Thiếu vitamin B2 (Riboflavin) gây ra bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Thu Hiền

24-10-2023

goole news
16

Vitamin B2 là thành phần quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Khi bị thiếu vitamin B2 (Riboflavin), sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các bạn hãy cùng bệnh viện đa khoa Phương Đông tìm hiểu về những bệnh có thể gặp khi thiếu vitamin B2 và cách điều trị hiệu quả trong bài viết bên dưới.

Thiếu vitamin B2 gây bệnh gì?

Riboflavin giống như một Coenzym thiết yếu cho sự trao đổi Carbohydrate trong cơ thể. Vì thế, việc thiếu vitamin B2 có thể gây ra một số bệnh sau:

Tổn thương mắt

Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin B2, vị trí đầu tiên bị ảnh hưởng đó chính là mắt. Lúc này, mắt dễ bị viêm bờ mi, xung huyết và viêm kết mạc. Nặng hơn có thể là viêm loét vùng mi mắt và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Người bệnh sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, rát mắt và chảy nước mắt. 

Thiếu vitamin B2 gây viêm kết mạcThiếu vitamin B2 gây viêm kết mạc

Khi có những dấu hiệu trên, chúng ta cần chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nếu không mắt sẽ bị tổn thương nghiêm trọng và khó hồi phục hơn. Thậm chí, gây ra các vấn đề nguy hiểm như: Đục thủy tinh thể, chảy máu võng mạc, quáng gà...

Trẻ chậm phát triển, dị tật thai nhi

Trẻ em bị thiếu hụt vitamin B2 rất dễ mắc các bệnh về da, chậm phát triển và biếng ăn. 

Đối với phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai, thiếu chất dinh dưỡng này có thể làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cho em bé. Vì thế, mẹ cần bổ sung vitamin B2 từ nguồn thực phẩm đa dạng để phòng tránh nguy cơ không mong muốn.

Thiếu vitamin B2 gây mụn

Sự thiếu hụt hấp thu vitamin B2 trong cơ thể tạo ra cơ chế hình thành mụn trên da. Nguyên nhân là do vitamin B, trong đó có B2 là thành phần chống oxy hóa tốt, có công dụng tăng cường lưu thông máu và làn da được thông thoáng hơn. Tình trạng da mụn sẽ trở nên trầm trọng hơn khi thiếu hụt vitamin B12 kéo dài.

Đau nửa đầu

Vitamin B2 nằm trong chuỗi vận chuyển điện tử. Khi bị thiếu hụt, chúng có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Lúc này, người bệnh cần phải dùng thuốc liên tục tối thiểu 3 tháng mới cải thiện được triệu chứng.

Thiếu vitamin B2 gây đau nửa đầuThiếu vitamin B2 gây đau nửa đầu

Bệnh tim mạch và tăng huyết áp

Theo một số nghiên cứu, những người thường xuyên bổ sung vitamin B2 có thể duy trì ổn định huyết áp và giảm các nguy cơ đột quỵ, mắc bệnh tim mạch. Do đó, khi bị thiếu hụt loại vitamin này, sẽ làm cho huyết áp tăng cao và xảy ra các vấn đề về tim mạch.

Ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất

Thiếu vitamin B2 (Riboflavin) làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của một số vitamin khác trong cơ thể. Trong khi phần lớn lượng vitamin được đào thải ra ngoài, một số ít được hấp thu, sau đó chuyển hóa thành ATP và cung cấp năng lượng cho cơ thể. 

Theo tuổi tác, lượng vitamin B2 có thể giảm sự bài tiết. Đồng thời, việc tạo thành vitamin B2 từ sự thủy phân FMN và FAD trong quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện bởi enzyme Phosphatase và Pyrophosphat. Do đó, những người có chế độ dinh dưỡng khoa học chỉ cần tiêu thụ những loại thực phẩm giàu vitamin B mà không cần đến viên uống bổ sung.

Thiếu máu và thiếu sắt

Vitamin B2 nằm trong chuỗi hoạt động vận chuyển oxy của cơ thể và tham gia vào quá trình sản sinh hồng cầu. Thiếu vitamin B2 sẽ làm cho nồng độ Hemoglobin giảm xuống, dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt.

Lão hóa da, rụng tóc

Vitamin B2 là thành phần quan trọng, giúp duy trì ổn định nguồn collagen tự nhiên trong cơ thể. Trong khi đó, collagen có trong da và tóc nên nếu thiếu hụt vitamin B2 sẽ rất dễ gây nên tình trạng rụng tóc, lão hóa sớm ở da.

Một số biểu hiện thiếu vitamin B2

Dấu hiệu thiếu vitamin B2 có rất nhiều. Điển hình là:

  • Đau họng.
  • Môi khô, da tróc vảy.
  • Chân răng bị chảy máu.
  • Thường xuyên nhạy cảm với ánh sáng.
  • Nứt nẻ khóe miệng quanh năm.
  • Vùng miệng và mắt nóng rát, chảy nước và ngứa ngáy khó chịu...

Những đối tượng dễ có nguy cơ thiếu vitamin B2

Vitamin B2 là chất cần thiết đối với cơ thể con người. Bình thường, cơ thể cần rất ít dưỡng chất này để duy trì hoạt động ổn định. Mặc dù vậy vẫn có những đối tượng dễ bị thiếu vitamin B2, có thể kể đến như: 

Người áp dụng chế độ ăn chay và không dùng sữa bò

Những người ăn chay trường không dùng đến các loại thịt hay không hấp thu sữa bò sẽ khiến cơ thể ít được dung nạp vitamin B2. Khi đó, họ sẽ có nguy cơ thiếu hụt vitamin B2 cao hơn bình thường. 

Trẻ sơ sinh, phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú

Vitamin B2 tham gia trực tiếp vào quá trình nuôi dưỡng thai nhi và tổng hợp sữa mẹ. Bởi vậy, nhu cầu về B2 ở những đối tượng này cũng tăng lên đáng kể. Mẹ bầu cần bổ sung hợp lý nguồn dưỡng chất này và thường xuyên theo dõi, đánh giá sức khỏe bản thân để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin B2Phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng dễ bị thiếu hụt vitamin B2

Quý khách có thể đến với Bệnh viện đa khoa Phương Đông là địa chỉ tin cậy với hệ thống trang thiết bị hiện đại để thực hiện kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Hãy liên hệ đến số tổng đài 1900 1806 để đặt lịch khám sớm nhất.

Trẻ sơ sinh mắc rối loạn thần kinh 

Hội chứng rối loạn thần kinh ở trẻ sơ sinh là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B2. Trong đó hội chứng Brown – Vialetto – Van Laere là một trong những bệnh điển hình, có thể gây nên các dấu hiệu như: khó thở, điếc, bại liệt... khi thiếu B2. Vì thế, những trẻ có nguy cơ mắc bệnh nên tầm soát từ sớm và kịp thời bổ sung để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Vận động viên

Vận động viên có chế độ rèn luyện với cường độ cao. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi nhiều hơn so với người bình thường. Nếu họ vẫn áp dụng chế độ ăn chay hoặc chế độ ăn thông thường thì nguy cơ bị thiếu hụt các loại vitamin B, trong đó có B2 là rất cao.

Nếu thiếu hụt quá nhiều mà đường ăn, uống không bổ sung đủ thì có thể được chỉ định tăng cường bằng đường tiêm. Tuy nhiên, cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ chuyên khoa.

Lý do gây chính gây thiếu vitamin B2

Biểu hiện thiếu vitamin B2 có thể là do những nguyên nhân chính sau:

Cơ thể có nhu cầu dinh dưỡng về vitamin B2 cao 

Một số giai đoạn cần bổ sung tăng cường nguồn vitamin B2 như: Mang thai, nữ giới ở tuổi dậy thì, mẹ đang cho con bú... Nếu không chú trọng bổ sung từ thực phẩm chức năng hay trong chế độ ăn hàng ngày thì rất dễ bị thiếu hụt.

Do đối tượng giảm hấp thu

Thiếu vitamin B2 có thể gặp ở những đối tượng giảm hấp thu như: Người mắc ung thư, người nghiện rượu, đái tháo đường, nhiễm khuẩn lâu ngày, mắc bệnh tim... 

Ngoài ra, phụ nữ thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai cũng làm cho quá trình hấp thu của cơ thế với vitamin B2 giảm xuống đáng kể.

Do rối loạn, bệnh tuyến giáp

Các rối loạn thường gặp ở người bị tiêu chảy kéo dài hay người cao tuổi có thể khiến quá trình hấp thu vitamin B2 của cơ thể giảm. Không chỉ vậy, các dưỡng chất khác cũng bị ảnh hưởng, gây tác động xấu tới sức khỏe con người.

Không bổ sung đủ vitamin B2 từ nguồn thực phẩm

B2 là vitamin có nhiều trong các loại thực phẩm quen thuộc mà chúng ta ăn hàng ngày. Tuy nhiên, quá trình bảo quản hay chế biến có thể làm giảm vitamin B2, khiến cho cơ thể không có đủ để hấp thu.

Thiếu vitamin B2 nên ăn gì?

Thiếu vitamin B2 cần bổ sung gì là thắc mắc chung của khá nhiều người trong thời gian gần đây. Trên thực tế, B2 có nhiều trong các loại hạt, bơ sữa nên chúng ta có thể thêm vào chế độ ăn hàng ngày khá đơn giản, dễ dàng. Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin B2 các bạn có thể tham khảo và đưa ra kế hoạch bổ sung hợp lý:

Nấm các loại

Vitamin trong nấm vô cùng dồi dào và chỉ cần nửa chén nấm sẽ cung cấp cho cơ thể 23% đơn vị chất Riboflavin. Do đó, những người hấp thu kém B2 từ nguồn thực phẩm khác hay người ăn chay nên bổ sung nấm khi bị thiếu vitamin B2.

Lòng đỏ trứng các loại

Vitamin B2 trong lòng đỏ trứng gà, vịt, ngan, ngỗng,... chứa rất nhiều. Theo đó, một quả trứng chứa khoảng 0,2mg vitamin B2. Tuy nhiên, chúng có hàm lượng cholesterol cao nên những người bị mỡ máu, huyết áp cao chỉ nên ăn từ 2 – 3 bữa/ tuần.

Lòng đỏ trứng giàu hàm lượng vitamin B2Lòng đỏ trứng giàu hàm lượng vitamin B2

Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa là nguồn thực phẩm phổ biến, có thể sử dụng cho mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh, người trưởng thành cho đến người già yếu. Các loại sữa trên thị trường hiện nay như: Sữa tiệt trùng, bơ, sữa chua, sữa thanh trùng... đều có sẵn hàm lượng vitamin B2. Trong đó:

  • Sữa chua Vani cung cấp khoảng 26% RDI vitamin B2 trong 170 gram sữa chua. Trong khi đó, sữa chua Vani đông lạnh cung cấp 20% RDI vitamin B2 chỉ trong 95gram sữa chua.
  • Sữa chua nguyên chất cung cấp khoảng 18% RDI vitamin B2 trong 170 gram sữa chua.
  • Một cốc sữa có dung tích khoảng 240ml sẽ cung cấp cho cơ thể 26% RDI. Đây cũng là hàm lượng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng để bổ sung hàng ngày.

Tuy nhiên, lượng đường trong sữa khá cao nên cần bổ sung ở mức độ vừa phải. Tránh sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Các sản phẩm ngũ cốc

Trong thành phần của ngũ cốc chứa nhiều khoáng chất và vitamin mà các loại thực phẩm tự nhiên chưa chắc đã có. Các sản phẩm: Mì ống, bánh mỳ, ngũ cốc, ngũ cốc nguyên hạt sẽ là lựa chọn tối ưu, giải đáp cho thắc mắc người bị thiếu vitamin B2 ăn gì.

Gan bò

Hàm lượng vitamin B2 trong 100gr bò vào khoảng 201% RDI. Vì thế, đây là nguồn bổ sung Riboflavin cần thiết mà các bạn nên áp dụng trong thực đơn của mình. 

Ngoài ra, trong thành phần của gan bò còn chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin tốt cho cơ thể như: Đồng, sắt, vitamin A, vitamin B... Đối với người mắc bệnh gút hay phụ nữ mang thai nên thận trọng khi tiêu thụ thực phẩm này vì nó có thể tiềm ẩn nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngao

Những người không bị dị ứng với hải sản có thể bổ sung ngao để khắc phục tình trạng thiếu vitamin B2. Nguồn thực phẩm này còn tốt cho hệ tim mạch nên chúng ta hãy áp dụng trong bữa ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng.

Cách điều trị thiếu vitamin B2

Trước khi điều trị thiếu vitamin B2, người bệnh sẽ được xét nghiệm để đánh giá cụ thể. Các xét nghiệm cần làm như: Nồng độ vitamin B2 trong nước tiểu, Glutathione Reductase hồng cầu và Flavin hồng cầu. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ sẽ hướng dẫn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi để kết quả được chính xác.

Làm xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu hụt vitamin B2Làm xét nghiệm để đánh giá mức độ thiếu hụt vitamin B2

Khi bị thiếu hụt Riboflavin, người bệnh sẽ được điều trị theo hai cách:

  • Đường uống: Sử dụng vitamin B2 đường uống kết hợp với các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để quá trình hấp thu được hiệu quả hơn.
  • Đường tiêm: Trong một số trường hợp đã điều trị bằng đường uống nhưng không đáp ứng, rối loạn tiêu hóa hoặc hấp thu kém sẽ được chỉ định tiêm bổ sung. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý tiêm tại nhà mà cần có sự giám sát chặt chẽ tại các cơ sở y tế.

Thiếu vitamin B2 (Riboflavin) lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì thế, các bạn hãy thăm khám, kiểm tra sức khoẻ định kỳ để phát hiện và điều trị từ sớm.

Quý khách có thể đến với Bệnh viện đa khoa Phương Đông là địa chỉ tin cậy với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại cùng quy trình khám bệnh nhanh chóng, thuận tiện để thực hiện kiểm tra sức khoẻ. Hãy liên hệ đến số tổng đài 1900 1806 để được hỗ trợ đặt lịch trong thời gian sớm nhất.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
4,651

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám