Thực đơn cho người bị gãy xương: 6 Nhóm dưỡng chất tốt nhất

Phương Loan

03-10-2024

goole news
16

Gãy xương là một loại chấn thương nghiêm trọng, thời gian điều trị và phục hồi tương đối lâu dài. Ngoài tuân thủ phác đồ thuốc, trị liệu từ bác sĩ, gia đình cũng cần xây dựng thực đơn cho người bị gãy xương, ngăn chặn tác nhân gây hại và đảm bảo quá trình làm lành vết thương diễn ra hiệu quả.

Thực đơn cho người bị gãy xương

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương cũng như sức khỏe tổng thể, đặc biệt khi gặp các chấn thương. Thực đơn cho người bị gãy xương cần cung cấp protein, canxi, vitamin và khoáng chất, thúc đẩy vị trí tổn thương hồi phục nhanh chóng.

Dưới đây là những dưỡng chất có lợi cho xương bị gãy:

Protein

Protein hay đạm chiếm 30% trên tổng khối lượng xương, ước tính mỗi ngày cơ thể cần 1,2g protein để bảo vệ sức khỏe xương, giúp xương gãy nhanh chóng hồi phục. Để tối ưu quá trình tái tạo xương, bạn có thể bổ sung protein từ các nguồn:

  • Trứng: Trong 100g có 13g protein.
  • Thịt gà, thịt lợn: Trong 100g chứa 27g protein.
  • Sữa: Trong 100g chứa 3,4g protein.
  • : Trong 100g chứa 22g.
  • Đậu nành:  Trong 100g có 36g.

Protein là chất không thể thiếu trong bữa ăn của người bị gãy xương

Protein là chất không thể thiếu trong bữa ăn của người bị gãy xương

Canxi

Một trong những nguồn dinh dưỡng quan trọng không thể thiếu cần bổ sung vào thực đơn cho người bị gãy xương đó chính là canxi. 

Canxi là dưỡng chất thiết yếu tham gia quá trình điều trị xương bị gãy, hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm và thúc đẩy tái tạo xương mới. Trung bình một ngày cơ thể cần bổ sung 1000 - 1200mg canxi để bảo vệ sức khỏe xương.

Hàm lượng canxi có trong những thực phẩm được khuyến khích cho người gãy xương như sau:

  • Sữa chua: 100mg.
  • Cải xoăn: 250mg.
  • Sữa: 125mg.
  • Cá hồi: 9mg.
  • Tôm: 70mg.
  • Hàu: 62mg.

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò như hormone secosteroid, tối ưu hiệu quả hấp thụ canxi từ thức ăn. Loại vitamin này cũng giúp điều hòa nồng độ canxi, photpho trong máu, đảm bảo khoáng chất được vận chuyển đồng đều đến xương.

Vitamin D tối ưu hiệu quả hấp thu canxi từ thức ăn

Vitamin D tối ưu hiệu quả hấp thu canxi từ thức ăn

Trẻ em cần bổ sung vitamin D đều đặn ngay cả khi không gãy xương, phòng tránh bệnh còi xương, xương mềm yếu hoặc bị biến dạng. Những thực phẩm giàu vitamin D có thể kể đến như hải sản có vỏ, cá béo, sữa, chế phẩm từ sữa, nấm,...

Vitamin C

Vitamin C có khả năng kích thích cơ thể sản sinh collagen - thành phần chính cấu tạo nên mô liên kết xương, gân, dây chằng và da. Bạn nên bổ sung vitamin C từ súp lơ, ổi, cam, bưởi, ớt chuông, quýt,...

Tuy nhiên, người gãy xương chỉ nên nạp dưới 2000mg vitamin C/ngày. Mức khuyến nghị với nam giới là 90mg, nữ giới là 75mg vitamin C, đảm bảo người bệnh không dung nạp thừa gây phản tác dụng. Vì thế bạn cần cân đối thực đơn cho người bị gãy xương sao cho phụ hợp và vừa đủ.

Sắt

Sắt là chất tham gia chuyển hóa vitamin D và tổng hợp collagen bên trong cơ thể. Bổ sung sắt từ thực phẩm tự nhiên giúp quá trình tái tạo xương diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Một số món ăn giàu chất sắt nên bổ sung cho người gãy xương gồm có:

  • Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu.
  • Thịt gia cầm như thịt gà, thịt vịt, thịt ngan.
  • Cá hồi, cá ngừ, cá thu,...
  • Rau lá xanh đậm như rau bina, cải xoăn, cải thìa.
  • Hải sản có vỏ như hàu, nghêu, sò.
  • Lòng đỏ trứng.

Những thực phẩm giàu chất sắt tốt cho

Những thực phẩm giàu chất sắt tốt cho 

Kali

Trung bình một người trưởng thành cần dung nạp 3500 - 4700 mg kali, giảm nguy cơ thất thoát canxi qua đường tiểu. Đặc biệt với người gãy xương, cơ thể sẽ sử dụng kali để phục vụ cho quá trình hồi phục xương bị gãy.

Một số thực phẩm dồi dào lượng kali tốt như:

  • Chuối có 358mg Kali/100g.
  • Măng tây có 202mg Kali/100g.
  • Sữa tươi có 150mg Kali/100g.
  • Dưa lưới có 267mg Kali/100g.
  • Chà là có 656 mg Kali/100g.
  • Quả bơ có 173 mg Kali/100g.

Người gãy xương không nên ăn gì?

Canxi là dưỡng chất thiết yếu đối với người gãy xương, bạn cần hạn chế những chất có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi. Bao gồm:

  • Phytates có trong lúa mì nguyên hạt, gạo nâu,...
  • Oxalat trong củ cải trắng, khoai lang, cải bó xôi,...
  • Caffeine như cà phê, trà,... có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi ở thận và ruột.
  • Muối cần hạn chế trong chế độ ăn người gãy xương, loại gia vị này có thể làm suy giảm khối lượng xương trong cơ thể.
  • Đồ uống chứa cồn làm giảm khả năng hấp thụ vitamin D, kéo theo sự sụt giảm về canxi trong cơ thể.
  • Thực phẩm làm khởi phát các phản ứng viêm như dầu mỡ, thịt chế biến sẵn, đường,... khiến các vị trí tổn thương diễn tiến nghiêm trọng hơn, xương bị gãy khó lành.

Nhóm thực phẩm không nên ăn khi bị gãy xương

Nhóm thực phẩm không nên ăn khi bị gãy xương

Vì sao cần xây dựng thực đơn cho người bị gãy xương?

Xây dựng thực đơn khoa học, cân bằng dinh dưỡng cho người gãy xương đảm bảo:

  • Quá trình tái tạo xương diễn ra nhanh chóng nhờ sự tham gia của canxi, protein, vitamin D,...
  • Xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại, quá trình hồi phục không bị cản trở.
  • Duy trì năng lượng cho hoạt động phục hồi xương, sức khỏe tổng thể.

Với trường hợp người bệnh phải kết hợp điều trị bằng thuốc, dinh dưỡng đảm bảo cơ thể hấp thụ thuốc hiệu quả. Người bệnh và gia đình cần lưu ý xây dựng thực đơn, nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Gợi ý thực đơn cho người bị gãy xương

Người gãy xương có thể tham khảo thực đơn ăn uống một ngày như sau:

  • Bữa sáng: 2 miếng bánh mì ngũ cốc, 2 quả trứng ốp la, một nửa quả bơ, 180ml sữa hạt không được.
  • Bữa phụ: 1 bát súp thịt cua rau củ.
  • Bữa trưa: 2 bát cơm gạo lứt, 1 miếng cá hồi nướng, 1 bát canh cải thịt năm, 2 - 3 miếng thanh long.
  • Bữa phụ: 1 hộp sữa chua.
  • Bữa tối: 1 bát cơm gạo lứt, 1 đĩa rau luộc thập cẩm, thịt gà nướng bỏ da, 1 quả táo.

Chế độ ăn một ngày dành cho người bị gãy xương

Chế độ ăn một ngày dành cho người bị gãy xương

Thực đơn cho người bị gãy xương ưu tiên nhóm thực phẩm giàu protein, canxi, vitamin D, vitamin C, sắt và kali. Một chế độ dinh dưỡng khoa học được ví như liều thuốc tự nhiên, giúp vị trí xương chấn thương nhanh chóng liền lại và hồi phục sức khỏe tổng thể.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
374

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám