Trào ngược dạ dày uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Trần Hồng Nụ

04-03-2021

goole news
16

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh phổ biến, thường gặp ở mọi đối tượng. Nó khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, thậm chí là khó ngủ. Vậy trào ngược dạ dày uống thuốc gì để nhanh khỏi? Để giải đáp thắc mắc này, bạn có thể tham khảo những thông tin ngay sau đây.

Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày - thực quản là hiện tượng dịch ở dạ dày bị tràn ngược lên thực quản. Phần lớn người bệnh chỉ có những triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, với những người lớn tuổi, hay đang có bệnh lý nền liên quan đến dạ dày, thực quản thì bệnh lý này có thể biểu hiện đa dạng các triệu chứng.

Trào ngược dạ dày uống thuốc gì

Các dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh trào ngược dạ dày bao gồm:

  • Xuất hiện cảm giác nóng, khó chịu ở xương ức giữa ngực, nhất là sau các bữa ăn hay nằm ngửa, cúi người.
  • Họng mất cảm giác; khó nuốt khi ăn uống như có dị vật bên trong; viêm họng tái phát nhiều lần; khản tiếng vào buổi sáng.
  • Khó thở vào ban đêm do hít phải dịch vị acid.
  • Đau ngực rõ rệt khi xuất hiện cơn trào ngược dạ dày.
  • Ợ hơi, ợ chua.
  • Nấc, thiếu máu nhược sắc là những triệu chứng ít gặp.

Trào ngược dạ dày uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Trào ngược dạ dày uống thuốc gì để nhanh khỏi? Theo gợi ý của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau đây:

  • Thuốc ức chế bơm proton: Đây là loại thuốc được áp dụng để điều trị ngay từ đầu đối với chứng trào ngược dạ dày. Trong 2 - 4 ngày đầu sử dụng, bệnh nhân sẽ đáp ứng tốt, giảm triệu trào ngược rất nhanh. Những loại thuốc điển hình của nhóm này là Prevacid, Nexium và Prilosec,....
  • Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc này có chứa chất kiềm giúp trung hòa axit dạ dày đồng thời giảm vị chua trong dạ dày. Những cái tên nổi bật của nhóm thuốc kháng axit là: Rolaids, Tums, Mylanta, Pepto - Bismol,...
  • Thuốc kích thích tiêu hoá: Bao gồm Reglan, Prokinetic, Urecholine,... . Tác dụng của chúng là giúp giải phóng lượng thức ăn tồn đọng nhiều ngày trong dạ dày.
  • Thuốc kháng Histamin H2: Gồm Zantac, Pepcid, Tagamet, Acid,...có tác dụng gây ức chế lên các tế bào viêm của dạ dày đồng thời giảm tiết dịch axit.
  • Chất tạo bọt - Gel Gaviscon: Có tác dụng kháng axit cao, làm giảm nhanh các triệu chứng củ bệnh trào ngược dạ dày, thời gian hiệu quả tối đa lên đến 4 tiếng đồng hồ.
  • Thuốc tăng cường co bóp thực quản: Tác dụng của nhóm thuốc này là giúp cơ thắt thực quản dưới tăng cường trương lực đồng thời tăng co bóp thực quản. Phổ biến nhất là thuốc Itopride, Metoclopramide, Mosapride, Domperidone,...

Trào ngược dạ dày uống thuốc gì
Trào ngược dạ dày uống thuốc gì?- Thuốc ức chế bơm proton

Các phương pháp khác giúp điều trị trào ngược dạ dày

Ngoài việc dùng thuốc, tùy vào từng trường hợp bệnh mà bác sĩ có thể áp dụng thêm một số phương pháp điều trị khác. Trong đó có điều trị ngoại khoa và phẫu thuật.

Phẫu thuật

Những trường hợp điều trị bằng thuốc mà không đem lại kết quả mong muốn, bác sĩ có thể xét áp dụng phương pháp phẫu thuật. Cụ thể là đặt một cái van ở dạ dày, quanh phần thực quản thấp.

Hiện nhiều bệnh viện ưu tiên sử dụng “Nissen mềm” thông qua soi ổ bụng. Kết quả của phương pháp này cũng tương tự như phẫu thuật mở. Đáng chú ý, nó đạt hiệu quả chống trào ngược dạ dày lên tới 80 - 90%. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng có nguy cơ tử vong cao hơn đồng thời cũng có tới 30% trường hợp sau mổ có biến chứng nặng như chướng hơi, nuốt khó, không ợ được.

Thay đổi lối sống

Để khắc phục bệnh trào ngược dạ dày, trong sinh hoạt và ăn uống bạn cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Khi ngủ, hãy gối cao đầu khoảng 15cm hoặc là kê phần vai cao hơn 25cm.
  • Hạn chế thực hiện tư thế cúi lâu.
  • Tránh nằm ngửa trong khoảng 3 giờ sau khi ăn.
  • Giảm sự chênh lệch áp lực của bụng - thực quản bằng cách chia bữa ăn thành các bữa nhỏ, tránh ăn quá no, không mặc đồ chật.
  • Hạn chế ăn nhiều chất béo, sôcôla, đồ cay nóng.
  • Tránh xa các chất kích thích, rượu bia, đồ uống có cồn, có gas.
  • Nếu đang thừa cân thì việc giảm cân là điều cần thiết.
  • Tránh dùng aspirin cùng các các thuốc giảm đau không steroid khác.
  • Không dùng thuốc giảm áp lực cơ thắt dưới như: thuốc chẹn beta, theophylline, chẹn alpha, thuốc ức chế calci, các thuốc chống tiết cholin, chống parkinson, các dẫn chất nitrơ, thuốc an thần,...

Vừa rồi là những thông tin giải đáp thắc mắc: Trào ngược dạ dày uống thuốc gì để nhanh khỏi? Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

2,079

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám