Tiêu chảy mãn tính và phương pháp phòng tránh

Thiên Hương

03-01-2023

goole news
16

Tiêu chảy mãn tính có thể gây ra những tác hại nguy hiểm đến hệ miễn dịch của con người. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ giúp bạn trang bị những thông tin cần thiết về nguồn bệnh và các phương pháp chữa trị khi mắc bệnh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

 Tiêu chảy mãn tính là gì?

Đây là quá trình đi ngoài có phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày và kéo dài hơn 4 tuần liền. Gây ra những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe cơ thể và thậm chí là đe dọa đến tính mạng của con người. Theo một vài thống kê cho thấy thì khoảng từ 1- 4% người lớn đã mắc bệnh tiêu chảy mãn tính.

Tiêu chảy mãn tính vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.

Tiêu chảy mãn tính vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe.

Những nguy hiểm mà tiêu chảy mãn tính mang lại

Bệnh có ảnh hưởng nghiêm trọng tới tổng thể sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Nếu tình trạng bệnh kéo dài, trong họ sẽ hình thành tâm lý sợ phải đi vệ sinh, cơ thể luôn cảm thấy căng thẳng và thậm chí là mất ăn, mất ngủ dần dẫn tới chứng suy nhược, rối loạn dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng

Tiêu chảy mãn tính có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, cản trở quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Hơn hết, suy dinh dưỡng khiến hệ miễn dịch suy giảm, cùng các tác nhân gây bệnh khác làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Người bệnh sẽ bị suy nhược, ít ăn uống, sụt cân và dễ mắc những bệnh nhiễm trùng. Trẻ em mắc bệnh thường còi cọc, ốm yếu, khó lên cân.

Ở tình trạng nguy hiểm hơn, nếu không có cách xử lý kịp thời, để quá trình tiêu chảy kéo dài, người bệnh có thể bị suy kiệt nhanh chóng và cơ thể dần bị hao hụt nước, các chất điện giải,... Khả năng tồi tệ nhất có thể xảy ra là khi thận bị suy yếu, bệnh nhân có thể bị sốc phản vệ và dẫn tới tử vong.

Tình trạng tiêu chảy kéo dài gây suy dưỡng, kém ăn.

Tình trạng tiêu chảy kéo dài gây suy dưỡng, kém ăn.

Mất nước

Đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày làm cơ thể mất đi một lượng nước lớn. Sự mất nước trầm trọng nếu không được điều trị có thể đe dọa đến tính mạng người. Dấu hiệu mất nước như khát nước nhiều hơn, nước tiểu ít sẫm màu, da khô hơn, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. 

Ở tình trạng nặng có thể gây rối loạn thần kinh bao gồm các triệu chứng như lơ mơ, li bì, thậm chí là hôn mê. Do đó, người bệnh cần chú ý bù nước thường xuyên đề phòng trường hợp mất nước xảy ra. Đối với tình trạng mất nước nhẹ có thể bù bằng nước lọc hoặc các dung dịch khác như oresol, nước trái cây, nước canh…

Rối loạn chất điện giải 

Thành phần điện giải chính trong cơ thể gồm natri, canxi, chloride, magie, kali, bicacbonat và photphat. Tiêu chảy khiến rối loạn điện giải do mất chất điện giải qua dịch nôn mửa hoặc phân, gây ra các hậu quả nguy hiểm như: hạ natri trong máu có thể gây buồn ngủ, co giật; hạ kali trong máu gây yếu cơ, chuột rút gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim mạch và hệ thần kinh.

Các biểu hiện khi mắc bệnh tiêu chảy mãn tính

Với người mắc bệnh sẽ có những đợt tiêu chảy không nhất thiết phải kéo dài liền mạch, có thể có những đợt đã tạm ngừng nhưng sau đó lại tiếp tục tái phát. 

Những biểu hiện thường gặp của tiêu chảy mãn tính như:

  • Đi ngoài có phân dạng lỏng rất nhiều lần trong ngày.
  • Phân có chứa nhiều nước hoặc có thể sệt.
  • Có khi phân bị lẫn máu hoặc sủi bọt .
  • Một vài dấu hiệu đi kèm như là đau bụng nhiều hoặc thậm chí là nôn mửa và sốt.

Đau bụng kéo dài có khả năng là biểu hiện của tiêu chảy mãn tính.

Đau bụng kéo dài có khả năng là biểu hiện của tiêu chảy mãn tính.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy mãn tính

Có rất nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy, sau đây là một số các tác nhân tiêu biểu: 

Do chế độ ăn uống

  • Sử dụng quá nhiều rượu hoặc các chất có chứa hàm lượng caffein, điều này có thể gây đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Khi hạn chế sử dụng các chất trên, bệnh sẽ được cải thiện và chấm dứt sớm hơn.
  • Một vài chất tạo ngọt nhân tạo bao gồm mannitol, fructose, sorbitol,... có trong những sản phẩm bánh kẹo hay nước ngọt là tác nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy. 

Bị dị ứng

Người mắc Celiac thường rất nhạy cảm với các chất gluten - thành phần chính của bột mì nên dễ gây tiêu chảy và sụt cân. Người bệnh không được dung nạp lactose sẽ dễ bị tiêu chảy khi họ uống sữa.

Sử dụng thuốc

Tiêu chảy mãn tính cũng có thể một phần là do tác dụng phụ khi dùng một vài loại thuốc như:

  • Các thuốc kháng sinh: amoxicillin, ampicillin…
  • Thuốc chống bệnh trầm cảm.
  • Thuốc kháng axit chứa hàm lượng magie.
  • Thuốc ức chế việc bơm proton.
  • Hóa chất phục vụ điều trị ung thư.
  • Một số thảo dược có tác dụng nhuận tràng tự nhiên.

Tác dụng phụ của một vài loại thuốc ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Tác dụng phụ của một vài loại thuốc ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Do bị nhiễm trùng

Trong một vài trường hợp, các vi trùng hay ký sinh trùng đường ruột như: lỵ amip, lỵ trực khuẩn,... gây ra hiện tượng tiêu chảy kéo dài. Khi đó, người bệnh cần thực hiện quá trình xét nghiệm phân để phát hiện ký sinh trùng và điều trị kịp thời.

Hội chứng viêm ruột (IBD)

Hai trường hợp phổ biến nhất là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Các triệu chứng cơ bản mà bệnh lý gây ra ở người bệnh không chỉ khiến hệ tiêu hóa rối loạn mà còn xuất hiện các biểu hiện sốt, mệt mỏi, buồn nôn, có máu trong phân,...

Một vài nguyên nhân khác

  • Triệu chứng ruột kích thích (IBS) : Các chức năng ở ruột già bị rối loạn gây tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Rối loạn nội tiết tố: Chứng đái tháo đường dẫn đến các vấn đề rắc rối về đại tiện.
  • Sau phẫu thuật: Tiêu chảy có khả năng là một biến chứng xuất hiện sau một số loại phẫu thuật ở bụng hay ống tiêu hóa.
  • Các khối u tiết ra chất gây tiêu chảy.

Phương pháp điều trị tiêu chảy mãn tính

Để ngăn ngừa bệnh một cách hiệu quả, người bệnh cần phải chú ý giải quyết 3 vấn đề sau:

Điều trị triệu chứng, giảm đi ngoài, đau bụng

Thuốc cầm đi ngoài có thể được sử dụng như một biện pháp ngăn ngừa ngắn hạn tạm thời. Một số thuốc như: diphenoxylate-atropine,bismuth, loperamide… Octreotide có thể được dùng cho bệnh nhân tiêu chảy nặng nhưng cần dưới sự định hướng, kê đơn, phác đồ điều trị phù hợp của bác sĩ. 

Tuy nhiên, không nên lạm dụng  các loại thuốc trị tiêu chảy mãn tính này trong thời gian dài thường xuyên.

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân và được điều trị đúng cách kịp thời để giải quyết tận gốc tiêu chảy mãn tính. Ví dụ, các trường hợp tiêu chảy do bị nhiễm trùng cần phải uống thuống kháng sinh. Đối với những người mắc Crohn hay bị viêm loét đại tràng sẽ được theo dõi lâu dài và điều trị theo lộ trình nhất định. 

Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy là do chế độ ăn uống hoặc bị dị ứng thực phẩm nào đó, người bệnh cần theo dõi và loại bỏ những thức ăn chứa mầm mống gây bệnh để giải quyết được tình trạng này.

Phòng ngừa biến chứng, tái phát nếu có

Tiêu chảy mãn tính ở trường hợp nặng nhất có thể để lại biến chứng nghiêm trọng. Các tình trạng tiêu biểu bao gồm: mất nước, suy dinh dưỡng và rối loạn điện giải. Do đó, khi phát hiện bản thân có những biểu hiện trên cần phải đảm bảo bù đủ nước và điện giải kịp thời cho cơ thể đề phòng biến chứng. 

Trong trường hợp bệnh nhân không thể uống được hay tiêu chảy khiến tình trạng mất nước trở nên nặng hơn cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để truyền dịch đường tĩnh mạch. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tiêu chảy, một chế độ cung cấp dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh cũng vô cùng quan trọng để có thể hồi phục nhanh chóng và đề phòng suy dinh dưỡng cho người bệnh.

Kết hợp chế độ ăn uống với hoa quả tươi chín để tăng đề kháng.

Kết hợp chế độ ăn uống với hoa quả tươi chín để tăng đề kháng.

Theo đó, người bệnh có thể giải quyết các nguyên nhân gây tiêu chảy bằng những cách như:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, rượu, bia…
  • Tránh sử dụng nhiều đường sữa hoặc các chất tạo ngọt nhân tạo.
  • Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy là do dị ứng với thành phần gluten trong bột mì, lactose trong sữa... bệnh nhân cần tránh dùng những chế phẩm có các chất này.
  • Nếu nguyên nhân gây tiêu chảy là do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc có chứa magie, ... cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để được khám và kê đơn thuốc phù hợp kịp thời.
  • Kết hợp dùng sữa chua được lên men bằng các vi khuẩn có lợi, hoặc sữa đậu nành đối với những bệnh nhân bị dị ứng protein sữa bò hoặc kém dung nạp lactose.
  • Sử dụng các hoa quả tươi chín như chuối, táo, ổi,... đảm bảo cung cấp đầy đủ vitamin cho người bệnh để ổn định tình trạng tiêu chảy kéo dài.
  • Tiến hành điều trị các bệnh lý gây tiêu chảy kéo dài liên tục như cường giáp, đái tháo đường.
  • Có thể sử dụng các loại thuốc đã được bác sĩ kiểm định như oresol bù nước, bismuth cầm tiêu chảy,....

Chúng tôi hy vọng những thông tin được đề cập trong bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ được những vấn đề liên quan đến triệu chứng tiêu chảy mãn tính và có được những phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Trong trường hợp tình trạng vẫn còn tiếp diễn và có những biểu hiện nặng hơn thì cần đưa bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được tư vấn và điều trị hiệu quả.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

985

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

[Giải đáp] Sốt xuất huyết bị tiêu chảy do đâu? Cách xử lý dứt điểm

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn khi được điều trị đúng cách.

19001806 Đặt lịch khám