Giải đáp thắp mắc: Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Phan Thị Hoàn

25-06-2024

goole news
16

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin? Phụ nữ mang thai mắc tiểu đường type 1 và type 2 thường cần tiêm insulin. Quá trình này giúp điều trị và duy trì ổn định mức glucose trong máu để hạn chế những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường là tình trạng mà mức đường huyết tăng do sự rối loạn trong dung nạp glucose do thiếu insulin, kháng insulin hoặc cả hai. Tiểu đường thai kỳ được phân loại thành hai nhóm chính, như sau:

  • Tiểu đường mang thai

Tiểu đường mang thai là tình trạng mà mức đường huyết tăng lên đáng kể, đạt mức đủ để chẩn đoán là tiểu đường. Thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ và thường tự hết sau khi sinh con.

  • Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một trạng thái có mức đường huyết cao hơn so với tiểu đường mang thai. Nó khác biệt với tiểu đường mang thai bởi nó phát triển trong thời gian mang thai và thường tự giảm xuống sau khi sinh con.

Bệnh tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể của thai phụ không sản xuất đủ insulin để đưa glucose trong máu vào các tế bào để sử dụng làm năng lượng. Insulin là hormone quan trọng giúp điều hòa mức đường huyết. 

Trong quá trình mang thai, cơ thể phụ nữ sản xuất nhiều hormone hơn bình thường và có xu hướng tăng cân, điều này có thể làm giảm sự hiệu quả của insulin, gây ra hiện tượng kháng insulin.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách nào?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng mà mức đường huyết của thai phụ cao hơn mức bình thường. Hiện nay, không có phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh này, tuy nhiên các mẹ bầu có thể phòng tránh và kiểm soát bệnh bằng cách sử dụng máy đo tiểu đường để mẹ bầu có thể tiện theo dõi định kỳ. 

Ngoài ra, khi bị tiểu đường, các mẹ bầu vẫn có thể kiểm soát bệnh bằng thuốc uống hoặc tiêm insulin. Vậy tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin và cách sử dụng như thế nào hiệu quả. 

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách tiêm insulin.

Điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ bằng cách tiêm insulin.

Bị bệnh tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Tiểu đường thai kỳ tiêm insulin khi nào là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, liệu pháp này nên tuân theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. Mỗi cơ thể và tình trạng sức khỏe của thai phụ đều khác nhau, do đó, không nên tự ý thực hiện điều này trước khi có chỉ định từ Bác sĩ điều trị.

Theo TTUT BS CKII Nguyễn Thị Bích Ngọc - Khoa phụ Sản tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết, phụ nữ mang thai mắc tiểu đường type 1 và type 2 thường cần tiêm insulin để duy trì kiểm soát đường huyết trong suốt thai kỳ. Đối với phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ, sau khi thực hiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập và điều trị trong khoảng 2 tuần mà không đạt được mục tiêu điều trị. Nếu chỉ số đường huyết tăng quá cao, Bác sĩ sẽ khuyên phải cân nhắc sử dụng insulin.

Dựa trên mức độ glucose huyết, thời điểm tăng đường huyết và tình trạng kháng insulin, Bác sĩ sẽ lập phác đồ tiêm insulin phù hợp. Trong những trường hợp thai phụ gặp các biến chứng nghiêm trọng như tăng đường huyết nặng, sút cân không rõ nguyên nhân… Bác sĩ sẽ hội chẩn và sử dụng insulin theo chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa. Quá trình này giúp điều trị và duy trì ổn định mức glucose trong máu.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin?

Nếu chị em có các thắc mắc nào thì quý khách hàng có thể gọi đến hotline 1900 1806 của Phương Dông hoặc để lại thông tin tại phần Đặt lịch khám để được hỗ trợ kịp thời.

Tiểu đường thai kỳ tiêm insulin có hại cho em bé không?

Bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin, một số mẹ bầu cũng quan tâm liệu việc sử dụng insulin có gây hại cho em bé trong bụng không. Theo TTUT BS CKII Nguyễn Thị Bích Ngọc, insulin là loại thuốc điều trị duy nhất và hoàn toàn an toàn, không gây tổn hại đến thai nhi. 

Tuy nhiên, việc sử dụng insulin đối với thai nhi cần thực hiện chuẩn xác và được theo dõi chặt chẽ. Một số trường hợp thai phụ có thể gặp phải dị ứng, hạ đường huyết, nhiễm trùng tại vị trí tiêm sau khi tiêm insulin.

Các mẹ bầu cần lưu ý tuân thủ chỉ định tiêm insulin một cách chính xác, không được ngừng tiêm hoặc thay đổi liều lượng mà chưa có sự đồng ý của Bác sĩ. Việc này rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Khi tiêm insulin, các mẹ bầu cần kiểm tra đường huyết ít nhất 4 lần mỗi ngày: khi thức dậy, trước và sau mỗi bữa ăn chính (khoảng từ 1 đến 2 giờ sau bữa ăn). Sau đó, nên ghi chép kết quả chi tiết và tiến hành theo dõi như sau:

  • Chỉ số tiểu đường bình thường khi thai phụ ở trạng thái đói và trước bữa ăn chính là dưới 95mg/dl. 
  • Chỉ số đường huyết bình thường 1 giờ sau bữa ăn là dưới 140mg/dl. 
  • Chỉ số đường huyết bình thường 2 giờ sau bữa ăn là dưới 120mg/dl. 

Nếu các chỉ số đường huyết có bất thường, các mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống, luyện tập và liên hệ ngay bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

Tiểu đường thai kỳ tiêm insulin có hại cho em bé không?

Tiểu đường thai kỳ tiêm insulin có hại cho em bé không?

Những lưu ý khi tiêm insulin

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng insulin là phương pháp rất quan trọng để kiểm soát mức đường huyết và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về khi nào cần tiêm insulin trong tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:

Liều tiêm insulin cho bà bầu

  • Mẹ bầu không nên tự tiêm, ngừng hoặc điều chỉnh liều lượng insulin mà không có sự đồng ý từ các Bác sĩ chuyên khoa. 
  • Việc tiêm insulin không đúng liều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Cần kiểm tra đường huyết 

  • Để kiểm soát được lượng đường trong máu, mẹ bầu nên thực hiện thói quen kiểm tra đường huyết thường xuyên và ghi chép kết quả một cách cẩn thận. 
  • Nếu phát hiện lượng đường trong máu biến đổi quá bất thường trong các hoạt động hằng ngày, cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin phù hợp cho bà bầu.

Thay đổi vị trí tiêm insulin cho thai phụ

  • Không nên tiêm insulin vào cùng một vị trí quá nhiều lần để tránh tình trạng loạn dưỡng mỡ. 
  • Nếu xảy ra tình trạng này, mỡ dưới da có thể bị phá hủy, dẫn đến hình thành các khối u có thể làm giảm quá trình hấp thụ insulin trong cơ thể.

Cần thay đổi vị trí tiêm insulin cho thai phụ.

Cần thay đổi vị trí tiêm insulin cho thai phụ.

Vệ sinh da

  • Trước khi tiêm insulin, hãy sử dụng bông tẩm cồn để làm sạch vùng da xung quanh vị trí cần tiêm. Ngoài ra, thai phụ cần phải rửa tay sạch bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.

Ăn sau tiêm

  • Insulin có tác dụng nhanh và nên được tiêm vào cơ thể ngay sau khi ăn để phát huy tác dụng ngay lập tức. Do đó, mẹ bầu không cần chờ thuốc ngấm trước khi ăn.
  • Ngược lại, nếu như việc bổ sung thức ăn chậm sau khi tiêm insulin có thể làm giảm đường huyết trong máu. 
  • Nếu chưa kịp ăn sau khi tiêm insulin, hãy sử dụng một viên đường glucose, một miếng mận khô hoặc vài thanh kẹo để đảm bảo không giảm đường huyết trong máu.

Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin. Với những thông tin vô cùng hữu ích sẽ giúp bạn quản lý thai kỳ của mình một cách an toàn và khỏe mạnh. Ngoài ra nếu như bạn còn có bất cứ thắc mắc gì về các bệnh sản phụ khoa hãy liên hệ ngay tới Bệnh viện Đa khoa Phương Đông ngay hôm nay qua hotline 1900 1806, để được Bác sĩ chuyên khoa tư vấn, thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả nhất nhé. 

Phương Đông luôn sẵn lòng phục vụ quý khách!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,906

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTUT.BS.CKII

NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

Khoa Phụ Sản
19001806 Đặt lịch khám