Thoát vị đốt sống cổ là gì, nguyên nhân và các phương pháp chữa trị

Thu Hiền

16-01-2024

goole news
16

Bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có thể gây ra các cơn đau nhức ở vùng cổ, vai, gáy, đồng thời đi kèm với các biểu hiện như mất cảm giác hoặc tê bì ở cổ tay, bàn tay,... Tuy nhiên, lại có khá nhiều người nghĩ rằng hiện tượng này chỉ do mệt mỏi hoặc làm việc quá sức nên khá chủ quan, dẫn đến việc điều trị chậm trễ. Vì vậy, nếu không đi khám và điều trị kịp thời có thể để lại các biến chứng về sau khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và gây ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý gì?

 Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là tình trạng mà phần nhân nhầy ở đĩa đệm đốt sống cổ bị thoát ra khỏi bao xơ, từ đó dẫn đến một số bệnh lý gây chèn ép tủy sống cổ và các rễ thần kinh. 

Đĩa đệm ở cột sống cổ rất dễ bị thoát vị và tổn thương vì vùng này phải thường xuyên vận động nhiều, chịu áp lực lớn, đồng thời còn là cầu nối giữa đầu và xương sống. Cột sống cổ có tổng cộng là 7 đốt sống, bao gồm từ C1 đến C7 và liên kết với nhau bằng các đĩa đệm. Có thể C5 và C6 là 2 đĩa đệm hay bị thoát vị nhất, nhưng thực ra vị trí đốt sống cổ nào đều có khả năng bị tổn thương. 

Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở vị trí C5 và C6Hình ảnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở vị trí C5 và C6

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, cột sống cổ phải vận động thường xuyên và chịu nhiều áp lực có thể khiến các đĩa đệm dễ bị thoát vị và tổn thương. Sau đây là một số nhóm nguyên nhân phổ biến gây thoát vị đốt sống cổ: 

Sai tư thế

Vận động quá sức kết hợp với việc duy trì tư thế sai trong một thời gian dài sẽ gây nhiều áp lực lên cột sống ở cổ. Bên cạnh đó, những người lao động phải thường xuyên bốc vác hay mang vác vật nặng thì cột sống cổ sẽ phải chịu một lực rất lớn. 

Di truyền

Yếu tố di truyền cũng có thể làm tăng khả năng mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Nếu trong gia đình có người bị tiền sử thoát vị đĩa đệm ở cổ thì bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý này. 

Tuổi tác

Theo thời gian, các đĩa đệm sẽ ngày càng bị hao mòn. Càng lớn tuổi, lượng nhân nhầy ở đĩa đệm sẽ càng giảm đi. Chính vì vậy, điều này sẽ làm đĩa đệm vận động kém linh hoạt. 

Lối sống kém lành mạnh

Các thói quen xấu như ăn uống không đủ chất, lười vận động và hút thuốc lá, dùng các chất kích thích nhiều sẽ làm giảm sức bền hay sức khỏe của các đĩa đệm. Vì vậy, hãy bỏ ngay các thói quen không lành mạnh này. 

Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Dấu hiệu lâm sàng

  • Yếu cơ: dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi phần đĩa đệm chèn ép lên tủy sống, khiến cơ chân bị suy yếu trước cơ tay. Từ đó, khiến bệnh nhân di chuyển không vững và dáng đi bị xiêu vẹo. Nếu hiện tượng này trở nên nặng hơn, các thớ cơ ở phần bắp chân và đùi sẽ bị rung nếu vận động quá sức. 
  • Đau nhức cổ trên diện rộng: ban đầu, cơn đau chỉ xuất hiện ở một hoặc hai đốt sống rồi dần dần lan rộng tới phần bả vai, cánh tay, hoặc lan lên phần sau đầu và hốc mắt. 
  • Tê nhức tay chân: phần khối thoát vị gây áp lực lên tủy sống sẽ làm tê nhức từ cổ ra toàn thân, sau đó lan từ từ đến tay và chân. Đối với các trường hợp dây thần kinh bị chèn ép, cánh tay, bàn tay và ngón tay của bệnh nhân sẽ bị tê mỏi. 
  • Làm hạn chế khả năng vận động: bệnh có thể làm hạn chế sự vận động ở cổ và cánh tay. Bệnh nhân không thể đưa tay lên cao và ra sau lưng, khó quay cổ và cúi đầu hay ngửa cổ. Ngoài ra, còn gặp một số khó khăn trong việc đi lại do bắp chân bị căng cứng khi di chuyển. 
  • Một số dấu hiệu khác: nếu bị trượt đĩa đệm đốt sống cổ thì sẽ có khả năng xuất hiện một số biểu hiện sau, ví dụ như khó thở, táo bón, khó tiểu, bị đau một bên lồng ngực,... 

Thoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ra cơn đau từ cổ rồi lan tới bả vai, phần sau đầu và hốc mắtThoái hóa đốt sống cổ sẽ gây ra cơn đau từ cổ rồi lan tới bả vai, phần sau đầu và hốc mắt

Cận lâm sàng 

Dựa theo kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI), ta có thể thấy rằng:

  • Phần nhân nhầy bị thoát khỏi vị trí ban đầu.
  • Đĩa đệm nằm ở vị trí không đúng: chèn ra sau hoặc trước vào thân đốt sống, làm lệch đốt sống cổ, đốt sống cổ bị lồihẹp khe đốt sống cổ
  • Chèn ép lên tủy sống hoặc rễ và dây thần kinh gây ra hội chứng chèn ép tuỷ

Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tăng theo từng cấp độ

Bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ có 3 cấp độ đặc trưng với tần suất và mức độ tăng dần theo sự tiến triển của bệnh:

  • Cấp độ 1: lúc đầu đốt sống cổ bị cứng, khó xoay qua xoay lại, đau mỗi khi cúi xuống. Sau đó, cơn đau lan xuống vùng vai, mức độ sẽ tăng lên nếu làm việc quá nặng và tăng dần theo ngày.
  • Cấp độ 2: người bệnh bị đau từ vùng gáy ra sau đầu và tai. 
  • Cấp độ 3: bệnh nhân bị đau đầu ở vùng trán và chẩm, đau từ gáy và lan dần đến bả vai. Tê bì, nhức 1 bên hoặc cả 2 cánh tay, bàn tay không còn cử động khéo léo nữa. Ngoài ra, còn bị nấc cụt, ngáp chảy nước mắt và chóng mặt mỗi khi hoạt động. 

Biến chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ thường gặp

Hiện nay, có không ít người lầm tưởng bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ chỉ là bình thường, có thể là do quá mệt mỏi hoặc quá sức nên rất chủ quan. Tuy nhiên bệnh này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe gồm: 

Liệt vĩnh viễn

Nếu phần đĩa đệm vẫn chèn ép lên tủy sống và kéo dài, một số triệu chứng như tứ chi bị tê ngứa, đau nhức, hoặc cơ bị suy yếu không chỉ không thể biến mất mà còn trở nên trầm trọng hơn. Từ đó, bệnh nhân sẽ bị liệt vĩnh viễn. 

Thiếu máu lên não

Bệnh lý này có thể khiến hệ động mạch ở đốt sống phải chịu các tác động tiêu cực. Phần đĩa đệm bị nhô ra sẽ làm cho việc tuần hoàn của máu lên não bị hạn chế, dẫn đến hiện tượng thiếu máu lên não. 

Hẹp ống sống cổ

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cổ còn có khả năng mắc phải chứng hẹp ống sống cổ. Biến chứng này sẽ đi kèm với một số triệu chứng như tay chân bị tê yếu, vùng vai gáy bị đau mỏi, tê nhức.

Hội chứng chèn ép tủy

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng chèn ép tủy. Nếu bệnh nhân không được chữa trị sớm, sẽ có khả năng cao bị tàn tật vĩnh viễn hay thậm chí bị tử vong. 

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ bao gồm:

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu sẽ bao gồm các giải pháp như siêu âm, sóng ngắn, sóng dài, kéo giãn cột sống cổ và xoa bóp. Để tăng hiệu quả việc điều trị cũng như tránh chấn thương, bệnh nhân tuyệt đối không được tự kéo giãn tại nhà và không điều trị ở những chỗ không có giấy phép về tập phục hồi chức năng.

Vật lý trị liệu cho bệnh nhân bao gồm xoa bóp và kéo giãn cột sống cổVật lý trị liệu cho bệnh nhân bao gồm xoa bóp và kéo giãn cột sống cổ

Điều trị nội khoa

Các bác sĩ sẽ điều trị nội khoa cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng cách:

  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau. làm mềm cơ và giảm đau ở thần kinh.
  • Đối với các trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu chữa trị bằng corticoid kết hợp với vật lý trị liệu.

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Sau khoảng từ 6 đến 8 tuần điều trị nội khoa mà không có tiến triển tốt, bác sĩ sẽ cân nhắc chuyển sang hướng điều trị ngoại khoa. Sau đây là các phương pháp giải phẫu đĩa đệm cột sống phổ biến nhất: 

  • Lấy đĩa đệm lối trước: sử dụng dĩa đệm động tạo hình khớp với đốt sống cổ, kèm hàn xương liên thân đốt và có hoặc không có sử dụng nẹp cổ trước. 
  • Giải ép cột sống cổ từ lối sau: phương pháp này là cắt bỏ bản sống và mõm gai nhằm làm rộng ống sống cổ, chỉ áp dụng cho các trường hợp như thoái hóa đốt sống đi kèm với hẹp ống sống cổ nặng và nhiều tầng, bệnh lý liên quan đến đĩa đệm hay gai xương nhiều tầng đi kèm với vấn đề liên quan đến tủy sống.
  • Tiếp cận lối sau: phương pháp này ít được sử dụng cho căn bệnh lý này, thường phổ biến đối với bệnh cốt hóa dây chằng dọc sau và hẹp ống sống cổ. Có thể có hoặc không có nẹp cổ định khối ở 2 bên. 

Những điều lưu ý trong điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Khi đang trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau: 

  • Chú ý giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ khi thời tiết lạnh.
  • Khi nằm trên giường cứng hay nệm, hãy sử dụng gối có độ cao vừa phải. 
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Xây dựng chế độ ăn uống với các thực phẩm có chứa nhiều canxi, kẽm để cải thiện tình trạng hệ xương khớp.
  • Không nên ngồi im một chỗ quá lâu, hãy vận động tay, vai, cột sống cổ bằng các động tác như tự xoa bóp. 
  • Tập các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Uống đủ nước mỗi ngày giúp cân bằng sự chuyển hóa các chất và đào thải của cơ thểUống đủ nước mỗi ngày giúp cân bằng sự chuyển hóa các chất và đào thải của cơ thể

Điều trị thoát vị đĩa đệm cổ ở đâu uy tín?

Khi bạn đang gặp các vấn đề liên quan đến cột sống, bạn có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám và điều trị tốt nhất. Tại đây có đội ngũ y bác sĩ với trình độ chuyên khoa cơ xương khớp cao, được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm và có thể giúp bệnh nhân tiếp cận các phương pháp chữa trị hiệu quả và tiên tiến nhất. 

Kết luận

Bài viết này đã cung cấp những điều cần thiết về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bệnh này có thể khắc phục và cải thiện hoàn toàn nếu bệnh nhân được thăm khám và tiếp cận với giải pháp chữa trị phù hợp.

 Chính vì vậy, nếu đang nhận thấy bản thân có các cơn đau bất thường ở vùng cổ, vai, gáy, bạn hãy nên đến ngay Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để kiểm tra và điều trị. Quý khách hàng có thể gọi hotline 1900 1806 để được hỗ trợ.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
351

Bài viết hữu ích?

Đặt lịch khám bệnh

Lưu ý: Tổng đài sẽ liên hệ xác nhận thời gian khám chính xác tới quý khách sau khi quý khách đặt hẹn

19001806 Đặt lịch khám