Một trong những bệnh lý đáng lo ngại đó là tinh hoàn ở trẻ sơ sinh bị xệ khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, phần bìu ở trẻ chảy xệ không rõ nguyên nhân.
Một trong những bệnh lý đáng lo ngại đó là tinh hoàn ở trẻ sơ sinh bị xệ khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, phần bìu ở trẻ chảy xệ không rõ nguyên nhân.
Trong giai đoạn sơ sinh, ba mẹ nên quan sát phần sinh dục của bé để nhanh chóng phát hiện ra những bất thường. Tinh hoàn ở trẻ sơ sinh bị xệ cũng khiến cho phụ huynh lo lắng, ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này. Tình trạng sa tinh hoàn hay xệ tinh hoàn là khi phần lớp da bao quanh bìu bị giãn ra và kéo tinh hoàn xệ xuống dài hơn kích thước bình thường.
Tinh hoàn ở trẻ sơ sinh bị xệ cũng khiến cho phụ huynh lo lắng
Thông thường tình trạng này xuất phát đi kèm với tình trạng lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp sa tinh hoàn ở trẻ sơ sinh hoặc ở độ tuổi thiếu niên. Một số nguyên nhân có thể xuất phát từ tình trạng bìu bị sai lệch, vậy nên để có hướng điều trị tốt nhất, nên đi thăm khám bác sĩ để được theo dõi.
Sa tinh hoàn ở trẻ em là khi tinh hoàn bị treo thấp hơn bình thường, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ:
Bệnh lý từ một số bệnh bẩm sinh do đám rối tĩnh mạch khiến vùng bìu bị giãn
Dấu hiệu sa tinh hoàn ở trẻ có thể dễ nhận thấy bằng mắt thường, kích thước tinh hoàn dài hơn và có cảm giác xệ xuống, không đều ở 2 bên hoặc là cả 2 bên đều chảy xệ. Một số trường hợp có thể quan sát thấy phần bìu bị biến dạng, khối phồng ở phía trên bị dồn xuống. Cụ thể:
Vùng bụng dưới đau, gây ra cảm giác đau, trẻ quấy khóc
Sa tinh hoàn gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của trẻ, gây lo lắng cho phụ huynh. Vậy nên, nếu như gặp những dấu hiệu bất thường của bệnh ở trẻ sơ sinh, nên đưa bé đến các cơ sở uy tín để thăm khám và xác định rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp:
Phẫu thuật là phương pháp duy nhất để cải thiện tình trạng tinh hoàn bị xệ
Bên cạnh tình trạng tinh hoàn bị xệ, trẻ sơ sinh có thể mắc phải một số bệnh lý cụ thể như sau:
Trong giai đoạn đầu của thai nhi, tinh hoàn của bé thường nằm ở ổ bụng, sau đó cùng với quá trình thai nhi phát triển của thai nhi, tinh hoàn sẽ dần di chuyển xuống bìu và nằm ở đây cho đến khi bé ra đời. Tinh hoàn bị ẩn là hiện tượng tinh hoàn nằm trên đường đi của nó, có thể ở bụng hoặc ống bẹn nhưng không di chuyển xuống bìu, kết quả là khi bé chào đời không thấy tinh hoàn trong bìu.
Tỷ lệ tinh hoàn bị ẩn chiếm khoảng 3% ở trẻ sơ sinh và chiếm đến 30% với những trẻ được sinh non khi tinh hoàn chưa kịp di chuyển xuống bìu. Ba mẹ có thể kiểm tra tinh hoàn của bé có bị ẩn hay không thông qua một số dấu hiệu sau:
Tinh hoàn bị ẩn do “kẹt” trên đường xuống bìu
Không giống như tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ, tinh hoàn ẩn rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tình trạng xoắn tinh hoàn, vô cùng hoặc ung thư tinh hoàn. Độ tuổi phù hợp để phẫu thuật tinh hoàn ẩn đó là khi bé trai được 1 tuổi.
Đây cũng là tình trạng khiến cho nhiều phụ huynh lo lắng, sợ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của bé. Để có thể kiểm tra dương vật của con có bé hay không, ba mẹ có thể đo từ gốc đến ngọn và không tính vùng mô mỡ tại mu, số đo dưới 1,9cm được xem là dương vật bé.
Trường hợp này nên đưa bé đi khám để kiểm tra nồng độ hormone, kiểm tra các bất thường về NST và gen. Bên cạnh đó, cũng thực hiện một số thử nghiệm để xem dương vật của con có đáp ứng với testosterone không, trường hợp không đáp ứng trong tương lai bé có thể gặp một số vấn đề liên quan đến giới tính.
Trường hợp dương vật bé nên đưa bé đi khám để kiểm tra nồng độ hormone
Một số bé có lỗ tiểu đúng với vị trí nhưng khi cương cứng lại cong sang một bên. Khi các bé còn nhỏ, có thể chưa có ý thức nhiều về vấn đề giới tính nên chưa thắc mắc về vấn đề này. Đến khi con dậy thì, bé sẽ có cảm giác mắc cảm, vậy nên cha mẹ cần lưu tâm và phát hiện sớm và đưa bé đi thăm khám mổ khi bé còn nhỏ.
Ba mẹ cần lưu tâm và phát hiện tình trạng dương vật cong để đưa bé đi thăm khám sớm
Tinh hoàn của trẻ tùy vào trường hợp có thể gây nguy hiểm hoặc không:
Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, bộ phận sinh dục của bé trai có thể có phần bìu hơi to nên nhiều cha mẹ sẽ cảm thấy bị xệ, tình trạng này không gây nguy hiểm, hơn nữa có thể cơ thể sơ sinh bé chưa hoàn thiện nên không đáng ngại. Cha mẹ nên kiểm tra bé có đủ 2 tinh hoàn không, có nằm đúng vị trí hay không bởi điều này báo hiệu những dấu hiệu nguy hiểm.
Bên cạnh đó, một số tình trạng trẻ sơ sinh có tinh hoàn bị xệ, nguyên nhân có thể là do hiện tượng tràn dịch tinh hoàn, chất dịch này có thể tự tiêu đi khi bé lớn lên, đa phần bộ phận sinh dục của bé trai sẽ trở về bình thường sau vài tháng tuổi.
Bộ phận sinh dục có thể có phần bìu hơi to nên nhiều cha mẹ lầm tưởng bị xệ
Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần lưu ý, tinh hoàn là nơi cung cấp, sản sinh ra tinh trùng để duy trì nòi giống với mục đích sinh sản. Vậy nên, nếu như có bất cứ biểu hiện khác thường nào, như sa tinh hoàn, chảy xệ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người. Có nhiều nguyên nhân gây ra tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ, đặc biệt có những nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý.
Trong trường hợp sa tinh hoàn kèm theo triệu chứng sưng, đau nhức cần đưa bé đi khám ngay. Cha mẹ không nên tự ý điều trị cho bé tại nhà mà cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám và điều trị.
Tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ có thể xuất phát từ tình trạng bệnh lý, thế nên cần thăm khám sớm và điều trị kịp thời. Bệnh Viện Đa Khoa Phương Đông tự hào có đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ đầu ngành, chuyên thăm khám và chữa các bệnh có liên quan đến sinh sản từ rất sớm. Bệnh viện có trang bị các máy móc y tế hiện đại, thực hiện các chẩn đoán và xét nghiệm có kết quả chính xác. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm khi để trẻ khám chữa bệnh tại đây.
Nếu trẻ chỉ bị tinh hoàn ẩn một bên, tại vị trí ống bẹn, trẻ có thể vẫn có số lượng tinh trùng bình thường. Còn đối với trường hợp, tinh hoàn của bé trai bị ẩn cả hai tại ống bẹn, có thể gây vô sinh.
Qua thông tin về tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ, cha mẹ có thể hiểu hơn về tình trạng này, từ đó có hướng điều trị thích hợp để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Phụ huynh cần đưa trẻ đi khám sớm nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, tránh ảnh hưởng đến con trẻ trong tương lai.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG
Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.
Tham vấn chuyên môn: Đội ngũ Bác sĩ KHOA NHI
Tham vấn chuyên môn: Đội ngũ Bác sĩ KHOA NHI