Tiểu đường type 2: Nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng

Nguyễn Thị Vân Anh

15-07-2022

goole news
16

Bệnh tiểu đường type 2 là một trong những bệnh mạn tính thường gặp ở người 40 tuổi trở lên. Bệnh lý diễn biến âm thầm và ít biểu hiện, bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin giúp quý độc giả tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi không may mắc tiểu đường tuýp 2.

Tổng quan về tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 là bệnh lý mạn tính làm rối loạn chuyển hóa glucose, suy giảm chức năng tế bào beta của kháng insulin và tuyến tụy. Tăng glucose trong một thời gian dài sẽ gây ra những rối loạn chuyển hóa protein, carbohydrate, lipid, tổn thương nhiều cơ quan đặc biệt là gan, thận, tim, mắt, thần kinh. Trong giai đoạn đầu, biểu hiện của bệnh khá mơ hồ và nếu không theo dõi, thăm khám, người mắc chỉ nhận ra khi đã xuất hiện biến chứng.

Tiểu đường type 2 là bệnh lý mãn tính đang có xu hướng trẻ hóaTiểu đường type 2 là bệnh lý mãn tính đang có xu hướng trẻ hóa

Những năm gần đây, đái tháo đường type 2 không chỉ gặp ở người lớn tuổi mà còn gặp ở người trẻ có lối sống không lành mạnh. Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh là có sự tương tác trong yếu tố gen và yếu tố môi trường. Cụ thể:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh.
  • Chế độ ăn hướng tăng tinh, giảm chất xơ gây tình trạng dư thừa năng lượng.
  • Chế độ ăn uống,chất lượng thực phẩm không đảm bảo.
  • Lười hoạt động thể chất.

Như vậy có thể thấy, tiểu đường tuýp 2 là căn bệnh cần được quan tâm, trang bị kiến thức phòng tránh, phát hiện sớm. Đáng lưu ý khi hiện tại bệnh lý chưa có thuốc đặc trị, người mắc chỉ có thể cố gắng giữ mức đường huyết ổn định thông qua sử dụng thuốc, chế độ ăn uống, tập luyện và nghỉ ngơi.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Glucose là một chất cần thiết cho cơ thể, chúng có trong thực phẩm ăn hàng ngày, đóng vai trò là nguồn năng lượng cho các tế bào và được dự trữ trong gan tạo glycogen. Khi biếng ăn, lượng glycogen trong máu hạ thấp khiến gan ly giải những glycogen thành glucose để cân bằng lại lượng đường trong máu. Nhờ đó, máu vận chuyển glucose đến các mô giúp hấp thụ glucose một cách trực tiếp không cần sự hỗ trợ của hormone sản xuất bởi tuyến tụy (insulin) sẽ khiến glucose được hấp thụ vào tế bào. Lâu dần khiến đường huyết giảm, đồng thời khi đó tuyến tụy cũng giảm sản xuất insulin.

Có thể thấy, glucose không thể đi vào tế bào cung cấp năng lượng cho cơ thể do quá trình trao đổi chất bất thường, dẫn đến lượng đường vẫn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này kéo dài khiến lượng đường trong máu tăng gây tiểu đường.

Tiểu đường tuýp 2 căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi Tiểu đường tuýp 2 căn bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi 

Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ, một số trường hợp được ghi nhận bệnh có di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng béo phì cũng được chứng minh là có liên kết chặt chẽ với khả năng mắc bệnh lý. Tuy nhiên không phải ai thừa cân cũng mắc đái tháo đường type 2.

Một số yếu nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường type 2 gồm:

  • Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh hoặc bản thân đã từng tiểu đường khi mang thai, có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch.
  • Người ít hoạt động thể lực, thường xuyên tăng huyết áp.
  • Bị rối loạn đường huyết đói hay dung nạp đường.
  • Nữ giới mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

Tổng hợp các triệu chứng thường gặp

Các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường thay đổi ít nhiều theo mức độ và tình trạng. Đôi khi rất nhẹ, thậm chí không triệu chứng rõ ràng khiến người mắc khó phát hiện, tới khi có biến chứng mới bắt đầu thăm khám và điều trị.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 diễn biến âm thầm và phát triển nhiều trong một thời gian dài. Hầu hết bệnh nhân không gặp những triệu chứng rõ ràng như type 1 nên khó phát hiện. Bệnh có thể vô tình được phát hiện qua xét nghiệm glucose hoặc có những biến chứng như nhiễm trùng vết thương lâu lành. Một số dấu hiệu nghi ngờ cần thăm khám, làm xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác gồm:

  • Nhiễm trùng nấm men: Cả hai giới đều có thể gặp phải tình trạng này khi mắc bệnh tiểu đường. Nấm men ăn glucose, do đó sự tập trung nhiều glucose khiến nấm phát triển mạnh. Bệnh nhân có thể thấy nhiễm trùng ở bất kỳ nếp gấp ẩm trên da, ở giữa ngón tay, ngón chân, vùng ngực và thậm chí trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục.
  • Vết thương chậm lành: Lượng đường trong máu quá cao có thể gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu của toàn bộ cơ thể, gây tổn thương tới hệ thần kinh, khiến khó lành các vết thương.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2

Do ít có biểu hiện rõ ràng nên nhiều người sau khi bệnh đã tiến triển nặng mới phát hiện và điều trị. Chính vì thế, bạn nên duy trì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt nếu thuộc 5 đối tượng mắc bệnh tiểu đường type 2 sau:

  • Người trên 40 tuổi: Theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới, vào năm 2017, trên toàn cầu có 425 triệu người mắc bệnh lý độ tuổi 20 - 79. Dự báo năm 2045, con số này sẽ tăng lên 630 triệu người.
  • Người thừa cân hoặc béo phì: Đây là nhóm người dễ mắc bệnh nhất trong các đối tượng nguy cơ cao bị đái tháo đường type 2. Nguyên nhân được lý giải là do cơ thể có nhiều mô mỡ, các tế bào kháng insulin dẫn đến việc dung nạp glucose kém.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2

  • Có người thân mắc bệnh tiểu đường: Gia đình, người thân có tiền sử mắc đái tháo đường dễ khiến các thành viên thế hệ tiếp theo bị mắc bệnh. Nếu cảm thấy nghi ngờ về tình trạng bệnh của mình, hãy tới cơ sở y tế để kiểm tra tổng quát.
  • Huyết áp cao: Trong 5 nhóm đối tượng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2, bệnh huyết áp cao có mối liên kết trực tiếp với bệnh đái tháo đường. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Oxford đã tiến hành trên 4 triệu người và đưa ra kết quả, những người huyết áp cao dễ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn so 70% so với người có mức huyết áp ổn định.
  • Đái tháo đường thai kỳ: Bệnh tiểu đường thai kỳ khá phổ biến và đôi khi chiếm 3% - 20% số trường hợp mang thai. Nếu chẩn đoán kịp thời, thai phụ vẫn có thể mang thai bình thường và bé con được sinh ra khỏe mạnh. Vì thế, mẹ bầu được khuyên nên đi thăm khám đúng hẹn, tuân thủ thói quen, lối sống lành mạnh và chỉ định của bác sĩ trong quá trình mang thai.

Biến chứng nguy hiểm thường gặp ở tiểu đường type 2

Glucose trong máu tăng cao dẫn đến những vấn đề về thần kinh, tim mạch, thận, mắt. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra ở người bệnh:

Biến chứng cấp tính

Một vài biến chứng cấp tính thường gặp như:

  • Nhiễm toan ceton: Tình trạng nhiễm độc do toan huyết gây ra, nồng độ axit trong máu tăng đều là sản phẩm của quá trình chuyển hóa dang dở, khi thiếu insulin. Người bệnh có thể tử vong ngay khi không được cấp cứu kịp thời.
  • Tăng áp suất thẩm thấu: Áp lực thẩm thấu qua thành mạch tăng cao sẽ làm bệnh nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Lúc này, người bệnh có nguy cơ tử vong cao khi không được cấp cứu kịp thời.
  • Glucose trong máu thấp: Hiện tượng xảy ra khi đường huyết giảm xuống 3.6mmol/l. Nguyên nhân có thể do ăn uống kiêng khem không đúng cách, dùng thuốc quá liều, luyện tập quá sức, nghiện bia rượu. Với tình trạng này, dấu hiệu mệt mỏi, run chân tay, đói cồn cào, choáng. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái hôn mê.

Biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường type 2 rất nguy hiểmBiến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường type 2 rất nguy hiểm

Biến chứng mạn tính

Một số biến chứng mạn tính có thể xảy ra khi mắc tiểu đường tuýp 2 là:

  • Biến chứng tim mạch: Bệnh tiểu đường type 2 làm gia tăng nguy cơ bị huyết áp cao, xơ vữa động mạch, trụy tim, gây bại liệt và tử vong.
  • Biến chứng thận: Tiểu đường gây ảnh hưởng đến mạch máu nhỏ bên trong thận làm cản trở các hoạt động của thận, thậm chí có thể gây suy thận. 
  • Biến chứng thần kinh: Tổn thương thần kinh là biến chứng sớm của bệnh, dấu hiệu thường là teo cơ, tê bì chân tay, mất cảm giác, sụp mi,... Ngoài ra, còn một số biến chứng khách như làm liệt bàng quang, nhồi máu cơ tim, liệt dương.
  • Biến chứng khi mang thai: Nếu thai phụ mắc bệnh trong quá trình mang thai sẽ dẫn đến nguy cơ hạ glucose đột ngột ở trẻ. Ngoài những vấn đề nói trên thì đái tháo đường còn ảnh hưởng đến khớp, não, giảm trí nhớ,...

Phương pháp chẩn đoán tiểu đường tuýp 2

Những chỉ số quan trọng trong việc chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 bao gồm:

  • Xét nghiệm Hemoglobin A1C: Chẩn đoán nhằm xác định lượng đường huyết trung bình của bệnh nhân trong vài tháng. Lượng Hemoglobin A1C càng cao thì lượng đường trong máu sẽ càng cao.
  • Xét nghiệm đường huyết: Khi đói bệnh nhân sẽ được chỉ định nhịn ăn qua đêm, nếu chỉ số này cao hơn so với bình thường thì người bệnh đã mắc đái tháo đường type 2.

Xét nghiệm glucose trong máu giúp chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2Xét nghiệm glucose trong máu giúp chẩn đoán đái tháo đường tuýp 2

  • Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, thực hiện nhằm chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống: Khi đã nhịn đói qua đêm, phương pháp này sẽ được tiến hành, người nghi ngờ mắc tiểu đường tuýp 2 được uống chất lỏng có chứa đường. Sau đó, nhân viên y tế sẽ tiến hành kiểm tra lượng đường để đưa ra chẩn đoán. Nghiệm pháp cũng được thực hiện để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.

Điều trị tiểu đường tuýp 2 như thế nào?

Cách điều trị tiểu đường type 2 bao gồm sự kết hợp giữa chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh, thói quen tập thể dục thường xuyên và điều trị bằng thuốc. Có 5 biện pháp điều trị chính của bệnh tiểu đường tuýp 2 gồm:

Chế độ dinh dưỡng

Không có chế độ ăn giống nhau cho tất cả người bệnh tiểu đường cũng như không có thực phẩm nào là cấm tuyệt đối với người bệnh. Tuy nhiên, bạn nên tránh các loại thực phẩm làm đường huyết tăng cao, gây ảnh hưởng tới huyết áp và mỡ máu. Nguyên tắc chung là bữa ăn của người bệnh cần phối hợp cân đối các thành phần chất dinh dưỡng là chất béo, chất bột đường, chất đạm, chất khoáng, chất xơ và vitamin A, C, E.

Tập luyện thể dục, thể thao

Tập thể dục có thể duy trì cân nặng phù hợp và ngăn tích tụ mỡ thừa. Khi hoạt động thể chất giúp đốt cháy calo, hoạt động càng mạnh thì càng nhiều calo bị đốt cháy. Điều này rất cần thiết đối với người bị tiểu đường tuýp 2. Các bài tập thể dục đi bộ, chạy bộ, bơi lộn, tập thể dục toàn thân giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện đường huyết, giảm đề kháng insulin, bảo vệ tim mạch. 

Bệnh nhân đái tháo đường cần thường xuyên tập luyện thể dục, thể thaoBệnh nhân đái tháo đường cần thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao

Người bệnh cần chú ý, hoạt động tập thể dục có thể gây hạ đường huyết trong hoặc sau khi tập luyện. Nếu bạn vận động với cường độ cao, kéo dài thì cần ăn một bữa phụ nhẹ trước khi bắt đầu. Để ngăn ngừa hạ đường huyết, bạn nên đo chỉ số này trước khi tập luyện. Khi bị hạ đường huyết, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian tập luyện trước khi điều chỉnh chế độ ăn.

Theo dõi đường huyết

Tùy theo chỉ định của bác sĩ mà số lần và thời điểm bạn có thể thử đường huyết sẽ khác nhau. Nếu đang áp dụng cách điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng insulin thì bạn cần kiểm tra đường huyết nhiều lần trong ngày. Bất cứ khi nào người bệnh cảm thấy mệt mỏi hoặc có triệu chứng bất thường thì cần kiểm tra đường huyết ngay lập tức. 

Điều trị bằng thuốc

Cơ chế bệnh sinh của bệnh tiểu đường type 2 rất phức tạp. Vì vậy, có nhiều nhóm thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 theo những cơ chế tác động khác nhau. Người bệnh cần lưu ý, mỗi thuốc tác dụng theo cơ chế riêng biệt, có tác dụng phụ và chống chỉ định khac nhau. Do đó, người bệnh cần sự tham vấn của bác sĩ, tuân thủ theo chỉ định, không lạm dụng thuốc kê toa hay tự ý điều trị bệnh. 

Tùy theo tình trạng, thời gian mắc bệnh và biến chứng của bệnh mà bác sĩ chỉ định phối hợp các nhóm thuốc insulin và hạ đường huyết phù hợp. Một số loại thuốc điều trị type 2 phổ biến bao gồm:

  • Biguanides như metformin.
  • Sulfonylureas như gliclazide,glimepiride.
  • Thiazolidinediones như pioglitazone, rosiglitazone.
  • Thuốc ức chế alpha-glucosidase như miglitol, acarbose.
  • Thuốc ức chế ức chế DPP-4 như linagliptin hoặc alogliptin.
  • Meglitinides như repaglinide hay nateglinide.
  • Thuốc ức chế vận chuyển glucose sodium (SGLT) 2 như canagliflozin ,dapagliflozin,

Điều trị bệnh bằng phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị hỗ trợ dành cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bị béo phì nặng và không thể kiểm soát được ăn uống. Bác sĩ sẽ chỉ định thu nhỏ dạ dày cho bệnh nhân bởi khi dạ dày được thu nhỏ, lượng thức ăn sẽ giảm đi giúp người bệnh giảm cân và giảm đề kháng insulin. Tuy nhiên, giảm cân bằng tập luyện và ăn kiêng luôn được khuyến khích hơn phương pháp điều trị xâm lấn cơ thể này.

Chuyên gia giải đáp bệnh tiểu đường tuýp 2 có lây không?

Câu trả lời là không. Bệnh tiểu đường là tình trạng rối loạn tiêu hóa bên trong cơ thể. Bệnh không thể lây truyền từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc cơ thể, hắt hơi, qua đường máu hay bất kỳ phương tiện nào. Vậy nên, bạn sẽ không thể mắc bệnh đái tháo đường do lây nhiễm từ một người đã mắc bệnh hoặc truyền bệnh cho người xung quanh.

Biện pháp ngừa bệnh tiểu đường

Điều quan trọng với người tiểu đường type 2 là duy trì cân nặng hợp lý và cắt giảm lượng mỡ, tinh bột, đường trong khẩu phần ăn.

Người bệnh cần lên kế hoạch để có chế độ ăn uống hợp lý:

  • Giảm tinh bột, đường và chất ngọt, thay thế bằng chất đạm từ cá, thịt, trứng và rau xanh, hoa quả.
  • Lựa chọn những loại ngũ cốc còn nguyên màng cám, không nên ăn quá no có thể chia nhỏ các bữa ăn và nhai thật kỹ.
  • Hạn chế thức ăn giàu nội tạng, mỡ động vật.
  • Tăng cường khẩu hoa quả, rau trong mỗi bữa ăn.
  • Hạn chế ăn đồ mặn, nước ngọt có gas, bánh kẹo
  • Hạn chế tối đa chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, thuốc lá điện tử...

Người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng Người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng 

Tập luyện thể thao thường xuyên, đúng và phù hợp với thể trạng:

  • Đi bộ sau ăn khoảng 15 - 20 phút.
  • Với những bạn trẻ làm công việc văn phòng nên thường xuyên đứng dậy, đi lại nhẹ nhàng. Nếu có thể hãy đi thang bộ thay vì sử dụng thang máy.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về tiểu đường type 2. Đây là căn bệnh mãn tính, người bệnh phải chung sống với nó suốt đời. Nhưng với chế độ ăn uống lành mạnh cùng với thời gian luyện tập thể dục hợp lý sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng. Để đặt lịch khám tại BVĐK Phương Đông phòng ngừa bệnh, Quý khách vui lòng bấm số hotline 1900 1806.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
2,222

Bài viết hữu ích?

Chủ đề Tiểu đường

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông

TTƯT.ThS.BS Nội trú

NGUYỄN THỊ TƯỜNG VÂN

Trưởng Khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa Phương Đông
19001806 Đặt lịch khám