Giải đáp chi tiết cho người bệnh: Thuỷ đậu có lây không?

Thu Hiền

19-03-2024

goole news
16

Nếu một người mắc bệnh thuỷ đậu thì nguy cơ 70 - 90% những người thân xung quanh sẽ bị lây bệnh. Nguy cơ bùng phát dịch cao, thời gian lây nhiễm dài, người khoẻ mạnh có thể bị lây bệnh ngay khi không tiếp xúc với bệnh nhân. Chính vì vậy, để không bị lây bệnh, các vấn đề xoay quanh “thuỷ đậu có lây không” được rất nhiều người mong muốn tìm hiểu!

Bệnh thuỷ đậu có lây không? Bị thuỷ đậu có lây không?

Thuỷ đậu là bệnh truyền nhiễm, lây rất nhanh theo đường không khí thông qua tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp. Virus thuỷ đậu diễn có thể sống lâu trong không khí qua các giọt nhỏ, giọt bắn, dịch tiết bắn từ mũi, miệng, mắt của người bệnh hoặc lưu lại trên các mặt phẳng. 

Virus Varicella Zoster - Tác nhân chính của cơ chế lây nhiễm thuỷ đậu có thể sống vài ngày trong không khíVirus Varicella Zoster - Tác nhân chính của cơ chế lây nhiễm thuỷ đậu có thể sống vài ngày trong không khí

Bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh hơn vào các tháng giao mùa, thời tiết nồm ẩm. Thuỷ đậu lây truyền dài nhất từ 5 ngày. Trong trường hợp hệ miễn dịch của người bệnh bị thay đổi, thời kỳ lây truyền có thể dài hơn. Thuỷ đậu có lây không chỉ được giải đáp sau thời kỳ ủ bệnh 2 - 3 tuần, cơ thể có những dấu hiệu đầu tiên như phát ban,...

Đặc điểm lây lan của bệnh thuỷ đậu: Cơ chế lây bệnh - Đường lây nhiễm - Đối tượng 

Bệnh thuỷ đậu lây lan như thế nào? Thuỷ đậu có dễ lây không? 

Cơ chế lây bệnh của thuỷ đậu rất đơn giản. Chỉ cần người bệnh có dịch tiết bắn ra không khí và người khoẻ mạnh tiếp xúc cùng các dịch tiết này.

Thông thường, các nốt mụn thuỷ đậu là các nốt chứa nhiều dịch và tạo cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Bệnh nhân khi đưa tay gãi các mụn nước làm các nốt vỡ ra và tiết ra dịch bắn vào không khí. Hoặc dịch thuỷ đậu tiết ra khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện,... 

Thuỷ đậu dễ lây cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ emThuỷ đậu dễ lây cho tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em

Đáng lưu ý ở chỗ, ngay cả khi không tiếp xúc, nếu bạn tiếp xúc cùng quần áo, đồ dùng của bệnh nhân thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Bệnh dễ lây nhất trong 1 - 2 ngày trước khi ủ bệnh và vẫn tiếp tục lây lan cho đến khi các nốt thuỷ đậu bong tróc. 

Thuỷ đậu có lây không: Bệnh thuỷ đậu lây qua đường nào?

Con đường lây nhiễm của bệnh thuỷ đậu chủ yếu qua không khí, cụ thể như sau:

  • Thuỷ đậu lây qua đường hô hấp - phổ biến nhất. Virus Varicella Zoster tồn tại trong không khí khi người bệnh nói chuyện, hắt hơi, ăn uống,... Người bình thường khi ở chung không gian với người bệnh rất dễ bị lây nhiễm. Nếu chưa từng bị thuỷ đậu thì tỷ lệ phát bệnh lên tới 90%.
  • Thuỷ đậu lây qua tiếp xúc trực tiếp. Nếu trong thời kỳ đầu thuỷ đậu đang ủ bệnh (15 - 20 ngày), người khoẻ mạnh đụng chạm, sờ tay,... cùng bệnh nhân sau đó đưa lên mặt, vùng mũi miệng thì khả năng nhiễm bệnh là rất cao.
  • Thuỷ đậu lây qua tiếp xúc gián tiếp. Khi các vật dụng cá nhân, quần áo,... của người bệnh được vệ sinh cùng gia đình thì virus thuỷ đậu vẫn tồn tại có thể khiến cả gia đình bị lây bệnh. 
  • Thuỷ đậu lây từ mẹ sang con. Trong trường hợp thai phụ bị thuỷ đậu thì em bé sẽ bị lây nhiễm thuỷ đậu qua nhau thai. Hoặc bé sẽ bị nhiễm bệnh thuỷ đậu vài ngày sau khi sinh. Đây là ác mộng của tất cả các thai phụ vì hậu quả sảy thai, dị tật, biến chứng lên cả mẹ và con sẽ rất nặng nề và phổ biến hơn bình thường.

