Tại sao trẻ ho nhiều về đêm và sáng sớm?
Theo các chuyên gia, khi trẻ vận động vào ban ngày, các chất nhầy tiết ra dễ dàng hơn. Nhưng vào ban đêm chất nhầy sẽ ứ đọng lại ở cổ gây ho khiến tình trạng trẻ ho có đờm không sốt thường xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm.
Đặc biệt, tình trạng trở nên nguy hiểm hơn nếu bé bị ho sặc sụa, mặt tái đi nhưng không bị khó thở hay sốt. Rất có thể có dị vật bị kẹt ở đường hô hấp của trẻ.
Ngoài triệu chứng ho, trẻ nhỏ còn có biểu hiện cơ thể mệt mỏi, buồn nôn và nôn. Khi nôn xong, trẻ sẽ ngừng quấy khóc và có thể ngủ một mạch đến sáng. Do đó, các bậc phụ huynh không nên vội vàng cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh. Điều cha mẹ cần làm lúc này là thường xuyên quan sát biểu hiện của trẻ. Tìm hiểu kỹ nguyên nhân và nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ nếu tình trạng trầm trọng hơn.
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có thể là biểu hiện của bệnh hen suyễn. Tuy nhiên cũng có thể là cách mà cơ thể muốn đưa hết đờm và dịch nhầy ở họng ra ngoài.
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là do chất nhầy ứ đọng lại ở cổ
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có nguy hiểm không?
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào mức độ nặng của loại bệnh lý mà trẻ đang mắc. Thông thường, các triệu chứng này ở trẻ liên quan đến các bệnh về đường hô hấp.
Phụ huynh cũng không nên quá lo lắng khi trẻ ho kéo dài, không sốt về đêm nhưng vẫn chơi đùa, ăn ngủ bình thường vào ban ngày. Hãy liên tục theo dõi các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của con; để có phương pháp chăm sóc tốt hơn cho bé.
Tuy nhiên, nếu tình trạng này của trẻ ngày một nặng thêm; có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển của bé. Các phụ huynh cần theo dõi sát sao các triệu chứng của con khi trẻ ho có đờm không sốt để phát hiện ra điều bất thường và nhanh chóng đưa trẻ đi khám. Tránh tự ý cho con uống thuốc kháng sinh mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này có thể khiến việc điều trị cho trẻ trở nên khó khăn hơn dẫn đến tình trạng nhờn thuốc ở trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm và sáng
Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm và sáng chỉ là phản ứng tự nhiên để tống dịch nhầy ra khỏi cổ họng của trẻ, không liên quan tới các bệnh về nhiễm trùng đường hô hấp. Thông thường, tình trạng trẻ ho có đờm không sốt là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:
Trào ngược dạ dày thực quản
Nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm và sáng là do trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những tình trạng rối loạn tiêu hóa. Thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Khi thức ăn, chất lỏng cùng dịch vị, acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản.
Trào ngược dạ dày nếu kéo dài và diễn ra liên tiếp có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Biến chứng trẻ dễ gặp nhất khi bị trào ngược dạ dày đó là về đường hô hấp. Nguyên do là vì axit từ dạ dày trào lên thực quản khiến dây thanh ở cổ họng dày lên. Làm cho trẻ bị khàn giọng, khò khè, trẻ ho kéo dài nhưng không sốt.
Cùng với biến chứng về hô hấp. Trẻ còn biếng ăn, quấy khóc thường xuyên; trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt, ngủ không sâu giấc, trẻ bị nôn… Về lâu dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu máu và cơ thể hấp thu kém.
Viêm phế quản
Trẻ bị viêm phế quản là bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp nhỏ ở phía dưới phổi của trẻ nhỏ do virus hợp bào hô hấp gây ra. Khi vi khuẩn xâm nhập khiến đường hô hấp của trẻ bị viêm, sưng đỏ, tăng tiết dịch nhầy gây tắc nghẽn. Khiến trẻ bị sốt, thở khò khè, khó thở, ho có đờm, chảy nước mũi, nghẹt mũi.
Vào ban đêm, những triệu chứng có xu hướng tăng nhiều hơn. Đặc biệt tình trạng trẻ ho có đờm không sốt diễn tiến kéo dài hơn cả. Khiến nhiều cha mẹ lo lắng, sốt ruột. Các bậc phụ huynh cần theo dõi trẻ liên tục để xử lý kịp thời khi có triệu chứng nguy hiểm.
Viêm tắc thanh quản (viêm thanh quản cấp)
Viêm tắc thanh quản hay viêm thanh quản cấp là bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng niêm mạc thanh quản bị tổn thương. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ho kéo dài, không sốt.
Các biểu hiện ban đầu của bệnh viêm tắc thanh quản ở trẻ thường giống với cảm lạnh. Như ngạt mũi, chảy nước mũi. Tuy nhiên, dấu hiệu đặc biệt của viêm tắc thanh quản là tiếng ho khô khốc của trẻ vào ban đêm. Kèm theo ho, trẻ còn bị sốt nhẹ, giọng nói khàn, đau họng, khó thở nhẹ hoặc vừa, đau khi sau cơn ho.
Hen phế quản
Trẻ mắc hen phế quản cũng có tình trạng ho nhiều về đêm nhưng không sốt
Trẻ mắc hen phế quản cũng có tình trạng ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Đây là bệnh lý viêm mãn tính của phế quản thuộc hệ hô hấp. Thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi trong những đợt chuyển mùa hay do trẻ hít phải bụi, khó thuốc lá, lông động vật. Hoặc sau một đợt trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn hoặc virus. Có những trường hợp sau khi trẻ ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, tôm, cua… sẽ lên cơn hen suyễn.
Biểu hiện của những bé bị bệnh hen phế quản thường ho dai dẳng, thở khò khè nghe có tiếng rít khẽ. Ho càng nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
Ho gà
Ho gà là bệnh truyền nhiễm. Gây ra bởi vi khuẩn Bordetella pertussis xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ. Vi khuẩn này bám chặt vào lông mao ở đường hô hấp trên. Sau đó giải phóng độc tố làm đường thở sưng lên, bắt đầu tấn công hệ hô hấp.
Khi mắc bệnh ho gà, trẻ sẽ có những triệu chứng như ho dữ dội, không kìm hãm được. Sau đó là giai đoạn thở rít như tiếng gà gáy. Cuối cơn ho trẻ thường chảy nhiều đờm dãi trong suốt và nôn.
Cảm lạnh
Trẻ bị cảm lạnh cũng có triệu chứng ho nhiều về đêm và sáng
Cảm lạnh là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt trẻ sơ sinh có xu hướng bị cảm lạnh vì hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị virus tấn công.
Trẻ bị cảm lạnh cũng có những triệu chứng như đau họng; trẻ ho có đờm không sốt, thở khò khè, chảy nước mũi, hắt hơi liên tục, mệt mỏi, quấy khóc…
Trẻ mắc bệnh cảm lạnh vào những ngày thời tiết thay đổi, giao mùa. Có thể bị cảm lạnh nhiều lần trong một năm. Do đó, cha mẹ cần chú ý hơn đến sức khỏe của trẻ và có biện pháp phòng tránh bệnh trước cho trẻ.
Cách xử lý khi bé ho nhiều nhưng không sốt
Trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chất lượng giấc ngủ không được đảm bảo sẽ khiến cơ thể bị suy nhược. Muốn đẩy lùi tình trạng trẻ ho kéo dài, không sốt. Nhất là khi về đêm thì cha mẹ cần biết được chính xác nguyên nhân gây bệnh cho trẻ là gì. Từ đó mới có phương pháp điều trị đúng và hiệu quả.
Khi thấy bé nhà mình ho nhiều nhưng không sốt. Các bậc phụ huynh cũng đừng quá lo lắng nhé. Hãy theo dõi để có cách xử lý phù hợp. Dưới đây là một số cách chữa ho cho trẻ:
Dùng nước muối làm sạch mũi
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý giúp cải thiện tình trạng trẻ ho nhiều về đêm
Làm sạch dịch đờm tắc nghẽn trong mũi bằng nước muối sẽ giúp tình trạng ho khi ngủ của con giảm đi đáng kể. Đây là một trong những biện pháp được đánh giá cao về độ hiệu quả; cũng như tính an toàn cho trẻ nhỏ nên được nhiều mẹ áp dụng để cải thiện tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt.
Nước muối sinh lý - NaCl 0,9% là dung dịch đẳng trương có nồng độ thẩm thấu bằng với nồng độ thẩm thấu của tế bào, gần bằng dịch cơ thể con người. Nên có thể dùng để khử trùng và sát khuẩn mũi cho trẻ nhỏ. Mà không gây bất kỳ khó chịu hay tác dụng phụ nào khi thực hiện rửa mũi hàng ngày lâu dài.
Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý đúng cách cho trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh như sau:
- Cho trẻ nằm nghiêng trên giường; lót khăn dưới đầu trẻ; một tay giữ nhẹ đầu trẻ; tay còn lại đặt lọ nước muối vào mũi trẻ. Bơm nhanh nhưng không quá mạnh, nước muối sẽ vào mũi và chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dùng khăn mềm lau sạch nước còn đọng trên mũi, miệng của trẻ và thực hiện tiếp tục ở bên còn lại.
- Mẹ nên lựa chọn chai nước muối sinh lý dung tích khoảng 10ml, loại nhỏ có đầu bo tròn. Không dùng loại chai có đầu vát nhọn hoặc dùng xi lanh vì có thể gây trầy xước niêm mạc mũi.
- Nếu tình trạng không giảm sau 2 - 3 ngày. Hoặc nước mũi của trẻ đặc, rửa mũi với nước muối sinh lý kém hiệu quả thì cha mẹ nên thay thế bằng muối ưu trương Nebial 3%.
Có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh nước muối sinh lý sẽ rửa sạch bụi bẩn cũng như vi khuẩn ở các ngóc ngách trong lỗ mũi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng nước muối cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh để rửa mũi, rửa mắt hàng ngày. Nước muối sinh lý chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cụ thể, việc làm dụng sẽ gây nhiều tác hại cho trẻ mà cha mẹ chưa lường hết được.
Chữa ho bằng thảo dược tự nhiên
Chữa ho bằng thảo dược tự nhiên là một cách xử lý khi bé ho nhiều nhưng không sốt
Để điều trị tình trạng trẻ ho kéo dài, không sốt hiệu quả. Các mẹ không nên quá lạm dụng thuốc kháng sinh. Cha mẹ có thể áp dụng các bài thuốc trị ho bằng thảo dược tự nhiên vừa làm giảm các triệu chứng mà còn khá an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Một số cách chữa ho cho bé bằng các thảo dược tự nhiên như:
- Trị ho bằng lá hẹ
- Quất (tắc) hấp đường phèn
- Trị ho bằng mật ong và lá húng chanh
- Chữa ho bằng gừng
- Hoa hồng trắng trị ho
- Kha tử trị ho
Các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng rất tốt trong việc giảm ho, kháng viêm, long đờm. Vừa hiệu quả lại vừa đảm bảo an toàn. Các bài thuốc có chứa tinh dầu gừng giúp làm ấm họng cho bé giảm ho. Sẽ phù hợp cho những trẻ có triệu chứng nôn trớ khi ho mà không bị sốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia Đông y khuyến cáo không nên làm dụng liều lượng đã quy định. Sai lầm này có thể kéo theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe của trẻ. Đồng thời, phụ huynh nên kiên trì khi chữa ho cho trẻ bằng thảo dược tự nhiên, không nên bỏ dở quá trình điều trị.
Ngoài ra, mẹ cũng nên dùng nước muối sinh lý hàng ngày để vệ sinh sạch mũi của trẻ.
Xoa dầu vào gan bàn chân
Trong một số trường hợp, trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt là do nhiễm lạnh. Điều điều trị, y học dân gian có một cách đơn giản là xoa dầu nóng vào lòng bàn chân giúp làm ấm vùng bàn chân từ đó giảm triệu chứng ho. Phương pháp này thường được áp dụng để chữa chứng ho do lạnh xảy ra vào mùa động rất hiệu quả.
Tuy nhiên, chữa ho bằng cách xoa dầu vào gan bàn chân chỉ có tác dụng đối với chứng ho do nhiễm lạnh. Còn đối với các trường hợp ho do bệnh lý như viêm phổi, ho lao… thì không nên sử dụng cách này và không lạm dụng biện pháp này đối với trẻ em.
Bên cạnh đó cũng cần lưu ý khi sử dụng dầu phải dùng loại dầu thoa giảm đau dành riêng. Đồng thời cũng nên đi tất và đắp chăn kỹ cho trẻ khi thời tiết lạnh để giúp tăng cường lưu thông khí huyết.
Khi trẻ ho nhiều, có hiện tượng sốt cần cho trẻ đi khám bác sĩ cẩn thận. Không tùy tiện dùng thuốc cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Dùng siro trị ho
Siro trị ho giúp ức chế cơn ho cho trẻ hiệu quả
Một số loại siro trị ho và viêm họng có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên được cho an toàn cho trẻ. Chúng có tác dụng làm giảm, loãng đờm và ức chế cơn ho cho trẻ nhỏ.
Sử dụng siro ho không giúp điều trị được dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Nhưng lại giúp giảm bớt cơn ho, giảm tình trạng cổ họng đau rát, khó chịu; tránh trẻ nôn ói khi ăn và đảm bảo giấc ngủ của trẻ.
Do vậy, các mẹ có thể chọn mua loại siro phù hợp với sức khỏe, độ tuổi cũng như tình trạng bệnh của trẻ. Để giúp con giảm triệu chứng ho nhiều về đêm nhưng không sốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ sử dụng quá liều ghi trong hướng dẫn sử dụng. Khi bé sử dụng siro ho quá liều lượng, không đúng cách sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Trẻ dưới 2 tuổi có thể bị co giật, nguy hiểm đến tính mạng.
Vì vậy, khi sử dụng siro ho cho bé, các mẹ tuyệt đối phải tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ về liều dùng, thời gian dùng và để xa tầm tay của bé.
Không nên cho trẻ ăn sát giờ đi ngủ
Nếu trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày dẫn đến tình trạng ho kéo dài, không sốt; thì cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn sát với giờ đi ngủ. Khi mẹ cho trẻ ăn sữa, bột, hoa quả hay cơm, cháo.... sát giờ đi ngủ thì thức ăn đều không kịp tiêu hóa. Đồng thời cùng với lượng dịch vị tiết ra trong giấc ngủ sẽ gây chướng bụng; trào ngược lên thực quản, tràn vào thanh quản sẽ làm cho bé bị ho, gây nôn trớ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể gây viêm thực quản dẫn đến cơn ho kéo dài. Nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Do đó, thời gian cho trẻ ăn nhẹ phù hợp là trước khi đi ngủ khoảng 1 - 2 tiếng sau bữa ăn tối để phòng ngừa và giảm ho cho trẻ vào ban đêm.
Cha mẹ cần chăm sóc bé bị ho kéo dài nhưng không sốt như thế nào?
Khi trẻ ho kéo dài, không sốt về đêm và sáng. Cha mẹ cần có cách chăm sóc bé khoa học, hợp lý để giảm nhanh các cơn ho cho trẻ. Một số lưu ý dành cho cha mẹ như sau:
Chế độ ăn uống:
Khi trẻ bị ho, thực đơn ăn uống hàng ngày nên chuyển sang những loại thức ăn loãng, dễ tiêu như cháo, sữa, súp… và nhắc trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Đồng thời, các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như tôm, cua, cá… sẽ làm trẻ ho nhiều hơn do đó mẹ nên tránh cho trẻ ăn.
Chế độ sinh hoạt:
- Không nên cho trẻ ra ngoài nhiều khi trẻ ho nhiều. Cần đeo khẩu trang cho trẻ nếu cần thiết phải ra ngoài.
- Tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi sẽ làm tình trạng ho ở trẻ tồi tệ thêm.
- Để ngăn đờm nhầy chảy xuống cổ họng gây ho thì khi ngủ, phụ huynh nên kê cao gối cho trẻ. Để đầu và vai đều phải cao hơn thân giúp bé dễ thở hơn, giảm cơn ho.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ khi ngủ. Không được để cổ, bụng và gan bàn chân hở sẽ khiến trẻ bị nhiễm lạnh và ho nhiều hơn.
- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh cho trẻ khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
Với trường hợp trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt kéo dài hơn 1 tuần kèm theo triệu chứng sổ mũi, khó thở, đau họng. Thì cha mẹ cần phải cho trẻ đi khám ngay.
Những sai lầm thường gặp của cha mẹ khi bé ho nhiều mà không sốt
Tự ý dùng kháng sinh để chữa ho cho trẻ là một trong những sai lầm thường gặp của nhiều bậc phụ huynh
Khi trẻ bị ho, nhiều ông bố bà mẹ vì quá lo lắng, sốt ruột mà dễ dàng gặp phải những sai lầm không đáng có trong quá trình chăm sóc, điều trị bệnh cho con. Một số sai lầm được các chuyên gia liệt kê như sau:
- Lạm dụng, tự ý dùng kháng sinh, siro cho trẻ uống mà không có chỉ định từ bác sĩ. Việc này sẽ khiến trẻ bị nhờn thuốc, thời gian điều trị kéo dài. Bệnh tiến triển nặng hơn, khó điều trị.
- Tình trạng trẻ ho có đờm không sốt không phải là bệnh mà là triệu chứng, dấu hiệu của một số bệnh đường hô hấp.
- Cha mẹ không cần lo lắng nếu ban ngày trẻ vẫn ăn ngủ; chơi đùa bình thường, không quấy khóc. Lúc này, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng và chăm sóc bé tốt hơn.
Bé bị ho nhiều đờm kéo dài nhưng không sốt khi nào cần đến gặp bác sĩ
Có rất nhiều bậc phụ huynh chủ quan với tình trạng trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt; không theo dõi, không có sự can thiệp kịp thời khiến bệnh ngày càng tiến triển nặng. Đặc biệt, nhiều trường hợp còn đi kèm theo các triệu chứng đặc biệt dưới đây. Cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để con được thăm khám. Tìm rõ nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp chữa trị kịp thời:
- Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, ốm yếu
- Trẻ buồn nôn, nôn ói nhiều lần trong ngày và kéo dài
- Trẻ ho khạc đờm thấy có máu
- Trẻ cảm thấy khó khăn khi nuốt thức ăn như có dị vật trong cổ họng
- Trẻ cảm thấy khó thở, thở khò khè và thấy ngực đau tức, khó chịu
- Môi và móng tay của trẻ tím tái
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ ho nhiều về đêm nhưng không sốt. Cha mẹ cần theo dõi cẩn thận để xác định tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu có những biểu hiện khác đi kèm thì cần đưa trẻ đi khám kịp thời để tránh những biến chứng khó lường. Để được tư vấn thêm, quý khách vui lòng liên hệ số hotline 1900 1806 để được hỗ trợ nhanh nhất.