Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Phan Thị Hoàn

11-04-2024

goole news
16

Thoát vị rốn là hiện tượng mà các cơ quan nội tạng trong ổ bụng bị đẩy ra ngoài qua lỗ rốn. Đặc biệt, tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh do cơ bụng chưa đủ phát triển để đóng kín ống dây rốn. Bệnh này thường không quá nguy hiểm và có thể tự khỏi. 

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh là gì?

Thoát vị thường xảy ra khi một cơ quan nội tạng lồi ra khỏi vị trí bình thường trong cơ thể và tạo thành một khối lồi ở vùng rốn. Khối thoát vị có thể chứa chất dịch lỏng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhẹ cân hoặc sinh non. Theo thống kê có đến 75% trẻ sinh non có cân nặng dưới 1.5kg bị thoát vị rốn.

Hầu hết các trường hợp thoát vị rốn sẽ tự khỏi sau 1 tuổi, tuy nhiên cũng có những trường hợp mất thời gian hơn. Khoảng 90% trường hợp này sẽ tự đóng lại. Tuy nhiên, nếu trẻ đạt đến 4 tuổi mà vẫn không tự khỏi, có thể cần phẫu thuật để điều trị.

 Nguyên nhân dẫn đến thoát vị rốn ở trẻ thường liên quan đến quá trình sinh sản, khi dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trên cơ bụng của em bé và bị cắt đứt khi bé được sinh ra. Thường trong vòng 1 - 2 tuần sau sinh, dây rốn sẽ teo dần và rụng, lúc này vết thương sẽ lành tự nhiên, đồng thời lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua cũng sẽ được đóng lại tự nhiên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các cơ ở rốn không khép lại hoàn toàn ở đường giữa của bụng và điều này có thể dẫn đến thoát vị rốn sau này.

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Những dấu hiệu nhận biết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu nhận biết thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh không quá khó đối với trẻ bị mắc bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết, ba mẹ cần chú ý:

  • Một khối tròn lồi lên tại vị trí của rốn, có thể nhìn thấy và cảm nhận được sự sưng. Khối thoát vị có thể phình to ra khi trẻ cử động. 
  • Thường thì thoát vị rốn không gây đau. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, hiếm khi gây ra biến chứng. 
  • Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể có đoạn ruột bị kẹt trong khối thoát vị và không thể đẩy trở lại vào ổ bụng. Phần ruột này có thể bị tổn thương do thiếu máu và gây đau vùng rốn.
  • Nghiêm trọng hơn, ruột có thể bị bóp nghẹt, dẫn đến sự suy giảm cung cấp máu và gây hoại tử. Nếu có nhiễm trùng, có thể lan đến bụng và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hình ảnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.

Hình ảnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Chẩn đoán bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Để chẩn đoán chính xác thoát vị rốn có thể được thực hiện thông qua khám lâm sàng kết hợp với các xét nghiệm. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện kỹ thuật đẩy phần thoát vị vào vị trí ban đầu để đánh giá nguy cơ mắc kẹt.

Ngoài ra, việc sử dụng hình ảnh như X-quang và siêu âm có thể cung cấp thông tin chi tiết về vị trí và tình trạng của thoát vị. 

Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra mức độ nhiễm trùng nếu cần thiết. Dựa trên kết quả của các xét nghiệm và thông tin hình ảnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.

Trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn.

Trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn.

 

Bệnh thoát vị rốn có nguy hiểm không?

Thường thì thoát vị rốn không gây ra nguy hiểm nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng. 

Nếu như một phần ruột bị kẹt trong khối thoát vị và không được điều trị, có thể dẫn đến tổn thương mô ruột hoặc nghẹt ruột, gây ra hoại tử. 

Một số trường hợp nhiễm trùng xảy ra, có thể lan ra toàn bộ ổ bụng, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Đối với trẻ em, thoát vị rốn thường không gây ra biến chứng nghiêm trọng, nhưng vẫn cần được chăm sóc và điều trị đúng cách để tránh các vấn đề tiềm ẩn.

Xem thêm:

Những trường hợp nào khiến tăng nguy cơ mắc thoát vị rốn?

Bệnh thường gặp ở trẻ em là do các cơ ở rốn không đóng lại hoàn toàn, một hiện tượng có thể coi là bẩm sinh. Theo thống kê, trẻ sinh non hoặc có trọng lượng nhẹ có nguy cơ cao hơn. Yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến nguy cơ này.

Đối với người lớn, một số yếu tố có thể tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Theo nghiên cứu phụ nữ có nguy cơ cao hơn so với nam giới.
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần, thường xuyên hoặc một lần mang nhiều thai.
  • Người có dịch trong ổ bụng.
  • Người béo phì.
  • Những người đã từng phẫu thuật dạ dày trước đây.
  • Người thường xuyên mang vác vật nặng, đòi hỏi phải gắng sức và gồng mình.
  • Người mắc các vấn đề về ho nặng và dai dẳng không thuyên giảm.

Thoát vị rốn khi nào cần gặp Bác sĩ

Bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm, nhưng nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây, ba mẹ hãy cho trẻ đến gặp Bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

  • Vùng bụng của bé có dấu hiệu to, tròn hơn bình thường.
  • Bé cảm thấy khó chịu và khóc to.
  • Da thoát vị sưng lên và chuyển sang màu đỏ.
  • Trẻ bị sốt, nôn mửa.
  • Biểu hiện muốn đi ngoài nhưng khó đi, phân có máu.

Thoát vị rốn khi bụng bé phình to, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Thoát vị rốn khi bụng bé phình to, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời.

Cách điều trị bệnh thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh 

Phần lớn các trường hợp thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh sẽ tự khỏi trước một tuổi mà không cần can thiệp y tế. Khi bé lớn lên, cơ thành bụng khỏe mạnh hơn và có khả năng đóng lỗ trên thành bụng, khối thoát vị rốn sẽ tự biến mất. Trong thời gian chờ cơ thành bụng đóng lại, mẹ có thể sử dụng băng gạc hoặc khăn mềm để che rốn lại.

Nếu sau 1 tuổi mà thoát vị rốn không gây đau cũng như chưa tự mất đi, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra. Các bác sĩ có thể thử đẩy khối thoát vị rốn trở lại vào vị trí ban đầu. 

Tuy nếu khối thoát vị gây đau, bị nghẹt ruột, hoặc vùng da sưng đỏ, thì phải tiến hành can thiệp bằng phẫu thuật. Bác sĩ sẽ thực hiện một phẫu thuật nhỏ tại chân rốn để đưa thoát vị rốn trở lại ổ bụng và đóng lại lỗ hở trên thành bụng.

Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định thực hiện cho người lớn không chỉ khi khối thoát vị gây đau hoặc tiến triển, mà gần như tất cả các trường hợp. Với trẻ em, phẫu thuật được xem xét trong các tình huống sau:

  • Thoát vị vẫn tồn tại và tiếp tục phát triển sau khi trẻ từ 1 đến 2 tuổi.
  • Trẻ đến 4 tuổi mà khối thoát vị vẫn không trở lại vị trí ban đầu.
  • Trong trường hợp thoát vị có một phần ruột, gây ảnh hưởng đến hoạt động.
  • Khối thoát vị bị kẹt và không thể đẩy trở lại vị trí cũ.

Đây là một dạng phẫu thuật khá đơn giản và được thực hiện nhanh chóng. Mục tiêu của quá trình này là đưa khối thoát vị trở lại vị trí ban đầu và làm cho thành bụng trở nên chắc chắn, từ đó ngăn chặn sự tái phát trong tương lai.

Phẫu thuật thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.

Phẫu thuật thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.

Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị thoát vị rốn, ba mẹ cần hạn chế trẻ khóc quá nhiều và giảm thiểu vận động quá mức, vì điều này có thể làm tăng áp lực trong ổ bụng và làm sưng to khối thoát vị rốn. 

Việc tăng cường dinh dưỡng chất xơ và rau củ quả cho trẻ giúp hạn chế tình trạng táo bón, vì táo bón có thể khiến trẻ rặn khi đi ngoài và tăng nguy cơ thoát vị.

Trong trường hợp khối thoát vị bị cứng hơn bình thường và tăng đột ngột kích thước, gây đau khi chạm vào, kèm theo đau bụng và nôn trớ, có thể là dấu hiệu của thoát vị nghẹt. Trong tình huống này, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị.

Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.

Cách chăm sóc trẻ bị thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.

Lưu ý: Một số mẹ bỉm thường áp dụng một số mẹo như sử dụng băng dính, đồng xu, hoặc các loại băng ép khác đặt lên vùng thoát vị rốn để khắc phục, nhưng phương pháp này hoàn toàn không đúng. Việc này không chỉ không mang lại hiệu quả mà còn có thể làm tình trạng trở nên xấu hơn. Thay vào đó, ba mẹ nên đưa con đi khám tại bệnh viện uy tín thay vì tự áp dụng các phương pháp chữa thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách chăm sóc trẻ. Nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về bệnh thoát vị rốn ở trẻ hoặc muốn đặt lịch thăm khám cho trẻ để điều trị bệnh thoát vị rốn, hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông qua hotline 1900 1806 để được tư vấn và điều trị bệnh cho bé một cách hiệu quả nhất. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,209

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám