Thiếu máu cơ tim yên lặng là một trong những bệnh lý về tim mạch khá nguy hiểm vì chúng tiến triển trong âm thầm, có nguy cơ tử vong cao. Có tời 45% người đau tim nhưng không biết mình mắc bệnh vì triệu chứng đau không rõ ràng. Vậy thiếu máu cơ tim yên lặng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu qua bài viết sau.
Thiếu máu cơ tim yên lặng là gì?
Thiếu máu cơ tim yên lặng (hay còn được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng) là tình trạng tắc nghẽn của một hay nhiều nhánh động mạch vành, khiến lượng máu giàu oxy đi nuôi dưỡng cơ tim giảm xuống mức thấp. Tuy nhiên, người bệnh không có các triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim.
Thông thường, tình trạng này thường có những dấu hiệu diễn ra âm thầm và khó nhận biết, khiến người bệnh chủ quan. Chính vì điều này khiến số người tử vong do thiếu máu cơ tim thầm lặng tăng cao so với bệnh nhân thông thường gấp 3 lần. Trong trường hợp người bệnh may mắn sống sót thì vẫn mang nhiều di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Theo các bác sĩ Tim mạch cho biết, thiếu máu cơ tim yên lặng nguy hiểm là không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào, khiến người bệnh khó phát hiện và nhận biết. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể được phát hiện nếu thăm khám định kỳ, từ đó có thể điều trị kịp thời và hiệu quả.
Thiếu máu cơ tim thầm lặng là tình trạng tắc nghẽn ở các nhánh của động mạch vành
Nguyên nhân gây ra thiếu máu cơ tim yên lặng
Người bệnh thông thường không xuất hiện những triệu chứng của cơn đau thắt ngực mà do hai nguyên nhân chính như sau:
Cơ tim tổn thương chưa đủ để kích thích gây ra cơn đau
Với người bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng, thông thường chỉ co thắt các mạch vành, chỉ hẹp một chút, chưa đủ nhiều và lâu, từ đó khiến lưu lượng máu giàu oxy nuôi cơ tim chỉ thiếu một lượng ít. Chính vì vậy, do thời gian tim thiếu máu ngắn, chưa đủ để kích thích gây ra cơn đau thắt ngực.
Người bệnh không cảm nhận được cơn đau
Một số trường hợp tổn thương cơ tim để kích thích gây ra cơn đau thắt ngực, tuy nhiên người bệnh có thể không cảm nhận được cơn đau do:
- Người bệnh có ngưỡng đau cao, dung nạp và kích thích đau tốt hơn so với bình thường. (Ngưỡng chịu đau của nam giới cao hơn nữ giới).
- Người bệnh có bất thường về đường truyền cảm giác đau.
- Người bệnh có chất trung gian làm ức chế cảm giác đau, như tiểu đường do dây thần kinh tổn thương làm dấu hiệu của bệnh mờ nhạt, không thể phát hiện.
Người bệnh có thể không cảm nhận được cơn đau
Đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu cơ tim yên lặng
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng bao gồm:
- Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường do dây thần kinh bị tổn thương khiến các dấu hiệu của bệnh thiếu máu cơ tim không rõ ràng, khó phát hiện.
- Người cao tuổi.
- Người có ngưỡng chịu đau cao.
- Phụ nữ tiền mãn kinh.
- Người có thói quen, lối sống không lành mạnh như hút thuốc lá thường xuyên, ít tập thể dục thể thao, thừa cân béo phì,...
Xem thêm:
Một số dấu hiệu của thiếu máu cơ tim yên lặng
Hầu hết các triệu chứng của thiếu máu cơ yên lặng khá mơ hồ, xuất hiện và kết thúc khá nhanh, không rõ mức độ và cường độ nên dễ nhầm với các vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể nhận biết một số dấu hiệu cảnh báo nếu chú ý, cụ thể như:
- Khó chịu ở vùng ngực, có cảm giác ngực bị đè nặng trong vài phút rồi biến mất.
- Khó chịu ở vùng trên của cơ thể như đau một hoặc hai bên cánh tay, đau cổ, hàm và lưng.
- Đổ mồ hôi lạnh ở vùng đầu và cổ, có cảm giác buồn nôn và nôn.
- Bị khó tiêu hoặc ợ nóng, buồn đi vệ sinh nhưng không đi được.
- Cảm thấy mệt mỏi đột ngột, mất nhận thức, cơ thể đột nhiên yếu đi, chóng mặt, uể oải.
Khi thấy bản thân xuất hiện một trong những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu cơ tim yên lặng, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm và được chẩn đoán bệnh chính xác, từ đó có thể can thiệp điều trị bệnh kịp thời.
Khó chịu ở vùng ngực trong vài phút
Biến chứng của bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng
Bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng là một bệnh lý về tim mạch nguy hiểm do người bệnh dễ gặp các cơn nhồi máu cơ tim đột ngột mà không được báo trước. Do đó, việc khó điều trị kịp thời và không đạt hiệu quả cao, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Một số biến chứng mà người bệnh có thể đối mặt bao gồm:
Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh
Thiếu máu cơ tim yên lặng thường không có những dấu hiệu cảnh báo khiến bệnh diễn ra trong âm thầm. Phần lớn các trường hợp phát hiện bệnh là khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc khi bệnh tiến triển nặng.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Nếu người bệnh nghi ngờ người bệnh có những dấu hiệu của bệnh, bác sĩ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
- Điện tâm đồ gắng sức: Theo dõi lưu lượng máu qua động mạch khi người bệnh nghiệm pháp đạp xe hoặc thảm lăn so với lúc nghỉ ngơi.
- Xạ hình tưới máu cơ tim: Theo dõi lưu lượng máu đến nuôi cơ tim.
- Siêu âm tim gắng sức: Thăm dò không xâm lấn để theo dõi vận động của thành tim khi gắng sức và khi nghỉ ngơi.
- Holter ECG: Ghi lại nhịp tim và hoạt động của tim trong 24-48 giờ để phát hiện các dấu hiệu của bệnh.
Holter ECG là phương pháp được sử dụng để chẩn đoán bệnh tim mạch
Phương pháp điều trị bệnh
Phần lớn người bệnh được ưu tiên điều trị nội khoa bằng thuốc và xây dựng lối sống lành mạnh. Nếu những phương pháp này không đem lại hiệu quả, bác sĩ sẽ can thiệp điều trị.
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị thiếu máu cơ tim yên lặng bao gồm:
- Nhóm statin
- Nhóm thuốc chống ngưng tập tiểu cầu
- Nhóm thuốc chẹn beta
- Nhóm chất ức chế men chuyển (ACE) nếu huyết áp cao
- Nhóm thuốc chẹn kênh canxi
Lưu ý: Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ điều trị.
Nếu người bệnh điều trị nội khoa bằng thuốc không đáp ứng tốt, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh. Người mắc bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng có suy tim suất tống máu giảm, hở van 2 lá nặng, có hai phương pháp thường được chỉ định thực hiện, bao gồm:
- Nong và đặt stent.
- Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng
Thiếu máu cơ tim thầm lặng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị. Hơn nữa, bệnh thường không có những dấu hiệu rõ ràng khiến người bệnh càng khó phát hiện. Do đó, việc xây dựng chế độ sinh hoạt, lối sống, chế độ dinh dưỡng và thăm khám sức khỏe định kỳ là điều quan trọng, giúp phát hiện và điều trị bệnh từ sớm, giảm các nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích về bệnh thiếu máu cơ tim yên lặng. Để đảm bảo sức khỏe tim mạch, người bệnh cần chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh từ sớm.
Nếu Quý khách nhu cầu thăm khám các bệnh lý liên quan đến Tim mạch, trong đó có thiếu máu cơ tim yên lặng có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua Hotline 1900 1806 hoặc cung cấp thông tin tại để nhân viên tư vấn nhanh chóng và đặt lịch hẹn với chuyên gia.