Hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng, điều trị

Thu Hiền

22-11-2023

goole news
16

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, đau mắt hột là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa trên toàn cầu. Tuy nhiên, do những triệu chứng nhẹ ban đầu của nó, không ai nghĩ hậu quả của bệnh đau mắt hột nặng nề đến như vậy. Trong bài viết này, hãy cùng Bệnh viện Phương Đông tìm hiểu kỹ hơn về những mối nguy tiềm ẩn từ căn bệnh thường gặp này nhé.

Đau mắt hột là bệnh gì?

Đau mắt hột là bệnh viêm mạn tính kết mạc và giác mạc, có sức lây lan mạnh, tiến triển nhanh ở người do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Ở thể nặng của bệnh, các hột ở mắt sẽ to và nổi lên trên bề mặt. Đến khi vỡ chúng tạo thành các sẹo kết mạc. Nếu không được điều trị, hậu quả của bệnh đau mắt hột có thể gây ra là gây loét, thủng giác mạc và ảnh hưởng vĩnh viễn đến thị lực.

Đau mắt hột là căn bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis lây nhiễm Đau mắt hột là căn bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn Chlamydia trachomatis lây nhiễm 

Hậu quả của bệnh đau mắt hột và cách phòng tránh

Một đợt nhiễm trùng do đau mắt hột nếu được điều trị tốt sẽ không gây nên vấn đề gì. Nhưng nếu bệnh tái đi tái lại và không điều trị kịp thời sẽ để lại những hậu quả nặng nề như sau.

Những biến chứng của bệnh đau mắt hột

Để hiểu rõ hơn về hậu quả của bệnh đau mắt hột, bạn nên nắm được những biến chứng thường gặp nhất của căn bệnh này. Tùy theo độ nặng nhẹ, bệnh có thể để lại những vấn đề sau:

  • Viêm kết mạc phối hợp.
  • Xuất hiện tình trạng lông mi quặm, khiến cho mắt liên tục có cảm giác khó chịu, đau mỏi và chảy nước mắt mọi lúc.
  • Gây viêm giác mạc, khô mắt hoặc loét giác mạc.
  • Những hột đau trên mí mắt khi vỡ ra sẽ tạo thành sẹo giác mạc. Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây giảm thị lực, làm tổn thương mắt.
  • Kích thích các màng máu ở kết mạc gây nên tình trạng các mộng thịt ở mắt bị tái đi tái lại nhiều lần. Lúc này, cách duy nhất để khắc phục triệt để chính là phẫu thuật điều trị.

Hậu quả của bệnh đau mắt hột là gì?

Sẹo mí mắt trong

Những sẹo bên trong mí mắt của người bệnhNhững sẹo bên trong mí mắt của người bệnh

Đây chính là hậu quả đầu tiên cần nhắc đến của căn bệnh này. Các vết nhiễm trùng nhiều lần bên trong mí mắt khi không được điều trị tốt sẽ thành sẹo. Những sẹo này thường xuất hiện dạng những đường trắng khi soi bằng kính hiển vi có độ phóng đại lớn.

Nếu các sẹo này nhiều, có kích thước lớn sẽ khiến mí mắt bị biến dạng. Thậm chí nhiều trường hợp mí mắt sẽ quay vào trong - còn gọi là mí mặt quặm xuống.

Lông mi bị mọc ngược

Với những trường hợp bệnh nặng, lớp niêm mạc bên trong khu vực có sẹo sẽ tiếp tục biến dạng tự nhiên. Lúc này, các sợi lông mi sẽ mọc ngược, thay vì quay ra ngoài nó sẽ mọc quay vào trong.

Tình trạng này được gọi là bệnh trichiasis hay bệnh lông mi mọc ngược. Những sợi lông mi mọc ngược vào bên trong sẽ liên tục cọ xát, làm xước giác mạc của người bệnh.

Sẹo hoặc đục giác mạc

Khi giác mạc bị kích ứng liên tục do quá trình viêm nhiễm và sự cọ xát từ lông mi mọc ngược, nó sẽ bị tổn thương rất nhiều. Các vết xước dày đặc, không được điều trị sẽ khiến giác mạc bị đục. Thậm chí những vết xước có thể bị nhiễm trùng, dẫn đến tình trạng đục giác mạc, loét giác mạc rất nguy hiểm.

Mất thị lực một phần hoặc toàn phần

Đây chính là hậu quả của bệnh đau mắt hột được đánh giá là nghiêm trọng nhất. Nhiễm trùng giác mạc gây ra sự thô ráp và sẹo ở trên bề mặt trong của mí mắt, gây xói mòn nghiêm trọng bề mặt giác mạc.

Quá trình nhiễm trùng kéo dài, không được khắc phục sẽ dẫn đến hậu quả cuối cùng là mù lòa. Hiện tại, đau mắt hột vẫn là căn bệnh đứng thứ 3 trong danh sách những nguyên nhân gây mù lòa phổ biến nhất trên thế giới.

Ngoài ra, khi giác mạc đã tổn thương thì việc phục hồi rất khó khăn. Những đợt nhiễm trùng tái đi tái lại của bệnh đau mắt hột dù được điều trị cũng có nguy cơ gây giảm thị lực rất cao. Chính vì vậy, căn bệnh này cần được điều trị sớm ngay từ khi mới phát hiện để tránh những hậu quả nặng nề nhất.

Những hậu quả trên đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Khi có những sẹo hột dưới mí mắt sẽ khiến đôi mắt trở nên già nua với lớp da gồ ghề, xấu xí. Nếu lông mi bị mọc ngược vào trong, mắt sẽ bị biến dạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ. Lúc này, việc điều trị sẽ tốn kém nhiều tiền và không dễ để đôi mắt trở lại hình dạng ban đầu.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt hột

Hiện tại, trên thế giới chưa có cách điều trị dứt điểm đau mắt hột. Do đó, các chuyên khoa y tế khuyến cáo mọi người nên phòng bệnh. Đồng thời nhanh chóng đến gặp bác sĩ khi có bệnh để điều trị tốt nhất.

Bệnh đau mắt hột cũng có khả năng tái nhiễm rất cao nếu không được bảo vệ tốt. Dưới đây là những cách phòng trừ và phòng tái nhiễm bệnh mọi người nên ghi nhớ:

Giữ vệ sinh

Mọi người cần chú ý dọn dẹp môi trường sống, sử dụng nước sạch và thường xuyên ngăn ngừa, diệt trừ muỗi theo khuyến cáo. Nếu có nuôi động vật, hãy giữ chuồng nuôi ở cách xa nhà, đổ rác đúng nơi quy định để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với nguồn bệnh.

Hãy giữ vệ sinh môi trường sống, phòng ngừa bệnh thật tốtHãy giữ vệ sinh môi trường sống, phòng ngừa bệnh thật tốt

Đừng quên rửa mặt bằng nước sạch, rửa tay thường xuyên và không dùng tay chạm vào mắt. Không dùng chung khăn, chậu rửa mặt, gối, kính với người khác.

Tuyệt đối không tắm ở các ao hồ, tắm nước đọng, nước trong chum không được đậy kín. Đây là nơi có nguy cơ chứa nguồn bệnh, gây lây nhiễm bệnh đau mắt hột rất cao.

Cách phòng lây nhiễm bệnh

Nếu trong gia đình có người bị bệnh đau mắt hột, bạn cần cách ly họ với cả gia đình. Để người bệnh sinh hoạt trong phòng riêng thoáng mát, sạch sẽ. Giặt sạch đồ dùng của họ và phơi dưới nắng lớn để diệt hoàn toàn vi khuẩn, không dùng chung dụng cụ, đừng gần nói chuyện với nước bệnh.

Cách phòng bệnh tái phát

Sau khi điều trị bệnh xong, bệnh nhân phải giữ vệ sinh mắt sạch sẽ. Tiếp tục sử dụng thuốc uống, thuốc tra mắt theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Đặc biệt, không được dùng các phương pháp day, kẹp hột được các cơ sở thẩm mỹ quảng cáo. Cách này không loại bỏ hột, không trị được bệnh. Ngược lại chúng còn có thể khiến kết mạc bị tổn thương nặng nề hơn rất nhiều.

Giữ cơ thể khỏe mạnh

Cơ thể khỏe mạnh sẽ khiến nguy cơ mắc đau mắt hột giảm đi nhiều. Bạn nên hạn chế các thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, hải sản, cách chất kích thích… Đặc biệt khi bị bệnh cần loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm này. Vì chúng khiến tình trạng viêm mắt nặng hơn, khó điều trị hơn rất nhiều.

Cách điều trị khi bị đau mắt hột

Để phòng ngừa hậu quả đau mắt hột, người bệnh cần có phương án điều trị càng sớm càng tốt ngay khi có dấu hiệu bệnh. Từ đó, hạn chế nguy cơ bệnh diễn tiến nặng và khó điều trị hơn.

Bệnh đau mắt hột có tự khỏi không?

Căn bệnh đau mắt hột do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên. Bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian nếu người bệnh khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt và chăm sóc mắt đúng cách.

Tuy nhiên, thời gian bệnh sẽ kéo dài hơn, các triệu chứng bệnh cũng khó chịu. Và do không được theo dõi bởi các chuyên gia, bệnh đau mắt hột có thể để lại những biến chứng nặng nề như sau:

  • Có sẹo mí mắt trong.
  • Biến dạng mí mắt làm mí mắt quặm, lông mi mọc ngược.
  • Gây sẹo giác mạc, làm vẩn đục giác mạc.
  • Mất một phần thị lực, hoặc mất toàn bộ thị lực.

Cách điều trị đau mắt hột để phòng tránh hậu quả nguy hiểm

Trong giai đoạn đầu tiên của bệnh, 1 liều kháng sinh kháng sinh azithromycin là lựa chọn được khuyến nghị. Tỷ lệ điều trị khỏi thành công là từ 78% đến 95% tùy thời điểm và điều kiện khách quan. Tuy nhiên, thuốc không dùng được cho phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, trẻ em dưới 1 tuổi.

Với những trường hợp chống chỉ định với azithromycin, bệnh nhân nên đến bệnh viện. Bác sĩ sẽ thăm khám và kê đơn các loại thuốc phù hợp. Ví dụ như:

  • Erythromycin 500mg x 2 lần/ngày trong 14 ngày.
  • Doxycycline 100mg x 2 lần/ngày trong 10 ngày. Lưu ý, không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 8 tuổi.

Ngoài ra, trong suốt quá trình sử dụng thuốc bệnh nhân cũng cần chú ý vệ sinh mắt, vệ sinh môi trường sống cẩn thận. Đặc biệt, hãy đảm bảo nguồn nước luôn được giữ vệ sinh tốt để tránh làm bệnh lây lan nhé.

Cách điều trị biến chứng đau mắt hột

Trong những trường hợp người bệnh chủ quan, khó tránh khỏi gặp những hậu quả của bệnh đau mắt hột như đã nêu ở trên. Lúc này, cách điều trị các biến chứng sẽ có các lựa chọn sau.

Thực hiện xoay mí mắt

Khi mí mắt bị sẹo quá nhiều, bác sĩ sẽ cắt một phần bên ngoài mí mắt và khâu lại. Điều này giúp mi dịch ra xa hơn, tránh để lông mi, da mi chạm vào hay gây tổn thương cho giác mạc.

Thực hiện ghép giác mạc

Để phục hồi thị lực, cách tốt nhất là ghép giác mạcĐể phục hồi thị lực, cách tốt nhất là ghép giác mạc

Những vết sẹo nghiêm trọng có thể khiến giác mạc không thể phục hồi. Lúc này, ghép giác mạc gần như là cách duy nhất để bệnh nhân lấy lại thị lực. Sau khi ghép người bệnh cần chăm sóc hậu phẫu cẩn thận nếu không sẽ bị nhiễm trùng, thải ghép rất nguy hiểm.

Kết luận

Như vậy, Bệnh viện Phương Đông đã cung cấp những thông tin cơ bản về hậu quả của bệnh đau mắt hột. Từ đó, giúp bạn hiểu hậu quả của bệnh đau mắt hột là gì và cách phòng tránh.

Hãy liên hệ để được tư vấn theo số điện thoại tổng đài 19001806 nếu có bất kì thắc mắc nào cần giải đáp hoặc để lại thông tin đăng ký tại phần Đặt lịch khám để đặt lịch khám. 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

 
545

Bài viết hữu ích?

Đăng ký nhận tư vấn

Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

19001806 Đặt lịch khám