Thoái hoá khớp háng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và biện pháp phòng tránh bệnh

Thu Hiền

02-03-2024

goole news
16

Thoái hoá khớp háng là mối nguy hiểm khôn lường đối với người già, chúng có thể gây ra tàn tật vĩnh viễn. Vậy thoái hoá khớp háng là gì, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh như thế nào. Cùng các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông trả lời qua bài viết này.

Thoái hoá khớp háng là gì?

Thoái hoá khớp háng là gì?

Khớp háng là một trong những khớp lớn trong cơ thể, chúng nối giữa xương chậu và xương đùi. Nó được che phủ bởi nhiều lớn cơ, nằm sâu giữa hông và bẹn. Khớp háng đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực giúp cơ thể có thể đứng vững. 

Thoái hóa khớp háng là tình trạng hai đầu khớp háng bị bào mòn do thời gian, làm cho hai đầu xương cọ sát vào nhau. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày. 

Nếu không phát hiện và không can thiệp, kiểm soát bệnh từ sớm có thể gây ra biến dạng cấu trúc khớp háng khiến người bệnh bị tàn phế vĩnh viễn. 

Thoái hoá khớp háng có thể gây biến dạng khớp khiến tàn phế vĩnh viễnThoái hoá khớp háng có thể gây biến dạng khớp khiến tàn phế vĩnh viễn

Phân loại

Thoái hoá khớp háng được chia thành hai loại: 

  • Thoái hoá khớp háng nguyên phát: Thường gặp ở những người bệnh có độ tuổi trên 60 tuổi, chiếm khoảng 50% trên tổng số ca mắc bệnh. 
  • Thoái hoá khớp háng thứ phát: Xuất hiện sau khi gặp chấn thương (trật khớp háng, vỡ ổ cối,...), hoạt tử vô khuẩn chỏm xương đùi, viêm khớp dạng thấp,....

Những dấu hiệu thoái hoá khớp háng 

Hầu hết người mắc bệnh thoái hoá khớp đều có tình trạng đau nhức, ngoài ra còn một số dấu hiệu khác như: 

  • Cứng khớp: Cơn co cứng thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc ngồi lâu, bên cạnh đó làm giảm tầm hoạt động của các khớp. 
  • Khô khớp: Khi cử động khớp phát ra âm thanh lạo xạo, lục cục. 
  • Ảnh hưởng trong sinh hoạt hằng ngày: Không thể thực hiện một số động tác như cúi người, đi lại,...

Thông thường, thoái hoá khớp háng sẽ khiến các triệu chứng đau, cứng khớp tiến triển theo thời gian. Ngoài ra, một vài trường hợp còn có tình trạng sưng, nóng khớp,...lúc này người bệnh cần đến bệnh viện ngay vì có khả năng đã bị nhiễm trùng. 

Cơn đau khớp sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của thoái hoá khớp háng, những giai đoạn của bệnh bao gồm: 

  • Giai đoạn đầu: Người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau tập trung ở vùng bẹn. Dần dần, phạm vi đau nhức sẽ lan xuống mông, đùi hoặc khớp gối. Cơn đau sẽ tăng thêm nếu bệnh nhân vận động hoặc đứng lâu. 
  • Giai đoạn sau: Cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, đặc biệt vào sáng sớm và khi đột ngột đứng dậy. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy nhức mỏi háng vào ban đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. 
  • Giai đoạn muộn: Cơn đau xuất hiện ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Mức độ đau tăng về đêm và khi thời tiết thay đổi đột ngột. 

Xuất hiện những cơn đau khớp háng khi vận độngXuất hiện những cơn đau khớp háng khi vận động

Nguyên nhân gây thoái hoá khớp háng là gì?

Khớp háng có vai trò quan trọng đối với cơ thể con người, chúng giúp nâng đỡ phần trên của cơ thể cùng khớp gối và khớp đùi. Nếu khớp háng bị thoái hóa sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Vậy nguyên nhân gây ra thoái khớp háng là gì? Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra thoái hoá khớp háng: 

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao, loãng xương sẽ diễn ra từ đó gây thoái hoá khớp háng. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu mắc bệnh. 
  • Chấn thương: Các chấn thương khi chơi thể thao, lao động,... hay tai nạn cũng là nguyên nhân dẫn đến thoái hoá khớp háng. 
  • Thừa cân, béo phì: Khớp háng sẽ phải chịu lực ép lớn nếu cân nặng vượt quá mức, tình trạng này kéo dài sẽ khiến gây ra thoái hoá khớp háng. 
  • Có tiền sử về bệnh khớp: Nguy cơ khớp háng bị thoái sẽ cao hơn nếu mắc phải các bệnh lý về cơ xương khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp do bệnh lao, trật khớp háng,....
  • Yếu tố khác: Thoái hoá khớp có thể là biến chứng của một số bệnh như bệnh gout, tiểu đường,...

Phương pháp chẩn đoán và điều trị thoái hoá khớp háng 

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Các phương pháp chẩn đoán bệnh thoái hoá khớp hàng phổ biến là: 

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi tình trạng bệnh và kiểm tra các dấu hiệu bệnh. Sau đó, chỉ định bệnh nhân thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác. 
  • Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm bằng hình ảnh: Chụp X-quang, chụp CT hoặc cộng hưởng từ (MRI) để xác định tình trạng khớp bị bào mòn, mọc gai xương,... 

Thông qua các phương pháp chẩn đoán, bác sĩ sẽ xây dựng phương án điều trị bệnh tuỳ theo mức độ và giai đoạn thoái hoá của ca bệnh. 

Chẩn đoán thoái hoá khớp háng bằng phương pháp chụp X-quangChẩn đoán thoái hoá khớp háng bằng phương pháp chụp X-quang

Phương pháp điều trị bệnh

Các phương pháp điều trị khớp hàng thường được áp dụng: 

Điều trị nội khoa: 

  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau. 
  • Duy trì, kiểm soát cân nặng hợp lý. 
  • Sử dụng một số thiết bị hỗ trợ di chuyển và cải thiện chức năng của khớp như: Xe tập đi, nạng,....
  • Tập vật lý trị liệu: Các bài tập điều trị thoái hoá khớp háng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của các khớp, tăng cường cơ bắp quanh hông và tăng cường lưu thông máu. Bệnh nhân cần thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dành riêng của người mắc bệnh thoái hoá khớp háng. 

Điều trị ngoại khoa: 

Nếu điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả hoặc khả năng vận động của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng của bệnh. 

Các phương pháp được áp dụng như: 

  • Cắt bỏ xương: Phương pháp này giúp hạn chế được sự hình thành của gai xương và biến dạng khớp. 
  • Thay một phần khớp háng: Chỉ thay một phần hoặc sụn bị mài mòn. 
  • Thay khớp háng toàn phần: Thay khớp háng nhân tạo có chức năng giống với khớp háng tự nhiên. Thường chỉ áp dụng với trường hợp bệnh nặng, đau nhiều và thường trên 60 tuổi. 
  • Tái tạo bề mặt chỏm xương đùi: Bác sĩ sẽ loại bỏ phần bề mặt chỏm xương đùi bị tổn thương và bọc bằng một lớp kim loại để giảm ma sát giữa chỏm xương đùi và ổ cối khớp. Phương pháp này thường áp dụng đối với trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu phẫu thuật thay khớp háng. 

Hiện nay, thay khớp háng là một phương pháp khá tối ưu khi các biện pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Sau khi thực hiện phẫu thuật thay khớp háng, người bệnh sẽ phải tập đi bằng nặng hoặc khung tập đi trong một vài tuần. Tuy nhiên, phần khớp háng nhân tạo không thể như khớp háng thật của con người nên cần bảo vệ tốt khớp háng nhân tạo. 

Thay khớp háng là phương pháp tối ưu trong điều trị thoái hoá khớp hángThay khớp háng là phương pháp tối ưu trong điều trị thoái hoá khớp háng

Cách phòng tránh căn bệnh thoái hoá khớp háng

Thoái hoá khớp háng là bệnh không tránh được do sự mài mòn khớp theo thời gian, nếu có biện pháp chăm sóc sức khỏe từ sớm sẽ làm chậm quá trình mắc bệnh: 

  • Tập thể dục thường xuyên: Luyện tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày giúp các cơ linh hoạt và dẻo dai. Đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, gout,...
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Bổ sung các dưỡng chất từ nhiều nhóm thực phẩm khác nhau. Đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin D, omega-3,... Không sử dụng các chất kích thích, bia rượu, thuốc lá,...
  • Duy trì cân nặng: Kiểm soát cân nặng ở mức ổn định, tránh tình trạng béo phì, thừa cân gây áp lực lên khớp háng. 
  • Tránh chấn thương: Tham gia các hoạt động, thể thao, lao động cần tránh các trường hợp va đập mạnh, gây ra chấn thương khiến ảnh hưởng đến khớp háng. 
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần giúp đảm bảo sức khoẻ và phát hiện được bệnh từ sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. 

Thăm khám xương khớp tại Bệnh viện Đa khoa Phương ĐôngThăm khám xương khớp tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

Thoái hoá khớp háng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, nếu có nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh cần sớm đi khám để được bác sĩ có hướng điều trị hiệu quả.

Qua bài viết này của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, hy vọng bạn có thêm cho mình những thông tin hữu ích về bệnh thoái hoá khớp háng. Khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, cần đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm và kịp thời. 

Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là một địa chỉ đáng tin cậy trong lĩnh vực về các bệnh xương khớp. Với đội ngũ y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị các bệnh về viêm khớp, trong đó có thoái hoá khớp háng. Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Phương Đông có hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh chính xác và chữa trị bệnh hiệu quả.

Quý khách hàng cần Đặt lịch khám và điều trị bệnh thoái hoá khớp háng, có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
576

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám