Đục thủy tinh thể là gì? Có cần thiết phải phẫu thuật không?

Dương Minh Ngọc

13-01-2023

goole news
16

Đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà trên thế giới. Bất chấp tiến bộ trong khoa học y tế điều trị, tỷ lệ biến chứng gây mất thị lực vĩnh viễn do tình trạng này luôn tăng theo từng năm. Vậy đục thuỷ tinh thể là gì mà nguy hiểm đến vậy? Bệnh có cách nào điều trị hay không và phòng ngừa ra sao? Hãy cùng bệnh viện Đa khoa Phương Đông tìm hiểu chi tiết trong nội dung này nhé.

Đục thuỷ tinh thể là gì?

Thuỷ tinh thể là một cấu trúc của mắt có vai trò như một thấu kính trong suốt, nằm sau mống mắt (lòng đen), hai mắt lồi giúp mắt nhìn ở khoảng cách xa hoặc gần. Thuỷ tinh thể không chứa dây thần kinh và mạch máu, dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu. Chức năng của thuỷ tinh thể là điều tiết và cho ánh sáng đi qua, sau đó hội tụ ở võng mạc giúp đảm bảo khả năng nhìn. 

Khi thuỷ tinh thể mất đi độ trong suốt, ánh sáng sẽ khó đi qua gây giảm tầm nhìn và thị lực. Đây chính là bệnh đục thuỷ tinh thể.

Bệnh còn được gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm khô, cườm đá. Khi này cấu trúc protein của thuỷ tinh thể bị xáo trộn do các tác nhân gây hại hoặc quá trình lão hoá tự nhiên. Khi này độ cong, độ trong, độ dày và độ đàn hồi của thuỷ tinh thể bị thay đổi dẫn tới thuỷ tinh thể bị mờ đục, từ đó gây rối loạn thị lực.

Đục thuỷ tinh thể là tình trạng thuỷ tinh thể bị mất đi độ trong suốtĐục thuỷ tinh thể là tình trạng thuỷ tinh thể bị mất đi độ trong suốt

Mức độ phổ biến của bệnh đục thuỷ tinh thể

Theo thống kê, có tới 25-50 triệu người trên thế giới bị suy giảm thị lực (<1/20) xuất phát từ nguyên nhân do đục thuỷ tinh thể. Độ tuổi 55-64 có tỷ lệ mắc là 4,5%, 65 -74 tuổi là 18% và 75-84 tuổi con số này là 45,9% (theo nghiên cứu khoa học tại Framingham Eye Study).

Theo ước tính của WHO, số người bị mù do đục thuỷ tinh thể là 17 triệu người, chiếm 47,8% trong tổng số 37 triệu người mù trên toàn cầu trong năm 2002. Dù đã được cảnh báo và sự nỗ lực của y tế, thế nhưng theo dự báo, đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên 40 triệu người.

Phân loại đục thủy tinh thể

Dựa vào các yếu tố khác nhau sẽ chia đục thuỷ tinh thể thành các dạng khác nhau. Đó là:

Dựa theo hình thái và vị trí

Đục thuỷ tinh thể gồm có:

  • Đục nhân: Do tình trạng xơ cứng và chuyển màu vàng của nhân thuỷ tinh, được gọi là đục nhân thể thuỷ tinh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, mắt sẽ gặp vấn đề về tật khúc xạ khiến tầm nhìn xa bị mờ. Tình trạng này có thể chỉ xảy ra ở một bên mắt.
  • Đục bao: Tại biểu mô và bao trước thể thuỷ tinh xuất hiện vết đục nhỏ mà không ảnh hưởng đến lớp vỏ.
  • Đục vỏ: Đục vỏ ban đầu chỉ có kích thước nhỏ nhưng chúng có thể to lên và nhập vào nhau tạo thành vùng đục lớn hơn. Khi vỏ từ bao đến nhân bị đục trắng toàn bộ thì tình trạng này gọi là đục chín. Đục vỏ thường xảy ra ở cả hai bên mắt và không cân xứng.

Dựa theo mức độ

Bệnh đục thuỷ tinh thể nếu dựa theo mức độ sẽ chia thành 4 loại đó là: 

  • Đục bắt đầu.
  • Đục tiến triển.
  • Đục gần hoàn toàn.
  • Đục hoàn toàn.

Đục thuỷ tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất trên toàn cầuĐục thuỷ tinh thể là nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất trên toàn cầu

Nguyên nhân gây đục thuỷ tinh thể là gì?

Nguyên nhân đục thủy tinh thể xuất phát từ:

Nguyên nhân nguyên phát

  • Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Do di truyền, dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng khi mang thai, chấn thương khi mang thai, sinh non… Điều này dẫn tới bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ em.
  • Do tuổi tác: Độ tuổi càng tăng thì nguy cơ mắc đục thuỷ tinh thể cao cao.

Nguyên nhân thứ phát

  • Do mắc các bệnh lý tại mắt ở giác mạc, kết mạc… không được chữa trị đúng cách, bệnh tái phát nhiều lần.
  • Thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím mặt trời, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, laptop hoặc tia X, tia hàn, ánh sáng tia chớp… thời gian hơn 3 giờ/ngày.
  • Do chấn thương tại mắt, tai biến, di chứng sau khi phẫu thuật bệnh liên quan đến mắt.
  • Cận thị thoái hoá.
  • Sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng tới mắt có chứa corticoid, thuốc chống loạn nhịp như amiodarone, thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, thuốc chống trầm cảm…
  • Mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì… dẫn tới các biến chứng tại mắt.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc đục thuỷ tinh thể là gì?

  • Chế độ dinh dưỡng không đảm bảo, thiếu hụt vitamin, khoáng chất cần thiết khiến suy yếu cấu trúc protein của thuỷ tinh thể.
  • Lạm dụng các chất kích thích như thuốc lá, bia rượu…
  • Tiếp xúc thường xuyên với môi trường có nhiều khí thải độc hại, khói bụi ô nhiễm môi trường…

Tuổi tác là nguyên nhân phổ biến dẫn tới thuỷ tinh thể bị đụcTuổi tác là nguyên nhân phổ biến dẫn tới thuỷ tinh thể bị đục

Dấu hiệu đục thủy tinh thể

Triệu chứng đục thủy tinh thể là gì? Ở giai đoạn đầu, người bệnh gần như không thể phát hiện do bệnh diễn biến rất chậm và không gây nên cảm giác khó chịu hay đau đớn. Vậy dấu hiệu nhận biết đục thuỷ tinh thể là gì? Thông thường khi bệnh đã ở giai đoạn nặng mới phát hiện bởi các biểu hiện sau:

  • Mờ mắt, cảm giác như có màn che, đặc biệt là khi lái xe vào ban đêm.
  • Mỏi khi tập trung nhìn vào vật lây.
  • Xu hướng cận thị hoá, khả năng khi nhìn gần tốt hơn.
  • Màu sắc của thuỷ tinh thể dần thay đổi, mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng, thấy chấm đen, phân biệt màu sắc khó khăn, nhìn đôi (song thị)...
  • Loá mắt, khó chịu khi nhìn ban đêm hoặc nơi râm mát.
  • Lác mắt do mắt bị nhược thị.
  • Mắt kém dần phải thường xuyên thay đổi kính mắt.

Mờ mắt, đau mỏi khi nhìn tập trung là những dấu hiệu ban đầu của đục thuỷ tinh thểMờ mắt, đau mỏi khi nhìn tập trung là những dấu hiệu ban đầu của đục thuỷ tinh thể

Đối tượng có nguy cơ cao bị đục thuỷ tinh thể

Những đối tượng sau đây sẽ có nguy có cao mắc các tật về mắt, trong đó có đục thuỷ tinh thể:

  • Người cao tuổi.
  • Đục thuỷ tinh thể ở người trẻ thường xuyên làm việc cường độ cao trên máy tính và những ngành đặc thù tiếp xúc với ánh sáng có cường độ lớn như thợ điện, hàn xì, cơ khí, gia công kim loại, khai thác mỏ, dầu khí…
  • Người mắc các bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp,béo phì…
  • Người mắc các bệnh về mắt chưa được kiểm soát.
  • Người có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của mắt.
  • Người sinh sống tại những nơi ô nhiễm không khí, nhiều khói bụi độc hại.
  • Lạm dụng các loại thuốc điều trị có chứa corticoid hoặc phải sử dụng thuốc để chữa bệnh có chứa nhóm chất này.

Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị đục thuỷ tinh thể và các bệnh về mắtNgười cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị đục thuỷ tinh thể và các bệnh về mắt

Biến chứng của đục thuỷ tinh thể

Đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Diễn biến từ giai đoạn đầu đến khi nặng của đục thuỷ tinh thể rất lâu khiến người bệnh rất khó để nhận ra. Khi đã ở tình huống xấu, bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều các biến chứng như:

  • Tăng nhãn áp dẫn tới phản ứng viêm màng bồ đào, gây vỡ bao.
  • Mắt bị đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Mắt khi này không có khả năng điều tiết dịch gây đau đớn dữ dội.
  • Teo thần kinh mắt gần như không thể phục hồi, kể cả có thực hiện phẫu thuật, nguy cơ cao dẫn tới mù lòa.
  • Vùng thuỷ tinh thể bị đục lâu ngày trở nên xơ cứng, gây viêm, thoái hoá mắt, đồng từ dính lại làm giảm hiệu quả khi phẫu thuật.
  • Mắc bệnh lý đáy mắt, tật khúc xạ, bệnh thiên đầu thống…
  • Gây mất thị lực vĩnh viễn.

Đục thuỷ tinh thể ngày càng trẻ hoá cùng với sự chủ quan bởi sự mờ nhạt của các dấu hiệu ban đầu khiến ngày càng nhiều đối tượng bị ảnh hưởng bởi bệnh lý nghiêm trọng này. Chính vì vậy, việc chăm sóc đến sức khỏe của đôi mắt cần được quan tâm đúng mức để phòng ngừa các biến chứng, trở thành gánh nặng cho bản thân và gia đình.

Mù lòa là biến chứng nguy hiểm nhất làm gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hộiMù lòa là biến chứng nguy hiểm nhất làm gia tăng gánh nặng cho gia đình và xã hội

Phương pháp chẩn đoán đục thuỷ tinh thể

Để chẩn đoán tình trạng đục thuỷ tinh thể, ban đầu bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý và kiểm tra mắt. Các xét nghiệm sẽ được thực hiện tùy theo từng trường hợp đục thuỷ tinh thể là gì?

  • Kiểm tra thị lực: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra khả năng nhìn của lần lượt từng bên mắt và cả hai bằng bảng chữ cái nhỏ dần hoặc các thiết bị chuyên dụng để đánh giá thị lực.
  • Khám đục thủy tinh thể bằng cách kiểm tra mắt: Sử dụng kính hiển vi để phóng đại cấu trúc của mắt, từ đó phát hiện ra các bất thường bên trong mắt, đặc biệt là tình trạng đục thuỷ tinh thể.

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để đánh giá tình trạng và thị lực của mắtBác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra để đánh giá tình trạng và thị lực của mắt

Phương pháp điều trị đục thuỷ tinh thể

Đục thủy tinh thể có chữa được không? Hiện nay y học vẫn chưa tìm ra phương pháp có thể làm thuỷ tinh thể trong trở lại, do đó điều trị bằng cách phẫu thuật vẫn là phương án tối ưu nhất. Ở giai đoạn đầu của bệnh, việc can thiệp phẫu thuật là chưa cần thiết. Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng kinh hỗ trợ tầm nhìn và bổ sung một số các loại vitamin như A, C, E cùng các hoạt chất như lutein, kẽm zeaxanthin… để làm chậm tiến trình đục thuỷ tinh thể. Đồng thời thực hiện các biện pháp như tăng cường ánh sáng trong nhà, bảo vệ mắt khi ra ngoài…

Cách chữa đục thủy tinh thể khi bệnh ở mức độ nặng hơn đó là can thiệp bằng cách phẫu thuật. Hiện nay phẫu thuật Phaco được đánh giá là cách an toàn và hiệu quả cao bậc nhất hiện nay. 

Phương pháp Phaco điều trị đục thuỷ tinh thể là gì? Trong kỹ thuật Phaco, bác sĩ sẽ dùng năng lượng của sóng siêu âm để tán và tách phần tinh thể bị đục thành các mảnh nhỏ. Những mảnh nhỏ này sẽ được hút ra ngoài và thay thế bằng thuỷ tinh thể nhân tạo. 

Trước khi phẫu thuật, loại thuỷ tinh thể nhân tạo sẽ được bệnh viện tư vấn giúp bệnh nhân chọn lựa được loại phù hợp. Sau khi thực hiện, bệnh nhân sẽ có thể lấy lại được thị lực, đọc sách, xem tivi, điện thoại, lái xe… như bình thường. Ưu điểm của phương pháp này là vết mổ nhỏ, ít biến chứng, thị lực hồi phục nhanh, thời gian phẫu thuật chỉ kéo dài 5-10 phút, thời gian nằm viện được rút ngắn trong ngày, không gây đau đớn hay chảy máu. 

Phẫu thuật thay thế bằng thuỷ tinh thể nhân tạo sẽ giúp bệnh nhân lấy lại ánh sángPhẫu thuật thay thế bằng thuỷ tinh thể nhân tạo sẽ giúp bệnh nhân lấy lại ánh sáng

Biện pháp phòng ngừa đục thuỷ tinh thể

Phòng ngừa bệnh tật từ sớm luôn là cách bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất. Để chủ động ngăn chặn quá trình đục thuỷ tinh thể, bạn nên:

  • Thường xuyên khám mắt định kỳ, đặc biệt là khi có các dấu hiệu như nhức, khô, rát, mỏi mắt, nhìn mờ cần nhanh chóng đi khám.
  • Những bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp… cần kiểm soát bệnh thật tốt để tránh các biến chứng tại mắt có thể xảy ra.
  • Ăn uống đủ chất, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin A, omega-3…
  • Có thể bổ sung các thực phẩm chức năng giúp tăng cường vitamin và khoáng chất.
  • Trang bị kính bảo hộ khi làm việc tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ cho mắt như tia X, ánh sáng xanh, tia cực tím, ánh sáng từ các tia lửa điện, hàn xì…
  • Bị đục thủy tinh thể kiêng ăn gì? Hạn chế hút thuốc lá, rượu bia để giảm tình trạng lão hoá mắt và gây hại cho thuỷ tinh thể.

Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A vào bữa ăn giúp cải thiện thị lựcBổ sung các thực phẩm giàu vitamin A vào bữa ăn giúp cải thiện thị lực

Địa chỉ khám và điều trị đục thuỷ tinh thể

Phẫu thuật thay thế thuỷ tinh thể vẫn được xếp vào nhóm đại phẫu bởi tác động trực tiếp đến thị lực và là một phẫu thuật nội nhãn. Do vậy người bệnh cần lựa chọn địa chỉ khám và chữa trị uy tín. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự hào là đơn vị chữa bệnh thuộc top đầu tại Việt Nam với đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại các bệnh viện tuyến đầu. 

Cùng với sự hỗ trợ tối ưu từ các thiết bị kỹ thuật hiện đại sẽ đảm bảo thành công 100% cho ca phẫu thuật, bệnh nhân sẽ cải thiện thị lực như người bình thường chỉ sau 10 phút thực hiện, được chăm sóc y tế đến khi hoàn toàn phục hồi.

Phẫu thuật đục thủy tinh thể tại Bệnh viện đa khoa Phương ĐôngPhẫu thuật đục thủy tinh thể tại Bệnh viện đa khoa Phương Đông

Vậy là trên đây, bệnh viện Đa khoa Phương Đông đã giúp bạn hiểu rõ đục thuỷ tinh thể là gì, nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả. Hãy bảo vệ đôi mắt của mình và khám chữa kịp thời ngay từ khi xuất hiện những dấu hiệu ban đầu.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,772

Bài viết hữu ích?

Nguồn tham khảo

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám