Bị gãy xương có nên ăn thịt gà không? Dinh dưỡng quan trọng cần thiết

Phương Loan

23-09-2024

goole news
16

Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình, cung cấp vi chất dinh dưỡng (protein, vitamin, photpho, khoáng chất) giúp xây dựng các mô xương bị tổn thương. Vậy người bị gãy xương có nên ăn thịt gà không? Nên ăn bao nhiêu là đủ?

Bị gãy xương có nên ăn thịt gà không?

Người bị gãy xương có thể ăn được thịt gà, loại thực phẩm này không cản trở sự hấp thu canxi, vitamin D. Thịt gà cũng chứa rất ít đường, không gây phản ứng viêm ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vị trí xương bị gãy.

Bệnh nhân gãy xương nên ăn thịt gà để nhanh chóng hồi phục vị trí tổn thương

Bệnh nhân gãy xương nên ăn thịt gà để nhanh chóng hồi phục vị trí tổn thương

Bổ sung một lượng thịt gà vừa đủ không chỉ cải thiện sức khỏe xương mà còn tăng cường sức khỏe tổng thể. Dưới đây là những lý do nên bổ sung thịt gà vào thực đơn dinh dưỡng:

Giàu protein

Bổ sung protein/chất đạm từ động vật có thể tăng mật độ khoáng của xương, giúp vết thương mau lành hơn. Ước tính trong 100g thịt gà chứa 27g protein, cung cấp khoảng 42% lượng protein khuyến nghị cần ăn trong ngày.

Protein từ thịt gà khi đi vào cơ thể sẽ phân giải thành các chuỗi axit amin nhỏ, thúc đẩy quá trình tái tạo mô xương mới. Để bổ sung lượng thịt gà phù hợp, bạn nên căn cứ vào độ tuổi, cân nặng, độ nghiêm trọng và sức khỏe người bệnh.

Photpho là chất cần thiết để hình thành xương

Photpho là thành phần trực tiếp cấu thành chất hình thành mạng lưới khoáng chất xương, phức hợp hydroxyapatite [Ca₁₀(PO₄)₆(OH)₂]. Một số nghiên cứu chứng minh cung cấp đủ 700mg photpho mỗi ngày có thể tăng tốc quá trình hồi phục xương bị gãy.

Photpho trong gà là chất thiết yếu để cấu tạo nên xương

Photpho trong gà là chất thiết yếu để cấu tạo nên xương

Trong 100g thịt gà có khoảng 32,5% lượng photpho cần nạp trong ngày. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc bị gãy xương có nên ăn thịt gà không, bạn nên lập kế hoạch tần suất ăn, liều lượng theo bệnh nhân, tránh dồn ép gây phản tác dụng.

Vitamin B hỗ trợ phục hồi gãy xương

Nhóm vitamin B6 và vitamin B12 trong thịt gà trực tiếp theo gia củng cố sức khỏe hệ xương, ngăn chặn tác nhân làm chậm quá trình hồi phục. Cụ thể:

  • Vitamin B6: Là một coenzym thiết yếu trong chu trình tổng hợp protein, dưỡng chất chính hình thành nên xương và các mô quan trọng trong cơ thể người. B6 cũng là tham gia chuyển hóa amino acid thành chất dẫn thần kinh, thúc đẩy làm lành xương.
  • Vitamin B12: Là thành phần chính tham gia sản xuất hồng cầu, vận chuyển oxy đến các tế bào xương, tái tạo mô xương hiệu quả. Vitamin B12 trong thịt gà có thể hạ nồng độ homocysteine trong máu, chất gây suy yếu xương và loãng xương.

Những vi chất dinh dưỡng quan trọng

Ngoài ra, thịt gà còn chứa lượng lớn vi chất có lợi cho xương như:

  • Kẽm có khả năng ức chế hoạt động tế bào hủy xương, đồng thời tác động tích cực đến nguyên bào xương.
  • Salen là vi chất không thể thiếu trong quá trình tổng hợp selenoprotein, thành phần hình thành nên nguyên bào xương và tăng cường chức năng chống oxy hóa của cơ thể.
  • Kali làm giảm nguy cơ đào thải canxi qua đường nước tiểu, tối ưu lượng canxi thiết yếu cho quá trình phục hồi xương bị gãy.

Thịt gà chứa nhiều vi chất dinh dưỡng khác như kẽm, kali, salen

Thịt gà chứa nhiều vi chất dinh dưỡng khác như kẽm, kali, salen

Thành phần dinh dưỡng có trong thịt gà

Sau khi tìm hiểu bị gãy xương có nên ăn thịt gà không, người bệnh nên biết trung bình trong 100g thịt gà cung cấp những hàm lượng dinh dưỡng nào. Cụ thể:

  • Calo: 172 KCal ~ 8.6% DV.
  • Chất đạm: 21g ~ 42% DV.
  • Cholesterol: 64mg ~ 21% DV.
  • Chất béo: 9,3g ~ 12% DV.
  • Vitamin B12: 0.34μg ~ 6,8% DV.
  • Vitamin B6: 0,6mg.
  • Vitamin D: 0.4mcg ~ 2% DV.
  • Kẽm: 0,68mg ~ 6,1% DV.
  • Photpho: 228mg ~ 2.5% DV.
  • Canxi: 11mg ~ 1% DV.
  • Natri: 63mg ~ 3% DV.
  • Sắt: 0,7mg ~ 4% DV.
  • Kali: 220mg ~ 5% DV.
  • Selen: 22.8μg ~ 41,4% DV.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g thịt gà

Thành phần dinh dưỡng có trong 100g thịt gà

Hướng dẫn chọn thịt gà và chế biến cho người gãy xương

Người bệnh gãy xương và gia đình cần lưu ý về cách chọn và chế biến thịt gà, giữ được nhiều hàm lượng dinh dưỡng nhất. Theo đó, bạn nên:

  • Chọn thịt gà có nguồn gốc rõ ràng, tươi sống, không có mùi hôi khó chịu. Việc này đảm bảo thịt gà cung cấp đủ dưỡng chất hồi phục vị trí tổn thương xương, hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
  • Về chế biến, bạn nên chế biến gà luộc, hấp, nướng, nấu canh thay vì chiên rán nhiều dầu mỡ. Người bệnh cũng không nên ăn món có quá nhiều gia vị, kích thích phản ứng viêm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi xương.
  • Ăn phần thịt gà nạc, bỏ da để hạn chế nạp chất béo bão hòa gây hại cho sức khỏe.
  • Người bệnh trưởng thành không nên ăn hóa 800g thịt gà/tuần, tương đương 155g/ngày.

Hướng dẫn chọn và chế biến tối ưu hàm lượng dinh dưỡng trong thịt gà

Hướng dẫn chọn và chế biến tối ưu hàm lượng dinh dưỡng trong thịt gà

Ngoài thịt gà, người gãy xương nên bổ sung thêm những thực phẩm khác như trứng, sữa, hải sản, các loại hạt, sữa chua, rau củ quả, trái cây tươi. Điều này đảm bảo người bệnh được cân bằng các nhóm chất thiết yếu, bao gồm canxi, protein, vitamin D và chất xơ.

Một số trường hợp đặc biệt như trẻ nhỏ, người mắc bệnh nền, gia đình có thể nhờ đến sự tư vấn dinh dưỡng của bác sĩ, chuyên gia. Chuyên khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông là đơn vị y tế cung cấp phác đồ dinh dưỡng chuyên sâu, cá nhân theo từng trường hợp.

Khách hàng liên hệ 1900 1806 hoặc Đặt lịch khám để nhận tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bền vững từ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu lĩnh vực tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông.

Bị gãy xương có nên ăn thịt gà không? Người bệnh gãy xương nên bổ sung đều đặn thịt gà vào thực đơn, trung bình tiêu thụ 800g trong một tuần. Thịt gà là nguồn dinh dưỡng lành mạnh, hàm lượng protein, vitamin B, khoáng chất đi vào cơ thể sẽ tham gia hỗ trợ hồi phục phần xương bị tổn thương.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
61

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng

TTƯT.PGS.TS.BS

CAO THỊ THU HƯƠNG

Trưởng khoa Dinh dưỡng
19001806 Đặt lịch khám