 Đường lây nhiễm của virus thuỷ đậu nằm dưới da và chủ yếu truyền qua đường hô hấp Đường lây nhiễm của virus thuỷ đậu nằm dưới da và chủ yếu truyền qua đường hô hấp

Thuỷ đậu khô rồi có lây nữa không?

Thuỷ đậu khô vẫn gây nhiễm bệnh, thậm chí lây nhiễm nhanh. Trong vòng 1 - 4 ngày trước khi có biểu hiện đến 1 tuần sau khi tất cả mụn thuỷ đậu đóng vảy là thời điểm virus thuỷ đậu vẫn có khả năng lây bệnh. Thuỷ đậu chỉ hết lây nếu như tất cả các nốt thuỷ đậu đóng vảy bắt đầu bong tróc và không có thêm mụn nước nào mới trên da.

Bị thuỷ đậu rồi có bị lây nữa không?

Rất hiếm, gần như là không có. Người bệnh đã bị thuỷ đậu rồi có miễn dịch thuỷ đậu suốt đời và không bị lây nhiễm. Tuy nhiên vẫn có 1% người trưởng thành bị tái nhiễm thuỷ đậu. Đồng thời, trẻ em dễ mắc thuỷ đậu khi hệ miễn dịch còn non yếu nên một số bé có thể mắc lại thuỷ đậu với triệu chứng nhẹ và thời gian khỏi bệnh nhanh hơn. 

Ai dễ bị lây thuỷ đậu nhất?

Thuỷ đậu có lây không? Bệnh thuỷ đậu dễ lây nhất cho trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch phát triển chưa toàn diện. Em bé 6 - 7 tháng tuổi là nhóm bị lây bệnh thuỷ đậu nhiều nhất. Khi hệ miễn dịch còn nhạy cảm nhưng trẻ em lại hiếu động, tò mò và tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh nên nguy cơ lây bệnh khá cao. Đồng thời, em bé hay được người lớn ôm, hôn cũng làm tăng khả năng bị bệnh của trẻ.  

Thuỷ đậu có lây không: Bệnh thuỷ đậu bao nhiêu ngày thì hết lây?

Bệnh thuỷ đậu lây nhiễm cao nhất vào 1 - 2 ngày trước khi phát ban và vẫn có thể khiến người khác bị lây bệnh trong 7 - 10 ngày sau đó. Cho đến khi các nốt thuỷ đậu bong tróc và không xuất hiện nốt mụn mới, thuỷ đậu mới không có khả năng lây nhiễm. 

Khả năng lây truyền của bệnh thuỷ đậu có thể dài hơi hơn, kéo dài trên 10 ngày đối với các đối tượng có vấn đề bất thường về hệ miễn dịch. Có thể kể đến như bệnh nhân HIV, thai phụ, trẻ sơ sinh, người mắc bệnh tự miễn, người bị rối loạn miễn dịch,...

Xem thêm:

Thời gian lây bệnh thuỷ đậu: Bệnh thuỷ đoạn lây trong giai đoạn nào?

  • Thuỷ đậu lây trong thời gian ủ bệnh (10 - 21 ngày)
  • Thuỷ đậu lây trong giai đoạn phát bệnh (3 - 5 ngày) là giai đoạn có tỷ lệ lây nhiễm thuỷ đậu cao nhất.
  • Thuỷ đậu lây sau khi phát bệnh (7 - 10 ngày), virus thuỷ đậu vẫn có khả năng lây nhiễm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh thuỷ đậu dù ngứa nhưng cũng không được gãi, tránh gây ra bội nhiễm, biến chứng viêm da.

