mức ổn định, tránh béo phì thừa cân, có thể thực hiện giảm cân theo chỉ dẫn của bác sĩ. 

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho tim mạch

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa và hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe. Chính vì vậy, người bệnh sau khi thay van tim nên áp dụng chế độ dinh dưỡng tốt cho tim mạch. 

  • Thực đơn hàng ngày cần có sự cân đối, đảm bảo đầy đủ cả 4 nhóm dưỡng chất. 
  • Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tim mạch: Ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, rau xanh, cá béo,... 
  • Nên hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn bằng phương pháp ủ chua, muối, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,... 
  • Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày. 
  • Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được gợi ý về thực đơn phù hợp và tốt cho tim mạch. 

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh kéo dài tuổi thọChế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ

Sử dụng thuốc theo đơn

Tùy thuộc vào từng loại van tim thay thế, bệnh tim mắc phải và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. Thuốc chống đông là loại thuốc cần thiết đối với người bệnh thay van tim giúp hạn chế hình thành các cục máu đông trên van tim. 

Thay van cơ học, người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc chống đông suốt đời và tái khám đúng hẹn. Nếu thay van sinh học, người bệnh chú ý sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu tiên sau phẫu thuật. 

Người bệnh thay van tim sống được bao lâu thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chính vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu và lắng nghe tư vấn của bác sĩ, thay đổi lối sống lành mạnh giúp kéo dài và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Thay van tim sống được bao lâu là câu hỏi của nhiều người bệnh sau khi thay van tim băn khoăn. Thời gian sống của người bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, loại van tim, biến chứng,... Để kéo dài thời gian, người bệnh cần thăm khám bệnh định kỳ, đồng thời xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khoa học, cân bằng. 

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã giải đáp câu hỏi "Thay van tim sống được bao lâu?". Việc thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh, đồng thời điều trị sớm giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng nguy hiểm. Nếu Quý khách có mong muốn khám và điều trị các bệnh lý về Tim mạch có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để được nhân viên tư vấn nhanh chóng. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

74

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám