Nguyên nhân khiến trẻ bị dị ứng thời tiết
Trẻ nhỏ với làn da mỏng manh rất nhạy cảm với sự thay đổi và tác động bên ngoài. Khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi cũng có thể khiến vùng da mặt hay da toàn thân của trẻ bị ngứa ngáy khó chịu, chúng ta có thể gọi đây là tình trạng dị ứng.
Dị ứng là hiện tượng hệ thống miễn dịch đang phản ứng lại các tác nhân kích thích, cơ thể khi này tạo ra kháng thể lgE.
Khi lgE trong huyết thanh tăng nhanh làm cho tế bào sản sinh ra lượng lớn Histamin và hình thành nên các triệu chứng dị ứng. Dị ứng có thể biểu hiện từ nhẹ như ngứa, hắt hơi cho đến nặng hơn như trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay, phát ban toàn thân, thở gấp hoặc nặng hơn có khả năng gây tử vong.
Trẻ nhỏ với làn da mỏng manh và hệ miễn dịch kém rất dễ bị dị ứng thời tiết
Dấu hiệu trẻ bị dị ứng thời tiết
Trẻ có thể bị dị ứng với rất nhiều tác nhân và xảy ra vào bất cứ thời điểm nào. Cha mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu của dị ứng để xử lý sớm sẽ tránh được việc gia tăng phản ứng của cơ thể trẻ. Các biểu hiện dị ứng thường gặp ở trẻ đó là:
- Trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mẩn ngứa tại mặt, cổ, ngực, tay chân.
- Các mẩn lan ra khắp người theo từng vùng.
- Da nóng rát, bong tróc, khô ráp, nứt nẻ.
- Trẻ khó chịu, cào gãi khiến các vùng ngứa lan nhanh hơn.
- Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao.
- Người uể oải, mệt mỏi do cơ thể mất nước gây mất cân bằng điện giải.
- Một số trẻ bị viêm da cơ địa, viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi dị ứng và lên cơn hen cấp nếu có cơ địa yếu hoặc mắc bệnh lý nền.
Hình ảnh trẻ bị dị ứng thời tiết nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người
Dị ứng thời tiết ở trẻ có nguy hiểm không?
Thông thường dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ sẽ nhanh khỏi nếu được vệ sinh sạch sẽ và chăm sóc đúng cách.
Do đó nếu bạn thắc mắc trẻ bị dị ứng thời tiết uống thuốc gì thì ban đầu sẽ chưa cần thiết và khi sử dụng cần được chỉ định bởi bác sĩ. Tuy nhiên tình trạng dị ứng thời tiết ở một vài trẻ có khả năng sẽ chuyển biến nặng hơn do mắc bệnh lý nền hoặc có các tác nhân khiến tăng độ nhạy cảm của hệ miễn dịch, làm tăng phản ứng về sau nếu gặp phải các tác nhân kích thích.
Trẻ bị dị ứng thời tiết phải làm sao?
Cách chữa trẻ bị dị ứng thời tiết đơn giản nhất đó là chăm sóc trẻ khoa học và tránh các tác nhân có thể khiến dị ứng gia tăng.
Dị ứng thời tiết không hiếm gặp, tuy nhiên cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ hãy thực hiện những biện pháp sau đây:
- Trẻ bị dị ứng thời tiết nên kiêng gì? Bạn hãy hạn chế cho trẻ ra khỏi nhà hoặc nếu ra thì cần che chắn cần thận, mặc quần áo dài tay, đeo khẩu trang…
- Trẻ bị dị ứng thời tiết nên làm gì? Thận trọng khi cho trẻ ăn các thực phẩm giàu đạm như trứng, sữa, hải sản,... bởi chúng có thể khiến tình trạng dị ứng nặng hơn.
- Cho trẻ đeo bao tay hoặc nhắc nhở trẻ không được gãi các vết mẩn ngứa.
- Cho trẻ tắm rửa bằng nước ấm hoặc tắm bằng nước lá theo mẹo dân gian, thay quần áo sạch sẽ.
- Trẻ bị dị ứng thời tiết bôi thuốc gì? Thoa kem dưỡng da là cách xử lý các vết mẩn ngứa hiệu quả. Dùng loại kem dành cho da đang bị dị ứng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh các thành phần có thể gây kích thích lên vết mẩn đỏ.
- Lau khô hoàn toàn cơ thể trẻ sau khi tắm.
- Nếu trẻ có biểu hiện mệt mỏi, ho, sổ mũi kéo dài,... thì tốt nhất cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để cải thiện tình trạng.
Thoa kem dưỡng dành cho da nhạy cảm giúp làm giảm triệu chứng dị ứng
Trẻ bị dị ứng thời tiết tắm lá gì?
Các mẹo dân gian có nhiều quan niệm đã lỗi thời nhưng có không ít cách chữa bệnh hiệu quả đến nay vẫn có công hiệu. Ở trẻ bị dị ứng thời tiết nói riêng và dị ứng nói chung, tắm bằng một số loại lá dưới đây sẽ giúp giảm ngứa hiệu quả:
Lá trà xanh
Trà xanh là một nguyên liệu thiên nhiên được dân gian sử dụng để thay thế nước uống hằng ngày. Loại lá này có chứa các chất chống oxy hoá, kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Do đó, lá trà xanh tốt cả đường uống lẫn đường tắm ngoài da.
Để xử lý tình trạng trẻ bị dị ứng thời tiết, bạn có thể dùng loại lá này để diệt khuẩn, giảm ngứa, vệ sinh da bằng cách cho trẻ tắm. Mẹo làm như sau:
- Rửa sạch một nắm lá chè tươi, ngâm nước muối, vớt để ráo.
- Vò nát, đun cùng 2 lít nước trong 15 phút.
- Cho một chút muối để tăng hiệu quả sát khuẩn, không cho quá nhiều khiến các vết ngứa gãi của trẻ bị xót.
- Lau khô, cho trẻ mặc quần áo sạch sẽ.
Dùng lá trà xanh đun nước tắm cho trẻ bị dị ứng thời tiết
Lá khế
Trong các bài thuốc tắm dân gian cho trẻ, lá khế góp mặt vào rất nhiều công thức với hiệu quả đáng mong đợi. Trong lá khế có chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giải độc rất tốt nên thường được các mẹ, các bà tắm cho trẻ khi gặp các biểu hiện dị ứng và một số bệnh về da. Cách làm như sau:
- Dùng 100g lá khế tươi, rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút rồi để ráo.
- Vò nát lá khế, cho vào nồi đun sôi trong 15 phút cùng 2 lít nước.
- Dùng nước vừa đun, để bớt nóng, tắm cho trẻ và dùng bã lá chà nhẹ nhàng lên da. Tắm khoảng 10-15 phút thì lau khô người, mặc quần áo thoáng mát, kín tay chân.
Lá đơn đỏ
Ngoài trà xanh, lá kế, lá bàng non,... lá đơn đỏ cũng có tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt, giải độc,... Dùng lá đơn đỏ để sắc uống hoặc tắm trẻ cũng là mẹo làm giảm phát ban, mề đay, viêm da dị ứng. Cách làm như sau:
- Dùng làm nước uống: Rửa sạch lá, đun với 300ml nước đến khi cạn còn 1 chén thì cho trẻ uống.
- Dùng để nấu nước tắm: Dùng lá và thân cây rửa sạch, ngâm nước muối, vớt rồi đun sôi 10 phút, pha cùng nước lạnh cho ấm rồi tắm hoặc lau vùng da bị mề đay, mẩn ngứa.
Lá bàng non
Có thể bạn chưa biết, lá bàng non được dùng rất nhiều trong các mẹo chữa bệnh dân gian với tác dụng rất tốt. Lá bàng non có chứa các hợp chất phytosterol, flavonoid, tanin,… giúp kháng khuẩn và làm giảm triệu chứng của dị ứng. Nhiều người còn sử dụng loại lá này trong nhiều bài thuốc để chữa trị các căn bệnh ngoài da. Cách làm bạn có thể tham khảo:
- Dùng 6-7 lá bàng non, rửa sạch và ngâm với nước muối.
- Đun lá bàng cùng 2 lít nước, đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa sôi thêm 10 phút thì đổ ra chậu.
- Đợi nước ấm vừa thì tắm toàn thân cho trẻ.
Tắm bằng lá bàng non giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do dị ứng
Các dạng dị ứng khác thường gặp ở trẻ nhỏ
Ngoài việc trẻ bị dị ứng thời tiết, trẻ nhỏ với cơ địa mẫn cảm và hệ miễn dịch còn yếu sẽ rất dễ phản ứng lại với các tác nhân bên ngoài, mặc dù chúng không thực sự gây hại. Dưới đây là các loại dị ứng thường gặp ở trẻ:
Dị ứng với thuốc
Trường hợp trẻ bị dị ứng thuốc thường dị ứng với các loại thuốc như kháng sinh, paracetamol, thuốc gây tê, vitamin dạng tiêm, thuốc giãn cơ,... Dị ứng không phụ thuộc vào liều lượng nên dù dùng đúng liều thì cơ thể vẫn phản ứng. Nguyên nhân là do trong cơ thể có sẵn histamin, khi có chất được xem là “lạ” và cơ thể sẽ tạo nên các triệu chứng dị ứng gây tim đập nhanh, nhức đầu, tụt huyết áp, co thắt cơ trơn hệ tiêu hoá, co thắt phế quản gây nghẹt thở…
Viêm da tiếp xúc
Bệnh có biểu hiện nổi mẩn đỏ, gây ngứa do cơ địa dị ứng với hoá chất như xà phòng, mỹ phẩm, nước tẩy rửa,... Nếu cách ly với nguyên nhân gây phản ứng thì triệu chứng sẽ hết sau khoảng 2-4 tuần.
Dị ứng thực phẩm
Trẻ dễ bị dị ứng với các loại thực phẩm như đồ ngọt, cam quýt, các loại hạt, dị ứng đạm sữa bò và phổ biến nhất là trứng gà. Lý do trẻ bị dị ứng thức ăn là do trong các loại thực phẩm này có chứa protein “lạ”, khi hấp thu vào máu sẽ kích thích bạch cầu và tế bào mast giải phóng chất hoá học trung gian gây triệu chứng dị ứng như da nổi ban, ngứa mắt, ngứa mũi, chảy nước mũi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy,...
Trẻ nhỏ dễ bị dị ứng với chất đạm lạ từ trứng, sữa, bơ
Nổi mề đay do các chất kích ứng
Phản ứng dị ứng nổi mề đay gây ngứa, đỏ, có thể lan thành từng mảng lớn khắp toàn thân. Nguyên nhân do tiếp xúc với các chất hoặc thực phẩm gây dị ứng, thậm chí là lạnh, kèm theo các biểu hiện hô hấp như thở khò khè, ho,...
Viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng
Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm với sức khỏe nhưng lại dai dẳng và ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ. Các triệu chứng thường gặp như ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi… Trẻ bị viêm kết mạc sẽ ngứa vùng mắt, chảy nước mắt,... Các triệu chứng này thường xuất hiện theo mùa hoặc quanh năm.
Hen suyễn
Đây là tình trạng mạn tính với biểu hiện nặng ngực, thở khò khè, ho, khó thở,... Bệnh có các nguyên nhân khởi phát như hoạt động quá gắng sức, tiếp xúc với phấn hoa, bụi, thực phẩm,... Để chẩn đoán hen suyễn cần hỏi về tiền sử của gia đình, đánh giá chức năng đường thở và tìm ra dị nguyên.
Viêm da dị ứng (chàm thể tạng)
Tình trạng này rất dễ gặp ở trẻ nhỏ với biểu hiện là nổi mụn nước li ti tại các vùng da ở mặt, cánh tay hay khắp người gây ngứa rát, khi vỡ dễ gây nhiễm khuẩn. Bệnh cần can thiệp điều trị y tế bằng các thuốc chống viêm tại chỗ, bệnh có thể biến mất hoàn toàn nhưng cũng có khả năng tái lại.
Hình ảnh viêm da dị ứng ở trẻ
Cách phòng ngừa trẻ bị dị ứng thời tiết
Trẻ thường bị mắc dị ứng thời tiết vào những thời điểm nhạy cảm như giao mùa. Do đó ba mẹ cần chú ý bảo vệ sức khỏe cho trẻ với một số lưu ý sau:
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung vitamin, probiotic, các thực phẩm giàu khoáng chất,...
- Bổ sung các thực phẩm như hoa qua, rau,... và tránh những món dễ gây dị ứng như: tôm, cua,.....
- Hạn chế đưa bé ra ngoài, nếu cần ra ngoài cần che chắn cẩn thận với mũ, áo,... để tránh các tác nhân gây hại từ môi trường gây dị ứng thời tiết ở trẻ em.
- Cho bé vận động, hoạt động nhiều để nâng cao sức đề kháng của trẻ.
Trẻ bị dị ứng thời tiết là hiện tượng thường gặp do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện hay làn da mỏng manh nhạy cảm. Cha mẹ hãy làm theo những gợi ý trên, trẻ sẽ nhanh khỏe lại. Nếu có những biểu hiện dị ứng lan rộng và nặng hơn, bạn hãy nhanh chóng đứa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện để bác sĩ theo dõi và đưa ra hướng điều trị thích hợp.