Hiện tượng trào ngược dạ dày khi mang thai
Trào ngược dạ dày ở bà bầu là hiện tượng acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản khi mang thai. Tình trạng này rất phổ biến, nó xuất hiện nhiều nhất vào 3 tháng đầu hoặc 3 thái cuối thai kỳ.
Cơn trào ngược dạ dày ở bà bầu thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ
Nguyên nhân hiện tượng trào ngược
Sự phát triển của thai nhi
Cùng với số tuần tuổi của thai nhi tăng thì kích thước và cân nặng của em bé cũng lớn dần làm cho cổ tử cung giãn nở. Từ đó tạo áp lực lên các vòng cơ thắt thực quản và dạ dày. Thực quản, dạ dày bị chèn ép khiến cho axit bị đẩy lên thực quản, gây trào ngược. Tình trạng này xuất hiện nhiều và thường xuyên hơn vào những tháng cuối của thai kỳ.
Stress kéo dài và lo lắng
Khi mang thai phụ nữ thường lo lắng và căng thẳng, tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến lượng cortisol sản sinh nhiều hơn. Từ đó làm giảm khả năng hoạt động của vòng cơ thắt thực quản dưới đồng thời kích thích tiết dịch vụ acid nhiều hơn. Khi lượng acid dư thừa quá nhiều dẫn tới trào ngược lên thực quản.
Phụ nữ khi mang thai thường lo lắng, căng thẳng dẫn đến dạ dày trào ngược
Nhiễm vi khuẩn Hp
Khuẩn HP là thủ phạm chính gây nên các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa. Phụ nữ khi mang thai cơ thể sẽ có nhiều thay đổi, hệ miễn dịch suy giảm đã tạo điều kiện cho HP phát triển và gây bệnh.
Thay đổi hormone dẫn đến bà bầu trào ngược dạ dày
Như chúng ta đã biết thì khi mang thai, hormone trong cơ thể người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Trong đó có hormone progesterone, lượng hormone này tăng cao khiến cho vòng cơ thắt thực quản mềm, giãn ra và xuất hiện kẽ hở. Do vậy, dịch axit cùng thức ăn dễ dàng đi ngược lên thực quản.
Do hay mặc quần áo chật
Có thể nhiều mẹ không biết, việc mặc đồ chật, bó sát cũng khiến dạ dày đau và trào ngược do bị chèn ép.
Thừa cân, béo phì
Khi mang thai, mẹ thường cố gắng ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng để con tăng cân và phát triển mạnh khỏe. Thế nhưng nếu ăn quá nhiều, không có kế hoạch cụ thể sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì. Thủ phạm chính khiến bà bầu đau dạ dày và trào ngược.
Cùng với đó, việc tiếp nạp quá nhiều đồ ăn dầu mỡ như thịt nướng, thịt chiên,... làm cho lượng chất béo bão hòa tồn tại nhiều trong cơ thể và gây béo phì.
Ngoài ra thì mẹ bầu cũng có thể bị trào ngược dạ dày do có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, thoát vị hiatal, dạ dày....
Tác hại của mẹ bầu bị trào ngược dạ dày lâu ngày
Về bản chất thì trào ngược dạ dày ở phụ nữ mang thai không phải là bệnh lý quá nguy hiểm. Hầu hết chị em khi mang thai đều phải đối mặt với những triệu chứng này.
Chứng trào ngược này sẽ được đẩy lùi nhanh chóng nếu được xử lý kịp thời và đúng cách, tuy nhiên khả năng tái phát cũng rất cao.
Trào ngược dạ dày nếu không xử lý kịp sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Có nhiều người chủ quan hoặc nhầm lẫn nó với dấu hiệu của thai nghén dẫn tới xử lý chậm trễ khiến tình trạng trào ngược kéo dài. Trào ngược dạ dày kéo dài, tình trạng bệnh trầm trọng là tác nhân gây ra các bệnh về thực quản nguy hiểm như:
- Viêm loét dạ dày, thực quản: dịch axit tiết ra nhiều và thường xuyên gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày, thực quản dẫn tới viêm loét và sưng tấy. Từ đó làm co rút thực quản, gây ra các hiện tượng hư hẹp thực quản, thực quản có sẹo.
- Tiền ung thư thực quản: nguy cơ này sẽ xảy ra nếu bà bầu bị trào ngược dạ dày ở tất cả các lần mang thai. Tế bào lót ở vùng thấp nhất của thực quản sẽ bị đổi màu khi tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid, lâu ngày phát triển thành ung thư thực quản.
Trào ngược không chỉ khiến mẹ khó chịu, chán ăn mà còn ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi do em bé không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ mẹ. Do vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, nếu mẹ bầu bị trào ngược dạ dày hãy khắc phục nó sớm nhất có thể.
Biểu hiện triệu chứng trào ngược dạ dày khi mang thai
Do yếu tố đặc thù cũng với sự thay đổi của cơ thể người mẹ trong thai kỳ nên biểu hiện của trào ngược dạ dày cũng nặng nề hơn so với bình thường. Các dấu hiệu để dễ dàng nhận biết trào ngược dạ dày bà bầu phải kể đến đó là:
Những biểu hiện thường thấy khi bị trào ngược dạ dày
- Ợ nóng, ợ chua: dấu hiệu này gặp ở hầu hết những người bị trào ngược dạ dày. Lý giải cho điều này đó là thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa hết, axit dịch vị phải tiết ra nhiều hơn gây nên cảm giác nóng rát ở vùng ngực, xuất hiện nhiều khi mẹ ăn no hoặc nằm ngủ.
- Ợ hơi: không khí tích tụ nhiều trong dạ dày và chúng cần được phát ra ngoài thông qua đường miệng nên người bệnh thường xuyên bị ợ hơi.
- Buồn nôn: do lượng hormone relaxin tăng cao trong thai kỳ đã gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa ở bà bầu.
- Ho khan, khàn giọng: axit trào ngược lên dạ dày gây tổn thương vùng họng nên người bệnh sẽ gặp những triệu chứng này.
- Khó nuốt, ăn không ngon, vị giác bị mất: do lượng axit trào lên làm sưng đỏ, phù nề niêm mạc thực quản, tình trạng này càng nặng khi lượng axit trào càng nhiều.
- Đau ngực: axit trào ngược gây kích thích đầu mút sợ thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản và tạo cảm giác đau tức.
- Miệng tiết nhiều nước bọt: đây là phản xạ bình thường của miệng nhằm trùng hòa lượng axit chua trào lên.
- Ngoài ra mẹ bầu còn có thể gặp các triệu chứng khác như chán ăn, sụt cân nhanh, thiếu máu, xuất huyết đường tiêu hóa,....
Điều trị trào ngược dạ dày ở bà bầu
Để hạn chế việc dùng thuốc trong thai kỳ, khi có các triệu chứng của trào ngược, các mẹ có thể áp dụng các cách chữa dạ dày cho bà bầu không dùng thuốc tại nhà như sau:
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống là yếu tố chính tác động đến hệ tiêu hóa của con người, do vậy việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý không chỉ trị chứng trào ngược mà còn giúp phòng bệnh rất tốt.
Nguyên nhân khiến phụ nữ khi mang thai bị trào ngược dạ dày đó là ăn uống bừa phứa, thiếu khoa học. Các mẹ hãy hình thành cho mình thói quen ăn uống khoa học và lành mạnh ngay từ bây giờ bằng cách:
Điều chỉnh chế độ ăn uống để tránh bị trào ngược
- Uống nhiều nước: vừa thúc đẩy tiêu hóa vừa làm loãng lượng axit có trong dạ dày, ngoài nước lọc thì mẹ nên uống cả sữa hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều, hạt lanh,... nước ép rau củ và quả tươi.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: bình thường mẹ ăn ngày 3 bữa thì giờ đây hãy chia lượng thức ăn đó thành nhiều bữa nhỏ, lượng thức ăn tiêu thụ trong mỗi bữa giảm sẽ giúp giảm áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hóa.
- Loại bỏ những thực phẩm làm tăng lượng acid trong dạ dày như đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh, đồ ăn nhiều dầu mỡ, tẩm ướt, chế biến sẵn, socola, bạc hà,...
- Ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ, không để bụng quá đói hoặc quá no
- Tránh tiêu thụ đồ uống có chứa chất kích thích, cafein như rượu bia, cà phê, trà, nước ngọt có gas.
- Bổ sung rau xanh, thức ăn giàu chất xơ và vitamin trong bữa ăn hàng ngày để tránh tình trạng khó tiêu hoặc táo bón.
- Không uống nhiều nước trước khi ăn, tuyệt đối không ăn trước khi đi ngủ, nếu thấy đói bạn có thể lót dạ bằng 1 cốc sữa ấm sẽ giúp ngủ ngon hơn.
- Ngồi dậy và vận động nhẹ nhàng sau khi ăn, tránh việc ngồi ì một chỗ hoặc vận động mạnh sau ăn.
Kiểm soát căng thẳng, cải thiện tâm trạng
Căng thẳng, stress là nguyên nhân gây trào ngược hoặc khiến tình trạng này nặng hơn. Do vậy, mẹ bầu hãy kiểm soát tâm trạng của mình, tránh để căng thẳng hay áp lực quá mức. Mẹ có thể áp dụng các cách sau:
Mẹ nên nghe nhạc, xem phim để giảm căng thẳng
- Nghe nhạc, xem phim
- Tập thiền định
- Đọc sách, tham gia các lớp thai giáo, tìm hiểu cách chăm sóc thai kỳ, chăm sóc em bé
- Tập những bài yoga nhẹ dành cho mẹ bầu
- Thường xuyên nói chuyện, chia sẻ cảm xúc, tâm trạng với người thân để giải tỏa.
Duy trì lối sống lành mạnh
Duy trì cho mình một lối sống lành mạnh vừa giúp giảm trào ngược, tiêu hóa tốt mà đặc biệt là giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. Thực hiện tốt theo chế độ:
- Đi ngủ đúng giờ, đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7- 8 tiếng mỗi ngày
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh thức khuya, làm việc nhiều vào buổi tối
Nghỉ ngơi nhiều để giúp mẹ bầu tránh bị đau dạ dày, dạ dày trào ngược
- Kiểm soát cân nặng ở mức độ vừa phải, không cần phải tăng cân quá nhiều chỉ cần đảm bảo cân nặng của thai nhi phát triển theo tiêu chuẩn
- Tập luyện thể dục mỗi ngày với cường độ nhẹ, phù hợp với mẹ bầu
- Mặc đồ rộng, thoáng để tránh chèn ép lên dạ dày và bụng.
Dùng gối kê cao đầu khi nằm ngủ
Trào ngược dạ dày đôi khi sẽ kích hoạt và làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, để tránh tình trạng này mẹ hãy dùng một chiếc gối kê cao đầu lên. Cách làm này sẽ giúp axit nằm yên trong dạ dày.
Thảo mộc tự nhiên chữa trào ngược dạ dày khi mang thai
Dùng thảo mộc tự nhiên giúp chữa trào ngược ở phụ nữ mang thai hiệu quả mà ít gây ra những rủi ro. Các loại thảo dược tự nhiên mà mẹ có thể dùng như nghệ, gừng, trà hoa cúc, nha đam,...
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày có nên dùng thuốc không?
Thuốc kháng axit dịch vị hay thuốc chống trào ngược dạ dày cho bà bầu có thể giúp mẹ giảm các triệu chứng trào ngược. Tuy nhiên trong thời gian mang thai, việc mẹ bầu dùng thuốc không được khuyến khích. Bác sĩ sẽ chỉ kê thuốc điều trị khi chứng trào ngược dạ dày ở mẹ bầu nặng hơn, không có chuyển biến tốt hơn sau khi áp dụng cũng cách điều trị thông thường. Nhất là khi chứng trào ngược dạ dày liên quan đến bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày tá tràng, có nguy cơ làm phát sinh các bệnh thực quản, viêm họng.
Đơn thuốc được kê sẽ phải dựa vào tình trạng sức khỏe, số tháng thai nhi và thể trạng của mẹ để đảm bảo hiệu quả cao, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Tránh tuyệt đối việc tự ý dùng thuốc mà không được sự cho phép của bác sĩ hoặc các mẹo dân gian để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con.
Bệnh viện đa khoa Phương Đông là địa chỉ khám và chữa bệnh uy tín, trong đó có chứng trào ngược dạ dày thực quản nhờ hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ, chuyên gia y tế có chuyên môn cao, tận tình với bệnh nhân. Đã thực hiện chữa trị trào ngược dạ dày cho nhiều bệnh nhân, trong đó có cả phụ nữ mang thai.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất liên quan đến chứng trào ngược dạ dày ở bà bầu mà Bệnh viện Phương Đông gửi đến những mẹ đang mang thai, chuẩn bị mang thai để có được thai kỳ khỏe mạnh. Nếu vẫn còn những câu hỏi thắc mắc liên quan đến bệnh và cần giải đáp, hãy liên hệ tới số Hotline 1900 1806 để được hỗ trợ.