Trẻ không chịu bú bình: Nguyên nhân & Cách xử trí

Triệu Thị Kim Anh

28-01-2021

goole news
16

Trẻ không chịu bú bình là điều khiến nhiều mẹ phải lo lắng, bởi khi xa mẹ bé vẫn cần phải được ăn no bụng. Vậy tình trạng này xuất phát từ nguyên nhân nào và cách khắc phục ra sao? Bài viết ngay sau đây của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông sẽ có lời giải đáp hữu ích cho bạn.

Vì sao bé không bú bình?

Sau khi sinh, sữa mẹ được xem là nguồn thức ăn chính của các bé. Khi lớn hơn một chút, mẹ phải đi làm và trẻ cũng cần bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng nên sữa công thức chắc chắn sẽ là trợ thủ đắc lực giúp con bạn cao lớn, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên trên thực tế có khá nhiều trẻ không chịu bú bình khiến mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này như bé không thích uống sữa ngoài, bé không thích núm vú của bình bú hay do mọc răng,....

Bé không chịu bú bình do không thích uống sữa ngoài

Thông thường, nhiệt độ sữa bình sẽ khác với sữa mẹ nên khiến bé yêu chưa quen. Một số trẻ thích sữa ấm, một số khác lại thích sữa ở nhiệt độ phòng. Do vậy, mẹ hãy thay đổi nhiệt độ sữa để xem bé có chịu bú bình không nhé!

Bé không chịu bú bình có thể do không thích loại sữa công thức mà mẹ chọn
Bé không chịu bú bình có thể do không thích loại sữa công thức mà mẹ chọn

Ngoài ra, cũng có bé đã quen với vị sữa mẹ nên không thích chuyển sang một dòng sữa mới. Hoặc đôi khi sữa của bé cũng có vấn đề như hết hạn, nhiễm mùi…khiến bé không chịu bú bình. Tốt nhất, bạn nên uống thử một chút để kiểm tra chất lượng sữa trước khi cho trẻ bú nhé!

Núm vú của bình bú không phù hợp với trẻ

Núm vú của bình bú không phù hợp với trẻ cũng là nguyên nhân mẹ nên xem xét khi bé không chịu bú bình. Mặc dù còn nhỏ nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được núm bình bú to hơn, nhỏ hơn hoặc cứng hơn so với đầu ti mềm mại, dễ chịu của mẹ.

Nếu núm vú của bình bú có lỗ nhỏ, sữa ra rất nhỏ giọt cũng khiến bé khó chịu do bú được ít. Lâu ngày, bé sẽ có cảm giác chán nản và ghét bú bình. Lúc này, các mẹ hãy thử chọn bình sữa núm vú có lỗ to hơn để giúp bé bú hoặc đơn giản là dùng kim tiệt trùng để đâm cho lỗ núm vú rộng hơn một chút.

Trẻ mọc răng nên không chịu chú bình

Mọc răng được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ không chịu bú bình. Bởi trong thời kỳ mọc răng, bé bị đau, khó chịu và có thói quen cắn chặt răng vào núm vú của bình sữa, chứ nhất quyết không chịu mút sữa.

Trẻ bỏ bú bình có thể là do đang mọc răng
Trẻ bỏ bú bình có thể là do đang mọc răng

Nhìn chung, tất cả các nguyên nhân khiến trẻ không chịu bú bình trên đều có thể khắc phục dễ dàng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần có sự khéo léo và kiên trì.

Cách tập bú bình cho bé đơn giản, hiệu quả

Căn cứ vào những nguyên nhân kể trên, các bậc phụ huynh đối chiếu với em bé nhà mình để tìm biện pháp khắc phục sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể hãy tham khảo những giải pháp khi bé không chịu bú bình sau đây:

Chọn sữa công thức có hương vị giống với sữa mẹ

Khi phải dùng tới sữa công thức cho bé, các mẹ nên tìm xem sữa nào giống sữa mẹ nhất về thành phần cũng như hương vị. Điều này sẽ giúp bé dễ làm quen với sữa công thức hơn và kích thích khả năng bú bình ở trẻ.

Cho bé tập bú bình khi bé đang trong cơn đói

Bé không chịu bú bình phải làm sao? Theo kinh nghiệm của nhiều người, khi bé đang trong cơn đói và đòi bú, bạn hãy khoan cho bé bú. Thay vào đó, hãy đợi thêm một khoảng thời gian ngắn nữa để bé thực sự có cảm giác thèm sữa Lúc này, hãy thử đưa bình sữa vào miệng bé và chắc chắn bé sẽ dễ dàng ngậm bình để bú hơn so với lúc bình thường.

Tập bú bình cho bé khi đi dạo

Một trong những kinh nghiệm giúp khắc phục tình trạng trẻ không chịu bú bình đó là cho bé tập bú khi đi dạo. Đôi khi chính vì những khung cảnh quen thuộc xung quanh nên bé không cảm thấy hứng thú khi bú sữa.Do vậy việc cho bé tập bú bình khi đi dạo sẽ là một cách hay giúp bé thấy thoải mái hơn, từ đó việc ăn uống dễ dàng hơn.

Khi bé không chịu bú bình, bạn nên thay đổi không gian cho bé bú
Khi bé không chịu bú bình, bạn nên thay đổi không gian cho bé bú

Để thực hiện cách trên, mẹ cần dùng một chiếc địu trẻ sơ sinh hoặc xe đẩy để cho bé ngồi thẳng, mặt hướng về phía trước. Khi em bé đã bình tĩnh, thoải mái thì hãy đặt chiếc bình sữa vào trong miệng bé. Chú ý dùng tay vỗ nhẹ ở bụng và hông, giống như đang “nịnh” bé để bé ngoan ngoãn bú sữa.

Chắc chắn không khí trong lành, mát mẻ sẽ khiến em bé có tâm trạng ăn uống hơn. Trong trường hợp trẻ khóc lóc, bạn hãy kiên nhẫn đợi một lát nữa và thử lại. Trong khoảng thời gian đó hãy trò chuyện và tiếp tục đi dạo với con yêu để khôi phục tâm trạng tốt cho bé.

Tập cho trẻ bú bình khi bé đang buồn ngủ

Thông thường các bà mẹ sẽ cho con bú trước khi đi ngủ. Điều này sẽ giúp bé dễ ngủ, ngủ ngon hơn và bố mẹ cũng có nhiều thời gian để ngủ hơn. Bên cạnh đó, trước khi đi ngủ, con cũng đang khá mệt nên thường sẽ bú bình chịu bú bình trong vô thức.

Để áp dụng cách trên, bạn hãy cho em bú mẹ như bình thường. Tiếp theo, khi con ngừng lại một chút, thì bạn nhanh chóng đặt bình sữa vào miệng bé thay cho đầu ti của mẹ.

Lựa chọn núm vú giả và loại bình bú phù hợp cho bé

Các mẹ nên chọn núm vú bình sữa giống với đầu ti và quầng vú của mình. Các chuyên gia khuyên bạn hãy sử dụng núm vú cao su có độ rộng đồng thời tranh loại núm vú quá ngắn hay hẹp khiến bé khó mút.

Tốc độ chảy sữa của núm vú phù hợp nhất là 1-2 giọt/giây. Để kiểm tra điều này, bạn nên dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt. Dòng chảy sữa nếu quá nhanh khiến bé sợ, ngược lại dòng chảy chậm lại khiến bé bực bội vì phải chờ lâu.

Bạn nên lựa chọn núm vú của bình sữa sao cho phù hợp với bé
Bạn nên lựa chọn núm vú của bình sữa sao cho phù hợp với bé

Nếu bé tỏ ra không hài lòng với núm vú này thì các mẹ nên kiên nhẫn đổi sang loại khác. Ngoài ra, hãy làm ấm núm vú trong bát nước ấm trước khi cho bé bú hoặc làm mát núm vú trong trường hợp bé đang mọc răng.

Cách nhận biết bé đã bú đủ

Với những trẻ không chịu bú bình cha mẹ thường lo lắng không biết trẻ đã ăn đủ nhu cầu mỗi ngày chưa. Để biết được trẻ liệu đã được đủ dinh dưỡng chưa hãy theo dõi sự phát triển của bé bằng các dấu hiệu sau đây:

  • Chậm  tăng cân, chậm tăng chiều cao hoặc ít tăng, nếu sau  2 - 3 tuần mà cân nặng của bé không tăng theo tiêu chuẩn phát triển tức là việc cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho bé chưa đủ nhu cầu của bé.
  • Bé đi tiểu ít, lúc này lượng nước đi vào cơ thể hàng ngày chủ yếu dựa vào nguồn sữa. Nếu trẻ bú sữa quá ít  thì lượng nước tiểu cũng giảm theo. Nước tiểu sẽ có màu vàng thay vì nước trong như bình thường.

Khi làm quen với bú bình, mỗi đứa trẻ đều cần có thời gian để làm quen và tiếp nhận, hãy để cho bé có thời gian tập bú bình. Tuy nhiên, không nên cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi vì sẽ dễ nhầm lẫn giữa việc ti bình và ti mẹ, một số bé bỏ bú mẹ. 

Phụ huynh không nên cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi
Phụ huynh không nên cho bé bú bình trước 2 tháng tuổi

Cho dù bé bú ít nhưng vẫn lên cân và khỏe mạnh bình thường thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Nếu bé không lên cân, quấy khóc  nhiều thì cần đi khám dinh dưỡng cho bé để được tư vấn cụ thể hơn. 

Khoa Nhi Phương Đông là một trong những chuyên khoa mũi nhọn, được đầu tư về mọi mặt, đáp ứng điều kiện chăm sóc tốt nhất cho trẻ. Trực tiếp thăm khám cho các bé là đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm từ các bệnh viện nhi đầu ngành.

Hỗ trợ đắc lực cho quá trình khám chữa bệnh là hệ thống trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, trẻ cần chế độ chăm sóc đặc biệt. Cùng với đó là hệ thống phòng nội trú với tiện nghi tiêu chuẩn khách sạn, không gian thoáng đãng, chan hòa ánh sáng, tách biệt hoàn toàn với khu khám bệnh, đảm bảo không lây nhiễm chéo.

Với lợi thế cả về chuyên môn lẫn cơ sở vật chất, Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tự tin sẽ là địa chỉ uy tín, hàng đầu trong khám chữa bệnh để các bậc phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.

Bé không chịu bú bình là vấn đề thường gặp nhưng cũng không quá nghiêm trọng. Do vậy, thay vì phàn nàn, lo lắng, các mẹ nên bình tính tìm hiểu kỹ nguyên nhân và áp dụng biện pháp trên đây để giúp bé yêu chóng thích thú với việc bú bình nhé!

BỆNH VIỆN ĐA KHOA PHƯƠNG ĐÔNG

Địa chỉ: Số 9, Phố Viên, Cổ Nhuế 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Tổng đài tư vấn: 19001806
Website: https://benhvienphuongdong.vn

 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

5,854

Bài viết hữu ích?

Đăng ký tư vấn

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

19001806 Đặt lịch khám