Vitamin E là gì?
Vitamin E được biết đến có màu vàng nhạt, không tan trong nước nhưng tan trong dầu và cồn. Loại vitamin này không bị phân hủy ở nhiệt độ cao nhưng chịu tác động từ tia tử ngoại.
Vitamin E là gì
Vitamin E có từ thực phẩm tự nhiên và sản phẩm tổng hợp. Trong đó:
- Vitamin E tự nhiên mang đến nhiều công dụng tốt hơn và hoạt tính sinh học cao.
- Vitamin tổng hợp có nhiều dạng chế phẩm với hàm lượng khác nhau như: 10mg, 50mg, 200mg, 600mg...
- Ngoài ra, còn có ống tiêm vitamin E dạng dung dịch dầu với các dung tích như: 50mg/ml, 300mg/ml...
Vai trò của vitamin E đối với cơ thể người
Trước khi tìm hiểu về dấu hiệu thiếu vitamin E, chúng ta hãy phân tích về những vai trò của thành phần này đối với cơ thể dưới đây:
- Giúp hỗ trợ cơ thể hấp thu vitamin K.
- Vitamin E có tác dụng bảo vệ vitamin A khỏi bị thoái hóa và được coi là chất xúc tác giúp tăng cường quá trình hấp thụ vitamin A.
- Vitamin E là thành phần oxy hóa, ngăn chặn sự hình thành các chất độc hại với cơ thể. Đây là thành phần thiết yếu trong tế bào giúp cơ thể khỏe mạnh, hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
- Khả năng chống oxy hóa tối ưu của vitamin E giúp cho quá trình sản sinh hồng cầu của cơ thể diễn ra thuận lợi. Bởi vậy, đây là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào quá trình tạo máu của cơ thể.
- Kìm hãm quá trình lão hóa tự nhiên của bệnh sa sút trí tuệ và tăng cường sức đề kháng.
- Công dụng của vitamin E trong việc làm giảm sự oxy hóa các protein tự nhiên, từ đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
- Nhờ tính năng chống oxy hóa nên vitamin E có tác dụng trong việc làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
- Ngăn ngừa tai biến mạch máu não hay các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.
- Vitamin E còn được ứng dụng trong chăm sóc sắc đẹp. Giúp dưỡng ẩm, phục hồi da khi bị tổn hương, làm cho tóc chắc khỏe, suôn mượt...
Tầm quan trọng của vitamin E đối với cơ thể
Một số biểu hiện khi thiếu vitamin E
Thiếu hụt vitamin E không quá nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe con người. Vì thế, chúng ta cần nắm rõ những biểu hiện của thiếu vitamin E để có hướng điều trị phù hợp. Vậy triệu chứng thiếu vitamin E là gì thì hãy cùng khám phá dưới đây:
- Suy giảm thị lực.
- Dáng đi bất thường.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Thiếu vitamin E gây rụng tóc.
- Cảm giác yếu ớt không muốn hoạt động.
Thiếu vitamin E gây bệnh gì?
Thiếu vitamin E bị bệnh gì là thắc mắc của khá nhiều người trong thời gian gần đây. Một số bệnh có thể gặp khi thiếu vitamin E như:
Gây rối loạn thần kinh
Các thiếu hụt dinh dưỡng, trong đó có thiếu vitamin E sẽ làm cho các tế bào thần kinh bị tổn thương và nhanh chóng bị thoái hóa. Nhất là ở những khu vực bàn chân và bàn tay. Khi đó, các phản xạ của cơ thể sẽ chậm hơn, quá trình vận động không có sự phối hợp và nhịp nhàng.
Gây sảy thai
Phụ nữ mang thai cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển và hình thành em bé trong bụng. Khi thiếu vitamin E sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Vì thế, chúng ta cần chú ý trong việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn mang bầu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả mẹ và bé.
Thiếu máu
Thiếu vitamin E khiến sự phân hủy bất thường của hồng cầu nhưng không được tổng hợp kịp thời sẽ gây thiếu máu. Đặc biệt là tình trạng thiếu máu tan máu.
Giảm trương lực cơ
Thành phần không thể thiếu trong hoạt động của cơ bắp đó chính là vitamin E. Vì thế, việc thiếu vitamin E có thể xảy ra tình trạng giảm trương lực cơ như tế bào dễ bị tổn thương. Khi đó, việc hồi phục cũng khó khăn và kém hiệu quả trên toàn bộ cơ thể.
Suy giảm thị lực
Nguy cơ thoái hóa võng mạc khi bị thiếu vitamin E là rất lớn. Khi đó, cơ thể rất dễ bị suy giảm thị giác, quáng gà, mờ mắt...
Những nguyên nhân gây thiếu vitamin E
Thiếu vitamin E gây bệnh gì đã được phân tích khá chi tiết ở phần trên. Vậy nguyên nhân gây thiếu hàm lượng dinh dưỡng này do đâu? Thực tế cho thấy tình trạng thiếu vitamin E rất hiếm khi gặp. Bởi chỉ cần áp dụng chế độ ăn thông thường là có thể cung cấp đủ lượng cần thiết. Ngay cả khi không cần bổ sung vitamin E ở dạng thực phẩm chức năng.
Tuy nhiên, một số trường hợp thiếu vitamin E được phát hiện là do vấn đề liên quan đến bệnh rối loạn chuyển hóa hoặc chế độ ăn không phù hợp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến biểu hiện thiếu vitamin E:
Trẻ sinh non, thiếu tháng
Trẻ sinh non có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dễ gặp các vấn đề về sức khỏe. Bao gồm cả thiếu hụt các loại dinh dưỡng, trong đó có vitamin E.
Trẻ sinh non, thiếu tháng hay bị thiếu vitamin E
Các bệnh lý về mật, tụy
Vitamin E là một trong những thành phần có khả năng hòa tan trong dầu. Trong đó, các bệnh lý như teo ống dẫn mật, xơ nang tuyến tụy làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động chuyển hóa, hấp thu chất béo của cơ thể. Điều này làm cho khả năng hấp thu vitamin E bị ảnh hưởng không nhỏ dẫn đến thiếu hụt.
Khẩu phần ăn hàng ngày nghèo dinh dưỡng, thiếu vitamin E
Chế độ ăn hàng ngày ít dinh dưỡng với các thực phẩm nghèo vitamin E lâu dần sẽ làm cho cơ thể bị thiếu hấp thu. Có nhiều hoa quả, rau xanh và trái cây giàu vitamin E nên chúng ta cần bổ sung tăng cường và điều độ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Các loại thực phẩm giàu vitamin E
Thiếu vitamin E nên ăn gì là vấn đề cần được quan tâm. Theo đó, hàm lượng dinh dưỡng này có nhiều trong các loại thịt cá, hạt ngũ cốc,... Một số loại hạt như: Rau bina, hạnh nhân, hướng dương, cá hồi, dầu oliu... chứa nguồn vitamin E dồi dào và dễ tìm mua ở bất kỳ đâu.
Đối với cơ thể con người, vitamin E nên được bổ sung tối thiểu mỗi ngày khoảng 22IU, tương đương với 15.4mg. Tuy nhiên, đối với những trường hợp muốn đề phòng bệnh lý và ngăn ngừa lão hóa có thể tăng liều lên 100 – 400IU/ ngày.
Hàm lượng vitamin E cần thiết cho cơ thể không quá nhiều. Trong khi đó, chúng có mặt ở hầu hết các loại thực phẩm thiên nhiên. Việc thiếu vitamin E của cơ thể là rất thấp nên chúng ta không nhất thiết phải dùng thêm thực phẩm chức năng.
Nếu cẩn thận, chỉ cần thêm hạnh nhân hoặc một chút hạt hướng dương vào chế độ ăn hàng ngày là có thể cung cấp đủ cho cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể thêm dầu oliu trong các món salad để quá trình hấp thu vitamin được dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Bổ sung vitamin E đúng cách cho cơ thể
Tùy thuộc vào tuổi tác, đối tượng nhất định mà nhu cầu vitamin E của cơ thể sẽ có sự khác biệt. Trong đó:
- Trẻ nhỏ từ 1– 3 tuổi: 5 – 7mg/ ngày
- Trẻ trong giai đoạn từ 4– 9 tuổi: 7mg/ ngày
- Trẻ từ 10– 12 tuổi: 11mg/ ngày
- Trẻ trên 12– 14 tuổi: 12 – 15mg/ ngày
- Từ 14 tuổi trở lên: 15mg/ ngày
- Phụ nữ mang thai: 15mg/ ngày
- Phụ nữ cho con bú: 19mg/ ngày
Đối với trẻ sơ sinh và trong giai đoạn bú mẹ, trẻ không cần bổ sung thêm thực phẩm chức năng đường uống. Nguy cơ thiếu vitamin E ở thời điểm này là rất thấp vì chỉ cần sữa mẹ là cũng cung cấp đủ lượng cần thiết.
Trẻ sơ sinh và đang bú mẹ không cần bổ sung vitamin E
Hàm lượng vitamin E khá dồi dào trong các loại thực phẩm thông thường nên chúng ta chỉ cần áp dụng chế độ ăn khoa học, hợp lý sẽ không phải lo sợ thiếu hụt.
Các viên uống bổ sung vitamin E thường được dùng để phòng ngừa trong những trường hợp chế độ ăn nghèo vitamin, bệnh tụy, trẻ sinh thiếu tháng. Ngoài ra, người bệnh vô sinh, sảy thai tái diễn, xơ vữa động mạch, nhiễm độc thai nghén cũng được chỉ định uống bổ sung.
Liều dùng trong điều trị thiếu vitamin E như sau: Người lớn 60 IU/ ngày và trẻ em 1 IU/ ngày.
Lưu ý khi sử dụng vitamin E
Ở phần trên, các bạn đã nắm rõ về thông tin thiếu vitamin E sẽ bị bệnh gì. Tuy bệnh không nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng chúng ta không nên chủ quan mà cần lưu ý những vấn đề sau:
- Khi có triệu chứng thiếu vitamin E, chúng ta không nên chủ quan mà hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
- Trong trường hợp đã xét nghiệm và xác định thiếu vitamin E, cần tuân thủ thực hiện nghiêm chỉnh chế độ ăn uống, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Vitamin E là loại tan nhanh trong dầu nên các bạn có thể thêm thức ăn có chút dầu mỡ để đẩy nhanh quá trình hấp thu của cơ thể.
- Những người có làn da bị lão hóa hoặc đang có dấu hiệu khô, hãy bôi trực tiếp vitamin E lên vùng da đó để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, da nhạy cảm hay da dầu không nên áp dụng cách làm này vì có thể khiến cho làn da thêm trầm trọng hơn.
- Không quá lạm dụng vitamin E và không dùng liều cao kéo dài. Nếu không sẽ gây phản tác dụng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Những người có bệnh lý như: Suy thận, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường... không nên bổ sung quá 400IU/ngày.
- Phụ nữ sau 30 tuổi muốn bổ sung vitamin E nhưng không được dùng liên tục quá 2 tháng.
Lời kết
Trên đây là những hậu quả cũng như điều cần lưu ý khi cơ thể bi thiếu vitamin E, hãy chú ý những biểu hiện lạ để có duy trì sức khoẻ ổn định cho bản thân nhé.
Bệnh viện đa khoa Phương Đông là một trong những địa chỉ tin cậy với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẽ mang đến chất lượng dịch vụ hàng đầu. Các bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số hotline 19001806 khi nghi ngờ thiếu vitamin E để được hỗ trợ, tư vấn trong thời gian sớm nhất.