Bên cạnh đó, thời gian lây bệnh của bệnh nhân thuỷ đậu còn phụ thuộc vào việc họ đã tiêm vắc xin hay chưa. 

  • Thời gian lây bệnh của người chưa tiêm vắc xin thuỷ đậu: trước khi phát ban từ 1 - 2 ngày.
  • Thời gian lây bệnh của người đã tiêm vắc xin thuỷ đậu: khoảng một tháng bao gồm cả thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh và hồi phục cho tới khi các vết thuỷ đậu cũ bong hết và không xuất hiện thêm mụn nước mới. 

Nhiều người bệnh thắc mắc “thuỷ đậu dễ lây nhất khi nào?”. Trên thực tế, đối với đa số ca bệnh thuỷ đậu, thời gian dễ lây nhiễm nhất là 1 - 2 ngày trước khi phát ban thuỷ đậu. 

Các cách phòng tránh: Làm sao để không bị lây thuỷ đậu?

Mặc dù câu trả lời của “thuỷ đậu có lây không” là có, rất dễ lây nhiễm và có thể xảy ra các biến chứng nguy hiểm nhưng bệnh thuỷ đậu hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bạn có thể chủ động phòng tránh bệnh thuỷ đậu bằng các cách hữu hiệu nhất, bao gồm:

  • Hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh. Trong trường hợp bất khả kháng phải đeo khẩu trang, kính, không để lộ tay chân.
  • Sát trùng các vật dụng và không gian chung, vệ sinh quần áo, đồ dùng riêng
  • Súc miệng nước muối hàng ngày, rửa tay xà phòng thường xuyên 
  • Chủ động tiêm vắc xin phòng tránh thuỷ đậu

Trong đó, phương pháp hữu hiệu nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh thuỷ đậu. Cơ chế của vắc xin thuỷ đậu chứa một lượng nhỏ virus thuỷ đậu đã làm suy yếu. Khi được tiêm vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ được kích thích gần như ngay lập tức để sinh ra kháng thể virus. Do đó, nếu sau này tác nhân gây bệnh tấn công, cơ thể chúng ta sẽ nhanh chóng nhận biết và tiêu diệt mầm bệnh thuỷ đậu. 

Tiêm phòng thuỷ đậu hỗ trợ người bình thường, thai phụ, trẻ sơ sinh,... rất nhiều vì nó bảo vệ cơ thể và giảm tối đa khả năng mắc các biến chứng nguy hiểm của bệnh. 

Vì sao nên tiêm phòng thuỷ đậu tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông?

Để phòng bệnh thuỷ đậu hiệu quả, Trung tâm Tư vấn & Tiêm chủng BVĐK là địa chỉ được nhiều bệnh nhân gửi gắm niềm tin, bởi: 

  • Nguồn vắc xin thuỷ đậu nhập khẩu từ nước ngoài, đã được kiểm định y tế: 02 loại vắc xin phòng thuỷ đậu là Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) cho cả người lớn và trẻ em
  • Quy trình thăm khám đầy đủ, khám sàng lọc và tư vấn cho bệnh nhân trước khi thực hiện. Sau khi tiêm 30 phút, bệnh nhân được theo dõi, kiểm tra lại các chỉ số.

Bác sĩ khám cho bệnh nhi trước khi tiêm phòng thuỷ đậu tại BVĐK Phương ĐôngBác sĩ khám cho bệnh nhi trước khi tiêm phòng thuỷ đậu tại BVĐK Phương Đông

  • Đa dạng gói tiêm, đặt lịch dễ dàng, thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian với chi phí ổn định. 
  • Lưu giữ lịch tiêm online, nhắc lịch tiêm tự động với các gói tiêm nhắc lại nhiều lần. 
  • Đội ngũ y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về tiêm chủng, thực hiện tiêm nhanh chóng, chuẩn xác và không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi “thuỷ đậu có lây không”. Tất cả người dân nên thực hiện tiêm phòng thuỷ đậu đúng liều lượng, đúng thời gian để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình!

Để đặt lịch thăm khám và tìm hiểu thêm về đậu mùa và thuỷ đậu, bệnh nhân có thể liên hệ hotline 19001806 để được đội ngũ của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông hỗ trợ kịp thời!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

172

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám