Trẻ ngủ ngáy là hiện tượng trẻ phát ra âm thanh khi ngủ, điều này có thể dẫn đến nguy cơ rối loạn thở khi ngủ, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển về tinh thần, thể chất lẫn trí tuệ của bé.
Khi không khí không thể lưu thông tự do qua đường thở ở phía sau cổ họng. Đặc biệt khi trẻ hít vào hoặc thở ra, mô xung quanh đường thở tạo ra tiếng ồn có thể nghe được. Nhiều yếu tố có thể góp phần tạo ra tắc nghẽn đường thở và khiến một người ngủ ngáy. Ở trẻ em, các nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ ngáy khi ngủ gồm:
Béo phì: Trẻ em bị béo phì có nhiều khả năng bị ngủ ngáy hơn. Béo phì có thể làm thu hẹp đường thở, làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ngưng thở khi ngủ bao gồm chứng ngáy to.
Nhiễm trùng đường hô hấp trên: Cảm cúm, cảm lạnh là những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng trẻ ngủ ngáy. Khi mũi của trẻ bị nghẹt, buộc con phải thở bằng miệng, điều này làm tăng khả năng khiến bé ngủ ngáy.
Dị ứng theo mùa: Cỏ, bụi, các chất gây dị ứng khác, phấn hoa có thể làm cho các mô trong họng và mũi của con bạn bị viêm, gây tắc nghẽn và từ đó dẫn đến tình trạng ngáy khi ngủ.
Amidan sưng to: Khi amidan sưng to sẽ làm chặn khả năng lưu thông của không khí bên trong và làm cho trẻ bị ngủ ngáy.
Hen phế quản: Việc hít thở của bé gặp nhiều khó khăn khi bị hen phế quản, không chỉ gây cản trở đến giấc ngủ mà con gây nên tình trạng ngáy ngủ.
Amidan sưng to là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy
Ngủ ngáy chia thành 2 loại: ngủ ngáy bệnh lý và ngủ ngáy sinh lý.
Ngủ ngáy sinh lý: Là tình trạng bình thường không đáng lo của trẻ, nguyên nhân thường do trẻ mới sinh có nhiều gỉ mũi và đường thở, khoang mũi còn nhỏ, hẹp dẫn đến sự ma sát không khí gây ra ngủ ngáy. Hiện tượng ngủ ngáy sẽ mất đi khi trẻ càng lớn.
Ngủ ngáy bệnh lý: Trường hợp trẻ từ 3-10 tuổi vẫn xuất hiện tình trạng ngủ ngáy, tiếng ngáy to, vang, và kéo dài suốt thời gian ngủ hoặc xảy ra tình trạng ngưng thở khi ngủ thì được coi là ngủ ngáy bệnh lý.
Ngủ ngáy sinh lý là tình trạn bình thường ở trẻ
Ngủ ngáy không những gây khó chịu cho bản thân bé mà còn gây ảnh hưởng đến người xung quanh khi đang ngủ cùng. Dưới đây là một số nguy hiểm nếu trẻ có tình trạng ngủ ngáy kéo dài:
Cản trở sự phát triển trí não có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị ngừng thở và tử vong khi ngủ: Trẻ có nguy cơ bị ngừng thở khi ngủ do các niêm mạc, phần mềm của cuống họng làm nghẹt khí quản, não và hai lá phổi bị thiếu dưỡng khí. Điều này gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và ngủ hay bị ngắt quãng. Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến trẻ không tập trung, cơ thể mệt mỏi lâu ngày sẽ suy giảm trí nhớ.
Tăng trưởng: Giảm sản xuất hormone tăng trưởng, dẫn đến trẻ tăng trưởng chậm.
Bệnh lý tim mạch: Tăng nguy cơ mắc bệnh lý ở phổi, rối loạn tim mạch và bệnh tăng huyết áp...
Ngoài ra, trẻ bị ngủ ngáy khó tập trung học hành do thường xuyên bị thức giấc giữa đêm. Từ đó hệ tim mạch của trẻ dế bị tổn thương sau một thời gian dài.
Trẻ ngủ ngáy gây cản trở tới sự phát triển của trí não
Khi các cha mẹ thấy trẻ ngủ ngáy mà có những biểu hiện dưới đây cần cho con đến gặp các bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể:
- Thở hổn hển, ngáy to và thường xuyên, thở và hít ra rất mạnh
- Trẻ hay bị đái dầm không biết nguyên nhân
- Tâm trạng trẻ bất ổn, dễ cáu gắt, kích động, kết quả học tập giảm sút
- Cho trẻ tập thể dục thường xuyên, vừa tăng oxy cho não vừa để giảm cân nặng hiệu quả
- Chữa trị dứt điểm viêm amidan, VA, viêm mũi dị ứng và các bệnh lý viêm đường hô hấp ở trẻ.
- Cho trẻ nằm nghiêng, kê gối cao đầu khi ngủ để con dễ thở hơn
- Cho con đến ngay bệnh viện y tế để bác sĩ khám và tìm ra nguyên nhân từ đó có phương án xử lý tốt nhất
Như vậy, khi thấy trẻ có hiện tượng ngủ ngáy, cha mẹ không nên chủ quan. Hãy theo dõi các dấu hiệu như sổ mũi, thở khò khè, giọng khàn,… khi có các triệu chứng này hãy đưa trẻ đến ngay chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Đa khoa Phương Đông để được thăm khám định kỳ và điều trị hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng gọi ngay số điện thoại 1900 1806.