Tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh: Có nguy hiểm không? Cách điều trị?

Ngọc Anh

08-05-2024

goole news
16

Tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng phổ biến trên lâm sàng y khoa. Các bé bị tràn dịch thường được đưa đến Bệnh viện trong trạng thái li bì, tím tái, suy hô hấp nặng và phổi kém thông khí ở cả hai bên. Lượng dịch tràn ra khoang màng phổi càng nhiều thì tiên lượng càng xấu vì hoạt động hô hấp bị ảnh hưởng càng nghiêm trọng.

Tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh là gì?

Tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh là hiện tượng ống ngực có tổn thương, dịch hệ bạch huyết bị tràn vào khoang màng phổi. Nói cách khác, đây là tình trạng xảy ra ở ống ngực - bộ phận rất nhỏ, chỉ khoảng 2 - 3mm. Nó có trách nhiệm vận chuyển dịch dưỡng chấp như: Cholesterol, Protein, bạch cầu,... từ hệ tiêu hoá xuống hệ tuần hoàn.

(Hình 1 - Trẻ sơ sinh bị tràn dịch dưỡng chấp thường gặp khó khăn trong hô hấp)

(Hình 1 - Trẻ sơ sinh bị tràn dịch dưỡng chấp thường gặp khó khăn trong hô hấp)

Nói cách khác, tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh là hiện tượng các chất dịch do bất thường của ống ngực mà tràn vào khoang màng phổi. Bệnh nhân bị tràn dịch có thể bị rối loạn cơ thể, rối loạn dinh dưỡng, rối loạn đông máu và điện giải. 

Trẻ sơ sinh bị tràn dịch dưỡng chấp có nguy hiểm không?

Đây là tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu ngay lập tức. Bởi bệnh có diễn biến nhanh, khiến trẻ khó thở, thở gấp, nguy cơ nhiễm trùng sau sinh cao và có thể dẫn đến tử vong. Vì khi dịch tràn vào khoang màng phổi, lượng dịch càng nhiều lên sẽ khiến các nhu mô phổi bị chèn ép, phổi không thực hiện được chức năng hô hấp. 

Đồng thời, trẻ dễ bị thiếu hụt dinh dưỡng, mất nước và rối loạn miễn dịch nghiêm trọng. Nếu cấp cứu không kịp thời để chọc hút dịch màng phổi, hỗ trợ hô hấp, kháng sinh thì tiên lượng của ca bệnh là rất xấu.

Tại sao hiện tượng tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh xảy ra?

Có rất nhiều nguyên nhân gây tổn thương ống ngực khiến cho dịch dưỡng tràn vào màng phổi của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân có thể chia thành hai nhóm chính:

Do chấn thương

Nếu bệnh nhi đã từng trải qua các can thiệp y khoa vào lồng ngực như:

  • Sang chấn lúc sinh
  • Phẫu thuật lồng ngực
  • Phẫu thuật mổ tim hở
  • Xạ trị
  • Phẫu thuật lấy dị vật đường thở hoặc đường tiêu hoá khiến rách ống ngực
  • Đặt Catheter tĩnh mạch dưới đòn có biến chứng chọc vào ống ngực làm tràn dịch

(Hình 2 - Sang chấn lúc sinh có thể là nguyên nhân khiến em bé bị tràn dịch dưỡng chấp vào khoang phổi)

(Hình 2 - Sang chấn lúc sinh có thể là nguyên nhân khiến em bé bị tràn dịch dưỡng chấp vào khoang phổi)

Không do chấn thương

Trên thực tế lâm sàng, đa số các chấn thương tràn dịch màng phổi không xuất phát từ chấn thương. Trong đó, các lý do thường gặp là

  • Thuyên tắc tĩnh mạch chủ trên do hạch hoặc khối u chèn ép….
  • Do bẩm sinh khuyết thiếu ống ngực, bất thường hệ bách huyết
  • Dị ứng protein sữa

Triệu chứng của tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh

Cha mẹ cần đưa con đến Bệnh viện uy tín gần nhất nếu bé có triệu chứng:

  • Khó thở, thở nhanh bất thường
  • Bú kém, chán ăn, bỏ bú
  • Tay chân tím tái
  • Nôn trớ. Có trường hợp đại tiện liên tục phân vàng lẫn máu tươi nhiều lần trong ngày. 

(Hình 3 - Trẻ sơ sinh bú kém, chán ăn, khó thở là những dấu hiệu của tràn dịch dưỡng chấp) 

(Hình 3 - Trẻ sơ sinh bú kém, chán ăn, khó thở là những dấu hiệu của tràn dịch dưỡng chấp) 

Chẩn đoán và điều trị tình trạng tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh?

Cách chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ sẽ ra các chỉ định lâm sàng cần thiết. Trong đó điển hình là:

  • Khám lâm sàng đánh giá mức độ suy hô hấp
  • Chụp X Quang tim phổi cho thấy phần mờ góc sườn hoành, mờ ½ dưới phổi hoặc mờ toàn bộ phổi đẩy lệch trung thất về phía đối diện
  • Siêu âm lồng ngực phát hiện có tràn dịch màng phổi
  • Siêu âm tim, điện tâm đồ để đánh giá hoạt động của tim, tràn dịch màng phổi có chèn ép hoạt động của tim không
  • Phân tích dịch màng phổi qua thủ thuật chọc dò màng phổi phát hiện dịch màu vàng rơm trước khi bú hoặc màu đục như sữa

(Hình 4 - Hình chụp X Quang của bệnh nhân tràn dịch dưỡng chấp trước (trái) và sau khi điều trị (phải))

(Hình 4 - Hình chụp X Quang của bệnh nhân tràn dịch dưỡng chấp trước (trái) và sau khi điều trị (phải))

Cách điều trị

Nếu bệnh nhi được chẩn đoán tràn dịch màng phổi, các chỉ định điều trị sẽ được đưa ra với mục đích hỗ trợ hô hấp, nuôi ăn tĩnh mạch và tạm thời nhịn ăn. Dùng thuốc điều trị là phương án chữa bệnh hàng đầu vì phẫu thuật khi bệnh nhi còn quá nhỏ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Các thủ thuật chọc dò giải áp, cột ống ngực hay đặt shunt dẫn lưu sẽ được chỉ định tùy trường hợp.

 (Hình 5 - Dịch màng phổi được hút ra từ khoang ngực bệnh nhân)

(Hình 5 - Dịch màng phổi được hút ra từ khoang ngực bệnh nhân)

Nếu được thực hiện hồi sức đúng cách và bệnh tình không tái phát và bác sĩ chuyên khoa tái khám xác định phổi thông khí tốt, sức khoẻ bệnh nhi ổn định thì bé có thể xuất viện sau 15 - 30 ngày. 

Nhìn chung, tràn dịch dưỡng chấp ở trẻ sơ sinh là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, điều trị khó và dai dẳng. Vì tính chất bệnh diễn biến nhanh nên ngay khi phát hiện bé có các biểu hiện bất thường, cha mẹ cần đưa con đến Bệnh viện ngay để có thêm cơ hội điều trị.

668

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

PGS.TS.BS Cao Cấp

PHẠM HỮU HÒA

Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh

PGS.TS.BS Cao Cấp

PHẠM HỮU HÒA

Trung tâm sàng lọc Tim mạch và các bệnh bẩm sinh
19001806 Đặt lịch khám