Thiếu hụt estrogen: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Phương Loan

01-10-2024

goole news
16

Thiếu hụt estrogen khiến chu kỳ kinh nguyệt không đồng đều, thậm chí ngừng hẳn trong độ tuổi sinh sản. Nữ giới cần quan sát, theo dõi các biểu hiện, đặc biệt trong độ tuổi dậy thì để kịp thời chẩn đoán nguyên nhân, xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Thiếu hụt estrogen là gì?

Thiếu hụt estrogen hay suy giảm nội tiết tố là một phần của quá trình lão hóa, vấn đề tất yếu xảy ra. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ phụ nữ trẻ mắc chứng estrogen thấp ở mức đáng báo động, dễ bị bốc hỏa hoặc đến tuổi dậy thì không có kinh nguyệt.

Thiếu hụt estrogen là quá trình lão hóa tự nhiên ở phụ nữ mãn kinh

Thiếu hụt estrogen là quá trình lão hóa tự nhiên ở phụ nữ mãn kinh

Estrogen là một loại hormone ở nữ giới, có chức năng điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và thúc đẩy sự phát triển các đặc điểm sinh dục nữ. Xuyên suốt cuộc đời, nồng độ estrogen tăng giảm liên tục, hiện tượng này hoàn toàn bình thường.

Thiếu hụt estrogen liên tục trong thời gian dài báo hiệu cơ thể bước vào thời kỳ thay đổi tự nhiên, ví dụ như mãn kinh. Ở phụ nữ trẻ, estrogen thấp có thể là biểu hiện của sự chậm phát triển hệ sinh dục, việc mang thai tự nhiên gặp khó khăn hơn.

Yếu tố nguy cơ gây suy giảm estrogen

Nữ giới mọi lứa tuổi đều có thể bị thiếu hụt estrogen, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Song phần lớn liên quan đến tổn thương tại buồng trứng, điển hình như suy buồng trứng, u nang buồng trứng,...

Tuổi tác cũng là nguyên nhân góp phần làm suy giảm nồng độ estrogen. Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh thường xảy ra tình trạng này, nội tiết tố nữ có xu hướng giảm dần theo thời gian.

Những tổn thương tại buồng trứng có thể làm sụt giảm lượng hormone estrogen ở nữ giới

Những tổn thương tại buồng trứng có thể làm sụt giảm lượng hormone estrogen ở nữ giới

Một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm suy giảm nồng độ hormone estrogen như:

  • Rối loạn tuyến giáp.
  • Suy dinh dưỡng.
  • Thể dục thể thao quá mức.
  • Mắc bệnh lý bẩm sinh như hội chứng Turner.
  • Chức năng hoạt động tuyến yên kém.
  • Tiền sử gia đình có các vấn đề liên quan đến nội tiết tố.
  • Đã và đang trong quá trình điều trị hóa trị.
  • Thắt ống dẫn trứng vô tình làm giảm nguồn cấp máu đến buồng trứng, giảm nồng độ estrogen.
  • Sử dụng quá mức thuốc tránh thai làm ức chế estrogen và progesterone.

Biểu hiện của thiếu hụt estrogen

Thời kỳ dậy thì và mang thai, nồng độ estrogen ở nữ giới đạt mức cao nhất. Hàm lượng nội tiết tố nữ bắt đầu giảm dần sau sinh và bước vào độ tuổi mãn kinh.

Các nghiên cứu chỉ ra, cứ 10 năm hormone sinh dục nữ có thể giảm 15%, qua 55 tuổi chỉ còn lại 10% so với thời trẻ. Song trước thực trạng suy giảm estrogen sớm, nữ giới cần biện pháp can thiệp kịp thời.

Để kịp thời điều trị, giảm tác động đến sức khỏe sinh sản, bạn nên chú ý đến những biểu hiện dưới đây:

  • Da chảy xệ, khô, giảm lượng mỡ dưới da, xuất hiện nếp nhăn.
  • Âm đạo đạo khô, khó đạt cực khoái, cảm giác đau và khô rát khi quan hệ.
  • Rối loạn kinh nguyệt với những vấn đề như thiếu kinh, thưa kinh, vòng kinh ngắn, lượng kinh ít dần hoặc hết hẳn.
  • Thay đổi tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, nổi giận, đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, tim đập nhanh.
  • Thường xuyên nóng trong người, mệt mỏi.
  • Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.
  • Dễ bị viêm nhiễm, gây tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu.
  • Vòng 1 không còn săn chắc, mềm nhũn.
  • Tăng cân nhanh chóng, béo mỡ bụng.
  • Xương khớp đau nhức, khởi phát vấn đề loãng xương, xương yếu, giòn gây gãy xương.

Những dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu hụt nội tiết tố nữ

Những dấu hiệu nhận biết cơ thể thiếu hụt nội tiết tố nữa

Tác động của thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen

Thiếu hụt estrogen ảnh hưởng đến cơ thể theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:

  • Làm chậm quá trình dậy thì, ngăn cản sự phát triển hệ sinh dục.
  • Estrogen giảm khi bước vào độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh làm giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn và dễ bốc hỏa.

Phương pháp chẩn đoán

Cơ thể nữ giới sản xuất ra 3 loại estrogen. Trong đó E1 (Estrone) được sản xuất vào thời kỳ mãn kinh, sau mãn kinh. E2 (Estradiol) sản xuất chính trong độ tuổi sinh sản. E3 (Estriol) chủ yếu hình thành trong giai đoạn mang thai.

Xét nghiệm estrogen thông qua mẫu máu có thể phát hiện cả 3 loại estrogen nêu trên. Kết quả phân tích giúp bác sĩ đánh giá tình trạng hormone của người bệnh. Đặc biệt đối tượng mãn kinh hoặc đã can thiệp ngoại khoa buồng trứng, tử cung.

Xét nghiệm máu chẩn đoán estrogen thấp

Xét nghiệm máu chẩn đoán estrogen thấp

Một vài trường hợp đặc biệt, bác sĩ chỉ định xét nghiệm hình ảnh não bộ, kiểm tra và phát hiện các bất thường có thể ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết. Các phương pháp được áp dụng như CT-Scan, X-quang hoặc MRI.

Phương pháp điều trị thiếu hụt estrogen

Tình trạng thiếu hụt estrogen có thể được cải thiện, điều trị theo nhiều phương pháp khác nhau. Bác sĩ chỉ định phác đồ dựa trên tình trạng bệnh lý của từng cá nhân:

  • Liệu pháp estrogen: Nữ giới trong độ tuổi 25 - 30 tuổi suy giảm nội tiết tố được kê đơn estrogen liều cao, ngăn chặn nguy cơ mất xương, bệnh tim mạch và mất cân bằng nội tiết tố. Chuyên gia khuyến cáo chỉ nên áp dụng trong 1 - 2 năm, phòng ngừa tế bào ung thư hình thành và phát triển.
  • Liệu pháp thay thế hormone: Áp dụng với đối tượng mãn kinh, liệu pháp được điều chỉnh liều lượng, thời gian và kết hợp các loại hormone dựa theo tình trạng bệnh. Liệu pháp giúp cải thiện nồng độ hormone tự nhiên trong cơ thể, đưa các chỉ số về mức bình thường.

Chỉ nên áp dụng liệu pháp estrogen trong 1 - 2 năm

Chỉ nên áp dụng liệu pháp estrogen trong 1 - 2 năm

Biện pháp phòng ngừa chứng thiếu hụt estrogen

Đến nay các nhóm nghiên cứu chưa phát hiện phương pháp tăng chỉ số estrogen tự nhiên hiệu quả. Song chứng minh những thay đổi khoa học, tích cực về lối sống, chế độ ăn có thể cải thiện các biểu hiện của bệnh.

Biện pháp phòng ngừa và cải thiện chứng giảm estrogen bao gồm:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định, cân nặng quá thấp kéo theo chỉ số estrogen xuống giảm sâu, khó kiểm soát nồng độ nội tiết tố trong máu.
  • Thể dục thể thao cường độ vừa phải tránh tiêu thụ quá mức năng lượng và dưỡng chất thiết yếu của cơ thể.
  • Thư giãn tâm trí, căng thẳng quá mức có thể làm mất cân bằng hormone trong hệ thống sinh sản, thậm chí tác động đến sức khỏe tổng thể.
  • Ngủ đủ giấc, ngủ sớm, tránh thức khuya giúp cơ thể tái tạo năng lượng, giữ hoạt động hormone diễn ra bình thường.

Những biện pháp phòng ngừa sự sụt giảm estrogen

Những biện pháp phòng ngừa sự sụt giảm estrogen

Chị em phụ nữ cũng có thể tham vấn ý kiến bác sĩ về việc bổ sung estrogen từ thực phẩm tự nhiên. Đặc biệt những thực phẩm chứa phytoestrogen từ thực vật (quả mọng, trái cây, hạt,...) có thể cải thiện triệu chứng bốc hỏa, tăng cường sức khỏe xương, tim mạch và độ đàn hồi da.

Kết luận

Thiếu hụt estrogen là một phần của quá trình lão hóa tự nhiên, với trường hợp phụ nữ bước vào độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Nếu các triệu chứng khó chịu của suy giảm nội tiết tố nữ xuất hiện sớm, trong độ tuổi dậy thì và sinh sản, bạn cần thăm khám y tế và trao đổi phương pháp điều trị hiệu quả.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
246

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

ThS. BS

LÊ VŨ HẢI DUY

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông

ThS. BS

LÊ VŨ HẢI DUY

Đơn nguyên hiếm muộn và nam học công nghệ cao Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám