Trẻ bị đau mắt hột: Nguyên nhân, dấu hiệu, biến chứng và điều trị

Thu Hiền

23-11-2023

goole news
16

Do đang trong độ tuổi phát triển với sức đề kháng kém, trẻ bị đau mắt hột sẽ rất nguy hiểm. Nếu không được điều trị tốt, trẻ có thể để lại dị tật hay ảnh hưởng đến thị lực sau này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu về đau mắt hột ở trẻ em cũng như những điều cần biết để phòng ngừa, chăm sóc bệnh nhân hiệu quả nhé.

Nguyên nhân trẻ bị đau mắt hột

Đau mắt hột là căn bệnh có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ nhỏ. Khi nhiễm bệnh, trẻ thường có cảm giác ngứa, khô khô rát ở mắt với tuyến hạch ở trước tai có dấu hiệu sưng to. Những hạt nhỏ li ti sẽ xuất hiện ngày càng nhiều ở mắt. Nếu bệnh diễn tiến nặng, thậm chí các mạch máu của giác mạc còn bị che khuất.

Vệ sinh kém là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trẻ bị đau mắt hộtVệ sinh kém là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới trẻ bị đau mắt hột

Trẻ em bị đau mắt hột thường do những nguyên nhân dưới đây:

  • Do các loại ký sinh trùng gây viêm nhiễm
  • Do vệ sinh kém, không đảm bảo, sử dụng nguồn nước bẩn không được kiểm tra kỹ lưỡng.
  • Trẻ bị lây nhiễm bệnh đau mắt hột do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt, cổ họng, mũi của người bệnh.
  • Bệnh đau mắt hột xuất hiện do bé không giữ vệ sinh và thường xuyên dụi mắt.
  • Do lây lan gián tiếp ở môi trường sống thông qua ruồi, các loại sâu bọ khác.

Dấu hiệu nhận biết bé bị đau mắt hột và các giai đoạn của bệnh

Triệu chứng nhận diện trẻ bị đau mắt hột

Triệu chứng nhận biết bé bị đau mắt hột sẽ bao gồm:

  • Ngứa nhẹ, có dấu hiệu kích ứng mắt, mí mắt bị sưng lên. Mắt có nhiều ghèn, chứa các chất nhầy hoặc mủ.
  • Nhạy cảm hơn với ánh sáng và cảm thấy đau mắt.
  • Mô tuyến bôi trơn mắt, tuyến sản xuất nước mắt có thể bị ảnh hưởng do viêm. Hậu quả là trẻ sẽ bị khô mắt khiến bệnh thêm nặng sau một thời gian.
  • Các nhú gai, có hột thường xuất hiện kết mạc sụn mi trên, có thể ở kết mạc mi dưới, cùng đồ với kích thước không đồng đều.
  • Sẽ xuất hiện một số màng máu tại giác mạc, một số màng máu khu trú dưới lớp nông và phần trên của giác mạc một cách bất thường.
  • Có các vết sẹo, vết lõm hoặc hột trên giác mạc.

Các giai đoạn của bệnh đau mắt hột

Khi nhiễm bệnh đau mắt hột, trẻ sẽ trải qua nhiều giai đoạn phát triển của bệnh với những đặc điểm khác nhau. Dưới đây là những đặc điểm của từng giai đoạn giúp mọi người nhận diện bệnh hiệu quả hơn.

Viêm mắt hột có hột - trachoma follicle

Ở giai đoạn này, có thể nhận thấy ít nhất nhất 5 hột xuất hiện trên kết mạc sụn mi trên. Các hột phải có kích thước từ 0,5 mm trở lên. Tỷ lệ trachoma sẽ cho thấy sự lây lan của bệnh mắt hột trong cộng đồng đang ở mức độ nào.

Mắt hột viêm nặng - Trachomatous inflammation Intense

Đây là giai đoạn mà kết mạc sụn mi trên đã bị thẩm lậu với dấu hiệu nhận diện là mi đỏ hoặc dày lên nhiều. Thẩm lậu đó che mờ 1/ 2 các mạch máu trên kết mạc sụn mi trên.

Mi mắt trên sẽ dày lên, đỏ lên trông thấy rõ bằng mắt thườngMi mắt trên sẽ dày lên, đỏ lên trông thấy rõ bằng mắt thường

Xuất hiện sẹo mí mắt

Căn bệnh đau mắt hột thường diễn tiến lâu, để lại tình trạng nhiễm trùng mắt kéo dài. Hậu quả dẫn đến khi không được điều trị kịp thời chính là xuất hiện các sẹo mí mắt bên trong. Khi lật mí mắt lên, bạn có thể thấy rõ các vết sẹo dạng vạch trắng.

Lông mi mọc ngược - trichiasis

Những vết sẹo bên trong mí mắt khiến cho mí mắt bị biến dạng. Lông mi sẽ mọc với chiều quay ngược vào trong và chà sát trực tiếp vào giác mạc, gây ảnh hưởng trực tiếp tới giác mạc.

Đục giác mạc

Tình trạng viêm nhiễm kéo dài sẽ ảnh hưởng tới giác mạc. Ngoài ra, nếu trẻ em không nhận thức được nguy hiểm sẽ thường xuyên gãi, dụi mắt dẫn đến đục giác mạc hay nhiễm trùng thứ phát. Quá trình cọ xát vào giác mạc của những sợi lông mi mọc ngược cũng dẫn đến tình trạng này. Lâu dần, trẻ sẽ bị đục giác mạc. Thậm chí gây mất thị lực hoặc mù hoàn toàn nếu không được điều trị đúng cách.

Bệnh đau mắt hột ở trẻ em có biến chứng gì?

Sự tiến triển, hậu quả để lại của bệnh đau mắt hột phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Nổi bật là con người, môi trường, tính gây bệnh của tác nhân, sức đề kháng của trẻ.

Trong điều kiện chăm sóc tốt, môi trường sạch sẽ, bệnh có thể tự khỏi mà không để lại hậu quả gì. Ngược lại, bệnh có thể để lại nhiều biến chứng đáng sợ.

Dưới đây là những biến chứng thường gặp nhất của căn bệnh này:

  • Viêm kết mạc mãn tính do ngứa mắt, đỏ mắt, cộm mí mắt trong một thời gian dài.
  • Lông mi quặm, lông mi xiêu: do tổn thương kết mạc bờ mi sẽ khiến lông mi bị xiêu vẹo, biến dạng, mọc quặp vào bên trong. Những sợi mi này liên tục cọ xát vào bề mặt giác mạc để lại những hậu quả nặng nề.
  • Biến chứng mù lòa: Tình trạng này thường gặp ở trẻ có điều kiện sống thấp, bẩn thỉu, không đáp ứng nhu cầu vệ sinh, chăm sóc cơ bản.
  • Viêm sụn mi: là tình trạng bờ mi xơ hóa, dày lên, thậm chí là biến dạng sụn mi bất thường.
  • Loét giác mạc: Làm cho người bệnh bị đau mắt, sợ ánh sáng, nhức mắt. Hậu quả chính là tình trạng biến dạng giác mạc dẫn đến loạn thị ở trẻ. Nếu tình trạng nghiêm trọng và không được cải thiện, trẻ có thể bị mờ đục giác mạc, thậm chí mù lòa.
  • Bội nhiễm: nguyên nhân chủ yếu là do các hột khiến mắt bị tổn thương, dễ nhiễm khuẩn, nhiễm virus và nấm hơn. Tình trạng viêm nhiễm tái đi tái lại có thể gây loét giác mạc.
  • U hạt ở rìa giác mạc: u hạt này có thể phát triển, lan vào diện đồng từ và có khi lây lan đến toàn bộ bề mặt giác mạc.
  • Loạn thị: Nguyên nhân là do các sạn vôi, các sẹo mắt hột liên tục cọ xát vào giác mạc. Lâu ngày sẽ dẫn đến giác mạc biến dạng thành lởm chởm, lồi lõm, làm sai lệch đường đi của ánh sáng. Và hậu quả tất yếu là trẻ sẽ bị giảm thị lực, loạn thị.
  • Viêm tuyến lệ, tắc ống dẫn lệ cũng là một biến chứng thường gặp. Do viêm kéo dài ở mắt, các tuyến bị ảnh hưởng sẽ gây viêm các tuyến liên quan. Trẻ bị bệnh sẽ thấy mờ mắt, chảy nước mắt sống.
  • Khô mắt, khô giác mạc: tình trạng này là do các ống tuyến bị teo lại, làm giảm tiết dịch. Mắt trẻ sẽ bị khô, trắng, mờ hẳn. Nếu không được điều trị có thể dẫn tới loét, thủng giác mạc và gây mù mắt vĩnh viễn.

Bạn có thể liên hệ tổng đài 19001806 của Bệnh viện Phương Đông nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám.

Một số cách chữa trị bệnh đau mắt hột ở trẻ em

Bé bị đau mắt hột phải làm sao? Khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám để xác định tình trạng. Sau đó tuân theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi hơn. Dưới đây là những cách chữa bệnh đau mắt hột nên áp dụng với trẻ em:

Dùng các loại thuốc điều trị bệnh

Trong giai đoạn đầu của bệnh, việc điều trị bằng kháng sinh cho hiệu quả rất cao. Kháng sinh có thể đem lại hiệu quả từ 78% đến 95% khi được sử dụng đúng.

Các loại kháng sinh cho hiệu quả điều trị cao trong giai đoạn đầuCác loại kháng sinh cho hiệu quả điều trị cao trong giai đoạn đầu

Ngoài thuốc kháng sinh, trẻ sẽ được dùng thêm thuốc tra mắt làm dịu cơn đau. Cùng với đó là các loại dung dịch vệ sinh mắt để loại bỏ vi khuẩn, dị vật khỏi mắt nhanh nhất.

Điều trị ngoại khoa do di chứng ở trẻ bị đau mắt hột

Do tổn thương, các sẹo xuất hiện sau nhiễm trùng kéo dài, phần bờ dưới mi sẽ bị quay ngược vào trong. Các sợi lông mi cũng vì vậy mà mọc sai hướng, chạm vào giác mạc. Nó không chỉ gây khó chịu mà còn làm trầy xước, tổn thương giác mạc. Lâu ngày có thể dẫn đến đục giác mạc, mù vĩnh viễn.

Để khắc phục cho trẻ khi bệnh đã đến giai đoạn này, bác sĩ sẽ thực hiện can thiệp phẫu thuật nhằm mục đích xoay mí. Bác sĩ sẽ cắt một phần mí ở bên ngoài và khâu lại. Điều này giúp mi mắt dịch xa hơn, tránh để lông và da phần mi này chạm vào giác mạc.

Thực hiện ghép giác mạc ở bệnh nhi đã bị tổn thương giác mạc vĩnh viễn

Trong trường hợp giác mạc bị tổn thương không thể phục hồi, bác sĩ có thể điều trị sẹo, hoặc phẫu thuật ghép giác mạc. Phương pháp phẫu thuật này rất phức tạp, cần được chăm sóc hậu phẫu cẩn thận để tránh thải ghép và đảm bảo giác mạc có thể đáp ứng nhu cầu nhìn của bệnh nhân.

Nếu trẻ được chỉ định ghép giác mạc, cần thực hiện ở các cơ sở nhãn khoa uy tín như Bệnh viện Phương Đông. Từ đó, nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành và đảm bảo hiệu quả phẫu thuật.

Cách phòng tránh đau mắt hột ở trẻ em

Để phòng ngừa bệnh cho trẻ, cần ghi nhớ những điều sau:

  • Giữ tay sạch, không để trẻ nghịch bẩn hay dụi tay lên mắt.
  • Rửa mặt bằng khăn mặt sạch, của riêng trẻ.
  • Sử dụng nước sạch để rửa mặt.
  • Không tắm ao hồ, tránh để nước bẩn, nước mưa trên mái bắn vào mắt.
  • Nên đeo kính khi đi đường, tránh gió và bụi bẩn.
  • Sau khi ra đường, về nhà cần cho trẻ rửa mặt ngay với nước sạch.
  • Dọn dẹp vệ sinh môi trường sống, tiêu diệt ruồi nhặng để tránh trung gian truyền bệnh.
  • Không để trẻ đến khu vực dịch bệnh hay tiếp xúc với những người có bệnh, có nguy cơ nhiễm bệnh.
  • Đến khám bác sĩ ngay khi nhận thấy trẻ khó chịu, có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh như bé bị nổi hột ở mắt, sưng đỏ mí mắt trên…

Hãy giúp trẻ chăm sóc cơ thể để phòng bệnh đau mắt hột nhéHãy giúp trẻ chăm sóc cơ thể để phòng bệnh đau mắt hột nhé

Lời kết

Như vậy, bài viết đã cho bạn góc nhìn đầy đủ về nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị đau mắt hột cũng như cách điều trị và phòng ngừa.

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám của Phương Đông.

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
1,101

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám